Cấy Ghép Răng Là Gì?
altCấy ghép răng - một kĩ thuật độc đáo trong Nha Khoa hiện đại – sẽ mang đến cho bạn những chiếc răng giả giống như thật mọc ra từ xương hàm, Bạn sẽ tìm lại cảm giác thoải mái khi ăn nhai và nụ cười tự tin vốn có của mình.
Cách đơn giản để hiểu về RĂNG CẤY GHÉP là so sánh nó với răng thật.
Răng thật bao gồm chân răng (chôn vào xương hàm) và thân răng (phần răng thấy được trên nướu).
Răng Cấy Ghép là một trụ nhỏ bằng titanium được đặt vào xương hàm. Trụ titanium dính chặt vào xương, đóng vai trò như một chân răng, trên đó gắn một mão bằng sứ giống như răng thật. Răng Cấy Ghép hoàn toàn phù hợp với sinh lý tự nhiên, không gây hại đến cơ thể bạn.

alt

Các thành phần implant:
a. Trụ implant: là phần được đặt cố định vào xương hàm, như một chân răng thật. tùy vào kích thước xương, vùng răng mà bác sĩ sẽ chọn loại implant có kích thước phù hợp.
b. Abutment: cùi phục hình trên implant.
 Abutment được gắn với trụ implant bằng ốc vít để nâng đỡ mão hoặc cầu răng.
c.Phục hình:
Mão và cầu răng được gắn bằng xi-măng, hoặc bằng ốc vít

Qui Trình Điều Trị Implant

Bước 1: KHÁM VÀ LÊN KẾ HOACH ĐIỀU TRỊ
alta. Đánh giá sức khỏe tổng quát:
Một cách tổng quát, một người có đủ sức khỏe để nhổ răng thì có thể đặt implant được.
Một số chống chỉ định trong Implant:

  • Hút thuốc lá trên 10 điếu/ngày.
  • Tiểu đường không kiểm soát.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi.
  • Vùng xương hàm nhiễm xạ do điều trị ung thư trước đây.

b. Đánh giá sức khỏe răng miệng:

  • Trước khi đặt Implant cần phát hiện và điều trị các bệnh lý, viêm nhiễm ở răng miệng.
  • Đặc biệt chú ý bệnh lý ở xương vùng mất răng và các răng kế cận.
  • Cần phải cạo vôi, điều trị nha chu viêm, bệnh lý tủy răng trước khi làm implant.

c Đánh giá vùng mất răng:

  • Xem có đủ xương, đủ nướu để đặt implant không? Đủ khoảng cách để làm phục hình trên implant không?
  • Cần chụp phim gốc răng, phim panorex, phim CT để giúp cho việc khám và đánh giá.

d. Lên kế hoạch điều trị.

  • Cần đặt bao nhiêu implant?
  • Cần làm các phẫu thuật để tăng kích thước xương, nướu không?
  • Chọn kỹ thuật đặt implant phù hợp: một thì hay hai thì ?
  • Chọn loại phục hình trên implant thích hợp: Mão răng, cầu răng hay hàm phủ toàn bộ?
  • Khi nào làm phục hình: Phục hình ngay, phục hình sớm (từ 1 ngày đến 4 tuần), hay phục hình trễ (3 đến 6 tháng).
  • Bệnh nhân mang hàm tạm gì trong thời gian cho phục hình chính thức trên implant?

Bước 2: PHẪU THUẬT CẤY IMPLANT, GHÉP XƯƠNG

  • Phẫu thuật chỉ cần gây tê tại vùng đặt implant.
  • Có thể mở nướu hoặc không mở nướu vùng mất răng.
  • Dùng nhiều mũi khoan từ nhỏ đến lớn để mở rộng lỗ (tùy theo đường kính và kích thước của implant mà có mũi khoan tương ứng)
  • Cấy implant vào xương và gắn nắp đậy implant, và ghép thêm xương nếu cần.
  • Khâu vết mổ lại nếu có mở nướu.
  • Quá trình tiếp hợp xương xảy ra từ 2-6 tháng

alt

 
altBước 3: PHẪU THUẬT ĐẶT TRỤ LÀNH THƯƠNG

  • Là một phẫu thuật nhỏ nhưng cũng cần gây tê vùng thực hiện.
  • Mở nướu và thay nắp đậy implant bằng trụ hướng dẫn lành thương.
  • Đối với các răng cửa vì thẩm mỹ thường ghép nướu thêm.
  • Khâu nướu lại rồi chờ khoảng 2-4 tuần sau làm phục hình.

Bước 4: PHỤC HÌNH TRÊN IMPLANT.

  • Lấy dấu implant bằng dung cụ lấy dấu dành riêng cho implant.
  • Tùy theo loại phục hình mà có các lần hẹn và thời gian khác nhau.
  • Phục hình trên implant phục hồi chức năng an nhai và chức năng thẫm mỹ. 

alt