Phục hình răng là thuật ngữ chuyên ngành để chỉ điều trị nhằm phục hồi một hay nhiều răng đã mất (hoặc bị sâu nhiều hay vỡ lớn, không thể sửa chữa bằng cách trám răng), đem lại thẩm mỹ và chức năng cho bệnh nhân.
Nha Khoa Tân Hoàn Mỹ cung cấp hai dạng phục hình răng:
• Phục hình cố định
• Phục hình tháo lắp

Phục hình cố định:
altCác răng phục hồi được tựa lên thân răng hoặc chân răng thật còn lại và gắn cố định trong miệng. Phương pháp phục hình này đem lại sự thoải mái và tự tin cho người sử dụng. Phục hình cố định có thể là từng đơn vị riêng lẻ (gọi là mão răng) hay nhiều đơn vị liên kết để mang các răng mất (gọi là cầu răng).
Mão răng dùng để bao bọc hoàn toàn xung quanh răng bị mất chất nhằm bảo vệ, tái tạo hoặc cải thiện màu sắc của thân răng.
Để thay thế cho một hay nhiều răng mất, cầu răng là một hình thức điều trị có thể được chỉ định. Khi đó các răng thật ở hai đầu răng mất sẽ được dùng làm trụ để mang răng mất.
Để thực hiện một mão hay cầu răng, Bác sĩ phải mài phần thân răng nhỏ lại để tạo chỗ cho phục hình.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà Bác sĩ sẽ giữ cho thân răng sống (còn tủy) hay phải tái tạo thân răng bằng một chốt đặt trong ống tủy hay một thân răng giả đúc khác.
Vật liệu dùng trong phục hồi cố định có thể là:
- Kim loại (Ni-Crôm, Titan, Au…)
- Sứ - kim loại : sứ được đắp trên một sườn kim loại
- Toàn sứ
Phục hình tháo lắp:
altCũng là một hình thức điều trị nhằm thay thế cho các răng bị mất nhưng không gắn cố định mà được tháo ra, lắp vào. Lúc đó các răng giả sẽ tựa lên các răng thật (thông qua hệ thống móc) và cả lên mô xương hàm (thông qua nền hàm).
Các răng bị mất có thể từng phần (phục hình bán hàm) hay toàn bộ (phục hình toàn hàm).
Vật liệu dùng cho phục hình tháo lắp có thể hoàn toàn là nhựa Acrylic (phục hình nền nhựa) hay kết hợp với một khung bằng kim loại (phục hình khung bộ).

altPhục hình tháo lắp thông qua phần nướu giả có thể nâng đỡ cơ mặt đem đến vẽ thẩm mỹ nhất là ở các răng phía trước, dễ thực hiện, dễ vệ sinh, chi phí thấp. Tuy nhiên với đặc tính tháo lắp và tương đối cồng kềnh nên không đem đến cho người sử dụng sự thoải mái, tiện nghi và đòi hỏi thời gian để thích nghi với phục hình. Thêm vào đó, các móc lộ ra khi cười cũng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Hàm liên kết (ATTACHMENT):
Là sự phối hợp của phục hình tháo lắp và cố định, nối với nhau bởi các phần dương và âm. Nhờ vậy, khung liên kết sẽ vững ổn hơn, chống lại sự xoay khi ăn nhai, và không cần phải sử dụng móc. Loại phục hình này được chỉ định cho một số trường hợp cần thẩm mỹ cao, và trong một số kiểu mất răng điển hình.
Phục hình răng sứ:
Một phục hình tốt trong miệng phải đạt được các mục tiêu: thẩm mỹ chức năng và tương hợp sinh học tốt với môi trường miệng.
Hai loại vật liệu thường được kết hợp để cùng lúc thỏa mãn được hai yêu cầu trên là : kim loại (làm sườn bên trong tạo độ vững chắc) và sứ (phủ bên ngoài tạo độ thẩm mỹ).

Kim loại để làm sườn cho sứ có thể là Ni-Crôm (kim loại thường), Titan, Au (quý kim)...
Tuy nhiên không phải kim loại nào cũng tương hợp tốt với nướu và đạt những yêu cầu cao về thẩm mỹ của sứ (như độ chiết quang, độ phản quang...). Phục hình toàn sứ đã đáp ứng những yêu cầu trên. Cercon là tên thương mại của một loại phục hình toàn sứ có sườn bằng hợp chất mà thành phần chủ yếu là ZrO2, là sản phẩm mới nhất của tập đoàn sản xuất nha khoa Dentsply.
Điều gì sẽ xảy ra khi tôi làm mão và cầu răng?
Khi đến khám và tư vấn điều trị tại  Nha Khoa Tân Hoàn Mỹ, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng hiện hữu của phần thân răng còn lại mà quyết định cách thực hiện phục hình. Tùy vào tình trạng mất chất của răng, bác sĩ có thể sẽ sửa soạn trực tiếp cùi răng, hoặc đặt chốt (vào trong chân răng) rồi tái tạo phần thân răng hay sẽ thực hiện một thân răng giả khác (cùi giả), sau đó tiến hành lấy dấu cùi răng và chuyển mẫu cho kỹ thuật viên thực hiện phần phục hình. Trong thời gian chờ đợi phục hình sau cùng, một phục hình tạm sẽ được gắn để bảo vệ cùi răng và bảo đảm chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Phục hình chính thức sẽ được gắn hoàn tất sau khi điều chỉnh khớp cắn trên miệng bệnh nhân.
altKhi làm một cầu răng, bạn có thể sẽ được mài hai hay nhiều răng trụ tùy theo số lượng và chiều dài khoảng mất răng. Tại Nha Khoa Tân Hoàn Mỹ, việc thực hiện phục hình với cầu răng luôn được các bác sĩ cân nhắc, đảm bảo sức khỏe cho mô nha chu, cố gắng bảo tồn sự sống cho tủy của các răng trụ.






Lời khuyên sau khi gắn răng sứ và gắn răng sứ trên Implant:

  1. Không ăn nhai trong khoảng 60 phút sau khi gắn răng sứ.
  2. Ngay khi gắn răng sứ: bệnh nhân có cảm giác hơi ê buốt ở răng trụ. Vùng nướu của răng trụ hơi đau nhẹ, có cảm giác nướu bị cấn (nướu bị chèn ép). Những cảm giác này sẽ giảm từ từ.
  3. Trong trường hợp gắn cầu răng: bệnh nhân cón có cảm giác thiếu hổng phía trong và dư phía ngoài ở nơi nhịp cầu (nơi răng bị mất được thay thế).
  4. Hai ngày đầu ăn thức ăn mềm. Nhai chậm, nhẹ nhàng. (Đối với răng trên implant, ăn thức ăn mềm trong 6 tuần sau khi gắn răng).
  5. Những ngày sau ăn nhai bình thường, tuy nhiên cần tránh những thức ăn quá cứng có thể làm bể răng sứ.     
  6. Nếu có cảm giác cộm, vướng khi cắn 2 hàm lại với nhau hay khi trượt hàm dưới sang phải hay trái, vui lòng trở lại phòng khám để điều chỉnh, không nên để nhai thử, vì khi có điểm cộm, vướng rất dễ gây bể răng sứ.
  7. Chải răng bình thường không nên tránh chải nơi răng sứ.
  8. Tái khám, cạo vôi răng mỗi 6 tháng để bảo vệ răng sứ và sức khỏe toàn bộ hệ thống răng  miệng. 


Lời khuyên sau khi gắn răng giả tháo lắp:
 Hàm giả tháo lắp có vẻ cồng kềnh, vướng víu trong những ngày đầu. Cần một thời gian để hệ thống môi, má, lưỡi quen với hàm giả mới.

  1. Cần tập phát âm bằng cách đọc to giọng.
  2. Nước bọt tiết nhiều hơn trong vài ngày đầu.
  3. Tập ăn với thức ăn mềm, nhai từng phần nhỏ, nhai chậm, nhẹ nhàng. Tránh thức ăn cứng ít nhất trong 8 ngày đầu.
  4. Sau mỗi bữa ăn, nên tháo hàm giả ra và chải rửa. Dùng xà phòng để chải hàm giả,
  5. Không dùng kem đánh răng chải hàm giả vì sẽ làm mòn hàm giả.
  6. Nên chải hàm giả trên một chậu nước đầy, vì nếu đánh rơi hàm cũng không bị gãy.
  7. Hàm giả mới có thể gây đau, không được tự ý sữa chữa, phải mang hàm ít nhất một
  8. Ngày trước khi đến phòng mạch để bác sĩ có thể mài sửa đúng.
  9. Ban đêm, nên tháo hàm ra, ngâm hàm trong ly nước sạch (ly có nắp đậy).
  10. Nên thay hàm giả mới sau 3 – 5 năm, khi hàm giả không còn dính chắc.