Hôi miệng tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng mà làm cho người ta mất tự tin trong giao tiếp. Thế giới đã có hàng ngàn công thức chế các loại nước súc miệng để chữa hôi miệng, nhưng có lẽ bước vào thế kỷ 21 con người quan tâm đến hơi thở của mình hơn lúc nào hết.

Hiện nay ở Mỹ, mỗi năm người ta tốn hàng tỉ đô la để mua những thứ làm thơm miệng như kẹo cao su, thuốc xịt thơm miệng, thuốc súc miệng... Hôi miệng gây tác hại không nhỏ đến cuộc sống con người. Hôi miệng gây bất lợi trong giao tế, trong nghề nghiệp, trong tình cảm. .. Có những người đã tự tử vì hôi miệng được ghi lại trong sử sách.

alt

Cách đây 10 năm con người biết rất ít về hôi miệng vẫn xem là một trong điều bất trị. Đến đầu thập niên 90 máy đo hôi miệng ra đời với cái tên là Halimeter, từ đó tạo cơ sở cho các nhà khoa học nghiên cứu về chứng hôi miệng phiền toái này.

Ngày nay, hàng trăm trung tâm nghiên cứu và điều trị hôi miệng mọc ra trên khắp nước Mỹ, nhờ đó nhiều điều đã được sáng tỏ về nguyên nhân cũng như cách chữa trị chứng hôi miệng.

Tại sao miệng có mùi hôi?

Mùi hôi ở miệng thường là do hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi được gọi là VSC (volatile sunfur compounds). Người ta tính ra có tới 400VSC khác nhau trong hơi thở của một người trung bình. Nhưng 3 chất chính gây hôi miệng, đó là:

·              Hydrogen Sunfide (H2S) có mùi trứng thối

·              Methyl Mercaptan (CH3SH) có mùi ga

·              Dimethyl Sunfide (CH3S-CH)

Một khi các chất này được hình thành ở miệng thì nó được hòa tan trong nước bọt và được ngấm vào màng niêm mạc trong miệng, nhờ đó ta không bị hôi miệng. Nếu các hợp chất này hình thành quá nhiều ở miệng vượt quá khả năng hấp thu của nước bọt và màng niêm trong miệng thì khi đó miệng có mùi hôi và khi nồng độ mùi hôi tăng cao ở mức mà người đối diện cảm nhận được thì lúc đó ta bị chứng hôi miệng.

Các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi (VSC) này đến từ 2 nguồn:

·              VSC được tạo ra từ hốc miệng: Hôi miệng do nguyên nhân ở miệng.

·              VSC được thải ra cơ do các bệnh lý toàn thân, do thức ăn, do thuốc... Đây là trường hợp hôi miệng do nguyên nhân ngoài miệng.

Các nguyên nhân ngoài miệng: khoảng 10% trường hợp hôi miệng là do nguyên nhân ngoài miệng: bệnh lý đường hô hấp như viêm xoang mũi, viêm cuốn họng, cuốn phổi đều có thể làm hôi miệng.

Các bệnh lý toàn thân gây hôi miệng như bệnh tiểu đường (mùi Acetone), bệnh suy thận (mùi cá ươn), bệnh gan (mùi trứng ung pha với tỏi)... Một người khi tự nhiên đột ngột sinh chứng hôi miệng nặng thì phải nghĩ tới một bệnh lý toàn thân nào đó.

Nhiều người cho rằng dạ dày (bao tử) gây hôi miệng nhưng thật sự bệnh bao tử không ảnh hưởng đến chứng hôi miệng vì thực quản thường thì ép chặt lại, hơi không xông ngược lên được.

·         Một số thức ăn gây hôi miệng như hành, tỏi, trứng, cá... Do trong quá trình tiêu hóa các hợp chất sulfur được tạo ra và ngấm vào máu, đưa đến phổi và phóng thích ra hơi thở gây ra hôi miệng trong nhiều giờ hoặc vài ngày.

·         Một số thuốc uống cũng gây hôi miệng như thuốc cảm, thuốc dị ứng, thuốc cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm...

·         Ở phái nữ, các thay đổi về chất nội tiết vào thời gian trứng rụng, thời gian có kinh nguyệt có thể làm cho hơi thở có mùi đặc biệt.

Nguyên nhân trong miệng :

Khoảng 90% trường hợp hôi miệng là do nguyên nhân ở miệng. Hôi miệng là do các vi khuẩn phân hủy protein bên trong hốc miệng tạo ra các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi. Vi khuẩn gây hôi miệng là vi khuẩn kỵ khí, thường trú ẩn dưới mảng bám răng, trong khe nướu, trong túi nha chu và giữa những khe hở của niêm mạc lưng lưỡi. Nguồn protein đến từ mảng vụn thức ăn, xác vi khuẩn và tế bào mô chết tróc từ niêm mạc miệng.

Tóm lại bất cứ bệnh lý, tình trạng nào trong miệng khiến cho vi khuẩn và thức ăn hoặc tế bào chết tích tụ, nơi đó quá trình phân hủy xảy ra và mùi hôi hình thành. Những tình trạng, bệnh lý thường gây hôi miệng nhất là vệ sinh răng miệng kém, lưỡi bẩn, bệnh nha chu, khô miệng.

 

Nước bọt có liên quan gì đến hôi miệng ?

Nước bọt có liên quan mật thiết đến vấn đề hôi miệng. Nước bọt là một nước súc miệng thiên nhiên, hoàn hảo, có vai trò rửa sạch và sát khuẩn. Nước bọt được tiết ra mỗi ngày, có hấp thu các khí có mùi hôi và cuốn theo nhiều vi khuẩn, mảnh vụn thức ăn để rồi đưa đến nơi xử lý( bao tử).  Vì một lý do nào đó làm miệng ta ít nước bọt (khô miệng) là chúng ta bị hôi miệng ngay. Ban đêm khi ta ngủ, nước bọt tiết ra ít, chính vì thế khi thức dậy mọi người ít nhiều đều có hôi miệng. Có nhiều nguyên nhân đưa đến hôi miệng : do dùng loại thuốc nào đó, do các bệnh lý của tuyến nước bọt, do thở bằng miệng, do uống không đủ nước mỗi ngày.

 

Vai trò của lưỡi trong hôi miệng :

Ngày nay, người ta nhận thấy lưỡi đóng một vai trò quan trọng trong việc gây hôi miệng.
Lưng lưỡi với cấu trúc đặc biệt của nó có nhiều khe, kẽ là một nơi dễ cho vi khuẩn không khí trú ngụ.
Lưỡi sạch có màu hồng tươi, khi có một lớp trắng phủ lên lưỡi nghĩa là có hàng triệu vi khuẩn đang sinh sống ở đó .

 

Làm thế nào để biết mình có hôi miệng không ?

Có nhiều người hôi miệng mà không hề hay biết, ngược lại cũng có người không hôi miệng mà lúc nào cũng lo sợ, không tự tin khi nói chuyện với người khác.

Đó là vì chúng ta không có khả năng tự đánh giá hơi thở của ta moột cách chính xác. Người khác đánh giá hơi thở của ta thì tương đối chính xác. Chúng ta hãy nhờ một người thân làm công việc này.

Ngày nay có một khí cụ đo hôi miệng gọi là Halimeter. Máy này đo nồng độ các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi trong hơi thở, nhờ đó chúng ta biết có bị hôi miệng hay không và hôi miệng ở mức độ nào một cách khá chính xác. Máy cũng giúp chúng ta chẩn đoán hôi miệng do nguyên nhân ngoài miệng.

 

Điều trị hôi miệng như thế nào?

Trong trường hợp hôi miệng do nguyên nhân ở miệng, muốn chữa trị phải có sự hợp tác giữa bệnh nhân và bác sĩ nhằm loại sự tích tụ của vi khuẩn, thức ăn và tế bào chết trong miệng. Trước hết bệnh nhân cần giữ vệ sinh răng miệng một cách đầy đủ và hiệu quả. Tại hệ thống Nha Khoa Tân Hoàn Mỹ, quý khách sẽ được các bác sĩ thăm khám cẩn thận để tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng để có hướng điều trị thích hợp và triệt để.

 

Để chữa trị hôi miệng sau mỗi bữa ăn và nhất là trước khi ngủ cần làm các việc sau đây:

·        Chải sạch răng với bàn chải, chủ yếu là chải sạch khe nướu.

·        Làm sạch kẻ răng với chỉ nha khoa. Vi khuẩn, thức ăn, tế bào chết thường tích tụ những nơi mà bệnh nhân không thể nào làm sạch được như lỗ sâu răng, vôi răng, túi nha chu, răng khôn mọc lên, miếng trám thừa, cầu mão không tốt... Bác sĩ có vai trò chữa trị và sửa chữa những bệnh lý và khiếm khuyết này. Vì vậy bạn nên đi cạo vôi răng định kỳ khoảng 4-6 tháng một lần. Nếu bệnh nhân và bác sĩ làm tốt phần việc của mình thì có thể giải quyết phần lớn các trường hợp hôi miệng do nguyên nhân ở miệng.

·       Tuy nhiên, có một số trường hợp dù vệ sinh răng miệng rất sạch, và trong miệng cũng không còn một bệnh lý, khiếm khuyết nào gây tích tụ vi khuẩn, thức ăn, tế bào chết nhưng miệng vẫn hôi. Theo nghiên cứu của những năm gần đây, người ta cho rằng lưng lưỡi (phần sau) là nguyên nhân gây ra hôi miệng trong những trường hợp này.

Trong trường hợp này bệnh nhân cần phải :

·         Cải thiện vệ sinh lưỡi ở phần sau lưng lưỡi.

·         Phần sau lưng lưỡi là nơi nhạy cảm, khó cho chúng ta vệ sinh một cách triệt để. Để tránh phản xạ nôn ọe khi vệ sinh lưỡi, chúng ta cố gắng lè lưỡi ra càng nhiều càng tốt và ngừng thở trong chốc lát khi chải phần sau của lưỡi.

·         Sử dụng các loại thuốc súc miệng đặc trị cho hôi miệng. Không phải thuốc súc miệng nào cũng tốt trong điều trị hôi miệng. Phần lớn thuốc súc miệng trên thị trường có thành phần cồn, sẽ gây hôi miệng và làm cho tình trạng hôi miệng trở nên nặng nề hơn. Thuốc súc miệng có chứa cholorine clioxide (CLO2) là một phát hiện mới nhất của thế giới để chống lại hôi miệng. CLO2 có khả năng phân hủy hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi và còn có tính diệt khuẩn.

·         Tăng cường lưu lượng nước bọt bằng cách uống nhiều nước (2 lít mỗi ngày) kiêng cử rượu, thuốc lá, tránh sự căng thẳng. .. và sống một cuộc sống vui tươi, thư thái

Lời khuyên:

1. Chữa trị bất kỳ nguyên nhân nào gây hôi miệng mà bạn có thể nhận biết được.

2. Tránh ăn các thức ăn có mùi như hành, tỏi, gia vị..

3. Tránh các thói quen có thể làm hơi thở hôi như hút thuốc, uống rượu.

4. Ăn đúng giờ.

5. Thường xuyên ăn trái cây tươi như dứa chẳng hạn, đây là một loại trái cây có chứa men làm sạch miệng.

6. Vệ sinh răng miệng tốt, giữ răng luôn sạch sẽ. Chải răng ngay sau khi ăn, chải răng đúng cách và dùng chỉ tơ nha khoa.

7. Khám và cạo vôi răng định kỳ (khoảng 4-6 tháng/lần, nếu bạn bị hôi miệng thì nên đi khám thường xuyên hơn).

8. Đánh răng ít nhất 2lần/ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng bàn chải mểm kết hợp với chà lưỡi..

9. Giữ miệng càng ướt càng tốt bằng cách nhai kẹo cao su không đường. Có thể dùng các chế phẩm giúp hơi thở thơm tho như thuốc súc miệng hay thuốc xịt thơm miệng.

10. Nếu mang hàm giả, ban đêm nên tháo ra và ngâm dung dịch.

 


Đọc thêm:

- Bệnh nha chu