BẢNG ĐỐI CHIẾU QUY TRÌNH KỸ THUẬT VÀ DANH MỤC ÁP DỤNG TẠI NHA KHOA TÂN HOÀN MỸ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 66/QĐ-THM/NK ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Công ty TNHH Tư vấn  - Thương mại – Dịch vụ Tân Hoàn Mỹ)

STT TT43

MÃ QUY TRÌNH

TÊN QUY TRÌNH KỸ THUẬT

SỐ TT DMKT ĐƯỢC DUYỆT

QĐ 4017

QĐ 808

I

 

  1. HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC

 

 

53

QT-001

Đặt canuyn mũi hầu, miệng hầu

1

 

65

QT-002.1

Bóp bóng ambu qua mặt nạ

2

 

65

QT-002.2

Thở oxy qua gọng kính

2

 

66

QT-003

Đặt nội khí quản

 

1

XVI

 

  1. RĂNG HÀM MẶT

 

 

3

QT-004

Phẫu thuật ghép xương nhân tạo để cấy ghép Implant

 

2

5

QT-005

Phẫu thuật đặt xương nhân tạo và màng sinh học quanh Implant

 

3

6

QT-006

Phẫu thuật cấy ghép Implant

 

4

11

QT-007

Cấy ghép Implant tức thì sau nhổ răng

 

5

12

QT-008

Phẫu thuật tăng lợi sừng hóa quanh Implant

 

6

13

QT-009

Phẫu thuật đặt lưới Titanium tái tạo xương có hướng dẫn

 

7

17

QT-010

Phẫu thuật tái tạo xương ổ răng bằng màng sinh học

 

8

18

QT-011

Phẫu thuật tái tạo xương ổ răng bằng ghép xương đông khô

 

9

19

QT-012

Phẫu thuật tái tạo xương ổ răng bằng ghép vật liệu thay thế xương

 

10

22

QT-013

Phẫu thuật tái tạo xương sống hàm bằng ghép xương đông khô và đặt màng sinh học

 

11

23

QT-014

Phẫu thuật điều trị khuyết hổng chẽ chân răng bằng ghép xương nhân tạo và đặt màng sinh học

 

12

37

QT-015

Liên kết cố định răng lung lay bằng nẹp kim loại

3

 

38

QT-016

Liên kết cố định răng lung lay bằng dây cung kim loại và composite

4

 

39

QT-017

Điều trị áp- xe quanh răng cấp

5

 

40

QT-018

Điều trị áp- xe quanh răng mãn

6

 

41

QT-019

Điều trị viêm quanh răng

7

 

42

QT-020

Chích áp- xe lợi

8

 

43

QT-021

Kỹ thuật lấy cao răng

9

 

44

QT-022

Điều trị tủy răng có sử dụng siêu âm và hàn kín hệ thống ống tủy bằng GUTTA PERCHA nguội

10

 

45

QT-023

Điều trị tủy răng có sử dụng siêu âm và hàn kín hệ thống ống tủy bằng GUTTA PERCHA nóng chảy

11

 

48

QT-024

Điều trị tủy răng có sử dụng kính hiển vi và hàn kín hệ thống ống tủy bằng GUTTA PERCHA nguội

12

 

49

QT-025

Điều trị tủy răng có sử dụng kính hiển vi và hàn kín hệ thống ống tủy bằng GUTTA PERCHA nóng chảy

13

 

50

QT-026

Điều trị tủy răng và hàn kín hệ thống ống tủy bằng GUTTA PERCHA nguội

14

 

51

QT-027

Điều trị tủy răng và hàn kín hệ thống ống tủy bằng GUTTA PERCHA nóng chảy

15

 

52

QT-028

Điều trị tủy răng và hàn kín hệ thống ống tủy bằng GUTTA PERCHA nguội có sử dụng trâm xoay cầm tay

16

 

53

QT-029

Điều trị tủy răng và hàn kín hệ thống ống tủy bằng GUTTA PERCHA nóng chảy có sử dụng trâm xoay cầm tay

17

 

54

QT-030

Điều trị tủy răng và hàn kín hệ thống ống tủy bằng GUTTA PERCHA nguội có sử dụng trâm xoay máy

18

 

55

QT-031

Điều trị tủy răng và hàn kín hệ thống ống tủy bằng GUTTA PERCHA nóng chảy có sử dụng trâm xoay máy

19

 

56

QT-032

Chụp tủy bằng MTA

20

 

57

QT-033

Chụp tủy bằng HYDROXIT CANXI

21

 

58

QT-034

Lấy tủy buồng răng vĩnh viễn

22

 

59

QT-035

Điều trị tủy răng thủng sâu bằng MTA

23

 

60

QT-036

Điều trị tủy răng ngoài miệng (răng bị bật, nhổ)

24

 

61

QT-037

Điều trị tủy lại

25

 

62

QT-038

Phẫu thuật nội nha có cắt bỏ chân răng và một phần thân răng

26

 

63

QT-039

Phẫu thuật nội nha hàn ngược ống tủy

27

 

67

QT-040

Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng GLASS IONOMER CEMENT kết hợp COMPOSITE

28

 

68

QT-041

Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng COMPOSITE

29

 

69

QT-042

Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng AMALGAM

30

 

70

QT-043

Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng GLASSIONOMER CEMENT

31

 

71

QT-044

Phục hồi cổ răng bằng GLASS IONOMER CEMENT

32

 

72

QT-045

Phục hồi cổ răng bằng COMPOSITE

33

 

73

QT-046

Phục hồi thân răng bằng có sử dụng PIN ngà

34

 

76

QT-047

Phục hồi thân răng bằng INLAY/ONLAY

35

 

77

QT-048

Phục hồi thân răng có sử dụng chốt chân răng bằng các vật liệu khác nhau

36

 

78

QT-049

VENEER COMPOSITE trực tiếp

37

 

79

QT-050

Tẩy trắng răng tủy sống có sử dụng đèn Plasma

38

 

81

QT-051

Tẩy trắng răng nội tủy

39

 

82

QT-052

Tẩy trắng răng tủy sống bằng máng thuốc

40

 

83

QT-053

Điều trị nhạy cảm ngà bằng máng với thuốc chống ê buốt

41

 

84

QT-054

Điều trị nhạy cảm ngà bằng thuốc bôi (các loại)

42

 

85

QT-055

Chụp sứ kim loại thường gắn bằng ốc vít trên IMPLANT

43

 

86

QT-056

Chụp sứ TITANIUM gắn bằng ốc vít trên IMPLANT

44

 

87

QT-057

Chụp sứ kim loại quý gắn bằng ốc vít trên IMPLANT

45

 

88

QT-058

Chụp sứ toàn phần gắn bằng ốc vít trên IMPLANT

46

 

89

QT-059

Phục hình gắn CEMENT chụp sứ kim loại trên IMPLANT

47

 

90

QT-060

Phục hình gắn CEMENT chụp sứ TITANIUM trên IMPLANT

48

 

91

QT-061

Phục hình gắn CEMENT chụp sứ kim loại quý trên EMPLANT

49

 

92

QT-062

Phục hình gắn CEMENT chụp sứ toàn phần trên IMPLANT

50

 

93

QT-063

Cầu sứ kim loại gắn bằng ốc vít trên IMPLANT

51

 

94

QT-064

Cầu sứ TITANIUM gắn bằng ốc vít trên IMPLANT

52

 

95

QT-065

Cầu sứ kim loại quý gắn bằng ốc vít trên IMPLANT

53

 

96

QT-066

Cầu sứ CERCON gắn bằng ốc vít trên IMPLANT

54

 

97

QT-067

Cẩu sứ toàn phần gắn bằng ốc vít trên MPLANT

55

 

98

QT-068

Cầu sứ kim loại thường gắn bằng CEMENT trên IMPLANT

56

 

99

QT-069

Cầu sứ TITANIUM gắn bằng CEMENT trên IMPLANT

57

 

100

QT-070

Cầu sứ kim loại quý gắn bằng CEMENT trên IMPLANT

58

 

101

QT-071

Cầu sứ toàn phần gắn bằng CEMENT trên IMPLANT

59

 

102

QT-072

Hàm giả toàn phần dạng cúc bấm tựa trên IMPLANT

60

 

103

QT-073

Phục hình Hàm giả toàn phần dạng thanh ngang tựa trên IMPLANT

61

 

104

QT-074

Chụp nhựa

62

 

105

QT-075

Chụp thép (kim loại)

63

 

106

QT-076

Chụp hợp kim thường cần sứ

64

 

107

QT-077

Chụp hợp kim thường cần nhựa

65

 

108

QT-078

Chụp hợp kim TITANIUM cần sứ

66

 

109

QT-079

Chụp sứ toàn phần

67

 

110

QT-080

Chụp hợp kim cẩn sứ

68

 

111

QT-081

Chụp sứ CERCON

69

 

112

QT-082

Cầu nhựa

70

 

113

QT-083

Cầu hợp kim thường (cầu thép)

71

 

114

QT-084

Cầu kim loại cần nhựa

72

 

115

QT-085

Cầu sứ kim loại thường

73

 

116

QT-086

Cầu hợp kim TITANIUM cần sứ

74

 

117

QT-087

Cầu hợp kim quý cần sứ

75

 

118

QT-088

Cầu sứ toàn phần

76

 

119

QT-089

Cầu sứ CERCON

77

 

120

QT-090

Phục hình chốt cùi đúc kim loại

78

 

121

QT-091

Phục hình chốt cùi đúc TITANIUM

79

 

122

QT-092

Phục hình chốt cùi đúc kim loại quý

80

 

123

QT-093

Phục hình INLAY-ONLAY kim loại

81

 

124

QT-094

Phục hình INLAY-ONLAY hợp kim TITAN

82

 

125

QT-095

Phục hình răng bằng INLAY-ONLAY kim loại quý

83

 

126

QT-096

Phục hình INLAY-ONLAY sứ toàn phần

84

 

127

QT-097

Phục hình VENEER COMPOSITE gián tiếp

85

 

128

QT-098

Phục hình VENEER SỨ toàn phần

86

 

129

QT-099

Hàm giả tháo lắp bán phần nền nhựa thường

87

 

130

QT-100

Hàm giả tháo lắp toàn phần nền nhựa thường

88

 

131

QT-101

Hàm giả tháo lắp bán phần nền nhựa dẻo

89

 

132

QT-102

Hàm giả tháo lắp toàn phần nền nhựa dẻo

90

 

133

QT-103

Hàm khung kim loại

91

 

134

QT-104

Hàm khung TITANIUM

92

 

136

QT-105

Điều trị thói quen nghiến răng bằng máng

93

 

137

QT-106

Tháo cầu răng giả

94

 

138

QT-107

Tháo chụp răng giả

95

 

139

QT-108

Sửa hàm giả gãy

96

 

140

QT-109

Thêm răng cho hàm giả tháo lắp

97

 

141

QT-110

Thêm móc cho hàm giả tháo lắp

98

 

142

QT-111

Đệm hàm nhựa thường

99

 

143

QT-112

Sử dụng khí cụ cố định điều trị thói quen xấu mút môi

100

 

144

QT-113

Sử dụng khí cụ cố định điều trị thói quen xấu đẩy lưỡi

101

 

145

QT-114

Sử dụng khí cụ cố định điều trị thói quen xấu mút ngón tay

102

 

146

QT-115

Lấy lại khoảng bằng khí cụ

103

 

147

QT-116

Nong rộng hàm bằng khí cụ cố định ốc nong nhanh

104

 

148

QT-117

Nong rộng hàm bằng khí cụ QUAD HELIX

105

 

149

QT-118

Nắn chỉnh mất cân xứng hàm chiều trước sau bằng khí cụ chức năng cố định FORSUS

106

 

150

QT-119

Nắn chỉnh mất cân xứng hàm chiều trước sau bằng khí cụ chức năng cố định MARA

107

 

151

QT-120

Nắn chỉnh hàm/răng dùng lực ngoài miệng sử dụng HEADGEAR

108

 

152

QT-121

Điều trị chỉnh hình răng mặt sử dụng khí cụ FACE MASK và ốc nong nhanh

109

 

153

QT-122

Nắn chỉnh hàm/răng dùng lực ngoài miệng sử dụng CHIN-CUP

110

 

154

QT-123

Duy trì kết quả điều trị nắn chỉnh răng bằng khí cụ cố định

111

 

155

QT-124

Sử dụng khí cụ cố định NANCE làm neo chặn trong điều trị nắn chỉnh răng

112

 

156

QT-125

Sử dụng cung ngang vòm khẩu cái (TPA) làm neo chặn trong điều trị nắn chỉnh răng

113

 

157

QT-126

Sử dụng cung lưỡi làm neo chặn trong điều trị nắn chỉnh răng

114

 

158

QT-127

Nắn chỉnh hàm/răng sử dụng neo chặn bằng MICROIMPLANT

115

 

159

QT-128

Kỹ thuật nắn chỉnh răng xoay sử dụng khí cụ cố định

116

 

160

QT-129

Nắn chỉnh răng mọc ngầm

117

 

161

QT-130

Nắn chỉnh răng lạc chỗ sử dụng khí cụ cố định

118

 

162

QT-131

Giữ khoảng răng bằng khí cụ cố định cung ngang khẩu cái (TPA)

119

 

163

QT-132

Giữ khoảng răng bằng khí cụ cố định L.A

120

 

164

QT-133

Nắn chỉnh mũi-cung hàm trước Phẫu thuật điều trị khe hở môi- vòm miệng giai đoạn sớm

121

 

168

QT-134

Sử dụng khí cụ cố định

122

 

169

QT-135

Kỹ thuật dán mắc cài trực tiếp sử dụng chất gắn hóa trùng hợp

123

 

170

QT-136

Kỹ thuật dán mắc cài trực tiếp sử dụng đèn quang trùng hợp

124

 

171

QT-137

Qui trình gắn mắc cài mặt lưỡi bằng kỹ thuật gắn gián tiếp

125

 

172

QT-138

Qui trình gắn mắc cài mặt ngoài bằng kỹ thuật gắn gián tiếp

126

 

173

QT-139

Sử dụng mắc cài tự buộc trong nắn chỉnh răng

127

 

174

QT-140

Kỹ thuật làm lún các răng cửa hàm dưới sử dụng dây cung bẻ LOOP L hoặc dây cung đảo ngược đường cong SPEE có bẻ LOOP

128

 

175

QT-141

Kỹ thuật làm lún các răng cửa hàm dưới sử dụng dây cung tiện ích (UTILITY ARCHWIRE) và cung phụ làm lún răng cửa

129

 

176

QT-142

Kỹ thuật làm trồi răng hàm nhỏ hàm dưới sử dụng khí cụ gắn chặt

130

 

177

QT-143

Kỹ thuật đóng khoảng răng sử dụng khí cụ cố định

131

 

178

QT-144

Điều chỉnh độ nghiêng răng bằng khí cụ cố định

132

 

180

QT-145

Kỹ thuật đóng khoảng bằng khí cụ tháo lắp

133

 

181

QT-146

Kỹ thuật nong rộng hàm bằng khí cụ tháo lắp

134

 

182

QT-147

Nắn chỉnh mất cân xứng hàm chiều trước sau bằng khí cụ tháo lắp

135

 

183

QT-148

Qui trình duy trì kết quả điều trị nắn chỉnh răng bằng khí cụ tháo lắp

136

 

184

QT-149

Kỹ thuật nắn chỉnh răng xoay sử dụng khí cụ tháo lắp

137

 

185

QT-150

Giữ khoảng răng bằng khí cụ tháo lắp

138

 

186

QT-151

Kỹ thuật nắn chỉnh răng bằng khí cụ tháo lắp

139

 

187

QT-152

Làm lún răng cửa hàm dưới sử dụng khí cụ tháo lắp tấm cắn (BITE PLATE) hoặc mặt phẳng cắn phía trước (ANTERIOR BITE PLANE)

140

 

188

QT-153

Kỹ thuật đóng khoảng bằng khí cụ tháo lắp

141

 

189

QT-154

Sử dụng khí cụ tháo lắp điều trị thói quen xấu mút môi

142

 

190

QT-155

Sử dụng khí cụ tháo lắp điều trị thói quen xấu đẩy lưỡi

143

 

191

QT-156

Sử dụng khí cụ tháo lắp điều trị thói quen xấu mút ngón tay

144

 

192

QT-157

Điều trị thói quen xấu thở miệng bằng khí cụ tháo lắp

145

 

193

QT-158

Kỹ thuật gắn BAND

146

 

194

QT-159

Máng điều trị đau khớp thái dương hàm

147

 

196

QT-160

Kỹ thuật mài chỉnh khớp cắn

148

 

197

QT-161

Phẫu thuật nhổ răng lạc chỗ

149

 

198

QT-162

Phẫu thuật nhổ răng ngầm

150

 

199

QT-163

Phẫu thuật nhổ răng khôn mọc lệch hàm trên

151

 

200

QT-164

Phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch

152

 

201

QT-165

Phẫu thuật nhổ răng khôn mọc lệch có cắt thân

153

 

202

QT-166

Phẫu thuật nhổ răng khôn mọc lệch có cắt thân, chia chân răng

154

 

203

QT-167

Nhổ răng vĩnh viễn

155

 

204

QT-168

Nhổ răng vĩnh viễn lung lay

156

 

205

QT-169

Nhổ chân răng vĩnh viễn

157

 

206

QT-170

Nhổ răng thừa

158

 

207

QT-171

Phẫu thuật nhổ răng có tạo hình xương ổ răng

159

 

208

QT-172

Phẫu thuật tạo hình xương ổ răng

160

 

209

QT-173

Phẫu thuật mở xương cho răng mọc

161

 

210

QT-174

Phẫu thuật nạo quanh cuống răng

162

 

211

QT-175

Phẫu thuật cắt cuống răng

163

 

212

QT-176

Phẫu thuật cắt, nạo xương ổ răng

164

 

213

QT-177

Cắt lợi xơ cho răng mọc

165

 

214

QT-178

Lợi trùm răng khôn hàm dưới

166

 

215

QT-179

Cắt phanh niêm mạc để làm hàm giả

167

 

216

QT-180

Phẫu thuật cắt phanh lưỡi

168

 

217

QT-181

Phẫu thuật cắt phanh môi

169

 

218

QT-182

Phẫu thuật cắt phanh má

170

 

220

QT-183

Cấy lại răng bật khỏi ổ răng

171

 

221

QT-184

Điều trị viêm quanh thân răng cấp

172

 

222

QT-185

Trám bít hỗ rãnh bằng GLASS IONOMER CEMENT quang trùng hợp

173

 

223

QT-186

Trám bít hỗ rãnh bằng COMPOSITE hóa trùng hợp

174

 

224

QT-187

Trám bít hỗ rãnh bằng COMPOSITE quang trùng hợp

175

 

225

QT-188

quang trùng hợp NHỰA SEALANT

176

 

226

QT-189

quang trùng hợp GLASS IONOMER CEMENT

177

 

227

QT-190

Hàn răng không sang chấn với GLASS IONOMER CEMENT

178

 

228

QT-191

Phòng ngừa sâu răng với thuốc bôi bê mặt

179

 

229

QT-192

Phòng ngừa sâu răng với máng GEL FLUOR

180

 

230

QT-193

Điều trị răng sữa viêm tủy có hồi phục

181

 

231

QT-194

Lấy tủy buồng răng sữa

182

 

232

QT-195

Điều trị tủy răng sữa

183

 

233

QT-196

Điều trị đóng cuống răng bằng CANXI HYDROXIT

184

 

234

QT-197

Điều trị đóng cuống răng bằng MTA

185

 

235

QT-198

Điều trị răng sữa sâu ngà phục hồi bằng AMALGAM

186

 

236

QT-199

Điều trị răng sữa sâu ngà phục hồi bằng GLASS IONOMER CEMENT

187

 

237

QT-200

Phục hồi thân răng sữa bằng chụp thép

188

 

238

QT-201

Nhổ răng sữa

189

 

239

QT-202

Nhổ chân răng sữa

190

 

240

QT-203

Chích áp-xe lợi ở trẻ em

191

 

241

QT-204

Điều trị viêm lợi ở trẻ em (do mảng bám)

192

 

301

QT-205

Điều trị sơ cứu vết thương phần mềm vùng hàm mặt

193

 

335

QT-206

Nắn sai khớp thái dương hàm

194

 

340

QT-207

Điều trị viêm lợi loét hoại tử cấp

195

 

 

QT-001: KỸ THUẬT ĐẶT CANUYN MŨI HẦU, MIỆNG HẦU

I. ĐẠI CƯƠNG

- Đặt canuyn là một thủ thuật phòng cho Người bệnh hôn mê có nguy cơ tụt lưỡi chèn vào đường thở gây ngừng thở, Người bệnh cắn lưỡi.

- Đề phòng Người bệnh cắn ống nội khí quản.

- Giúp duy trì sự thông thoáng của đường thở và thông khí đầy đủ, đặc biệt khi dùng bóng Ampu và Mask. Canuyn đặt đúng cũng giúp hút đờm dãi dễ dàng hơn.

- Dụng cụ này làm thông thoáng đường thở bằng cách tách lưỡi ra khỏi thành họng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh rối loạn ý thức; Người bệnh hôn mê; Người bệnh co giật.

- Người bệnh có đặt nội khí quản.

- Chỉ nên thực hiện khi các biện pháp cơ bản hỗ trợ các chức năng sống đã được thực hiện.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh bị chấn thương khoang miệng, xương hàm dưới hoặc phần họp sọ thuộc xương hàm trên.

- Người bệnh tỉnh hoặc bán mê (cổ thể gây khạc, nôn, co thắt thanh quản), chấn thương khoang miệng, chấn thương xương hàm dưới hoặc phần hộp sọ thuộc xương hàm tren, tổn thương choán chỗ hoặc dị vật ở miệng họng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

02 điều dưỡng

2. Phương tiện

STT

Dụng cụ

Đơn vị

Số lượng

1

Dụng cụ tiêu hao

gói

01

2

Dụng cụ rửa tay, sát khuẩn

gói

01

3

Dụng cụ bảo hộ

gói

01

5

Đè lưỡi

cái

01

6

Nước muối Natriclorua 0,9%

ml

100

7

Canuyn miệng hầu / Mũi hầu

cái

01

8

Khăn bông hoặc khăn giấy

cái

01

9

Túi đựng đồ bẩn

cái

01

3. Người bệnh

- Người bệnh tỉnh: giải thích, động viên để Người bệnh yên tâm hợp tác

- Người bệnh hôn mê: giải thích cho người nhà Người bệnh, hỏi Người bệnh có răng giả thì tháo ra

4. Phiếu theo dõi chăm sóc

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang

2. Tư thế Người bệnh: để Người bệnh nằm mặt quay về phía điều dưỡng.

3. Quấn khăn quanh cổ Người bệnh

4. Vệ sinh sạch miệng Người bệnh

5. Người bệnh tỉnh: bảo Người bệnh há miệng, đưa canuyn vào trên lưỡi mở miệng Người bệnh. Khi đầu canuyn chạm hàm ếch theo xoay trở lại 180 độ làm cho bề cong của canuyn xếp theo khoang miệng

Đối với  canuyn mũi hầu: Ngửa nhẹ đầu về phía sau, bôi trơn canuyn, đưa canuyn thẳng góc với bình diện của mặt NB, từ từ tiến canuyn qua cửa mũi, đảm bảo mặt vát của canuyn hướng về phía vách mũi, nếu thấy đưa vào khó có thể xoay nhẹ, nếu vẫn khó rất có thệ do vẹo vách mũi thì đặt lỗ mũi bên kia hoặc dùng canụyn cỡ nhỏ hơn. Đặt xong có thể kiểm tra vị trí bằng cách dùng đè lưỡi để nhìn, không cần cố định canuyn thêm.

6. Người bệnh hôn mê: dùng đè lưỡi để ấn lưỡi, canuyn được trượt trên lưỡi theo độ cong của vòm miệng

7. Cố định canuyn bằng băng dính hoặc dải băng

8. Để Người bệnh về tư thế thích hợp, lau sạch miệng Người bệnh

9.Thu dọn dụng cụ

10. Rửa tay

11.Ghi phiếu chăm sóc

VI. THEO DÕI

- Chảy máu, gãy răng

- Tuột canuyn

- Loét họng miệng

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Đưa nhẹ nhàng tránh gây tổn thương vùng miệng cho Người bệnh, đưa canuyn đúng vị trí.

- Chăm sóc hàng ngày tránh ứ đọng, nhiễm khuẩn, loét họng miệng

- Rút canuyn sớm nhất có thể.

 

 

QT-002.1: BÓP BÓNG AMBU QUA MẶT NẠ

I. ĐẠI CƯƠNG

Bóp bóng qua mặt nạ là kỹ thuật thực hiện ở những người bệnh ngừng thở hoặc ngừng tuần hoàn với mục đích tạo nhịp thở cho người bệnh để cung cấp oxy cho não và các cơ quan trong cơ thể. Kỹ thuật được thực hiện bằng cách áp mặt nạ vào mặt người bệnh rồi bóp bóng với oxy lưu lượng cao và thường thực hiện phối hợp với các kỹ thuật hồi sinh tim phổi khác.

II. CHỈ ĐỊNH

- Ngừng hô hấp, tuần hoàn.

- Suy hô hấp nặng không đáp ứng với thở máy không xâm nhập, cần đặt NKQ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ:

+ Ngay khi thấy người bệnh suy hô hấp nặng, thở ngáp hoặc ngừng thở cần tiến hành bóp bóng ngay.

+ Gọi các bác sỹ, điều dưỡng hỗ trợ.

+ Giải thích cho người nhà người bệnh về tình trạng bệnh và mục đích của thủ thuật khi có những người khác đến hỗ trợ cấp cứu.

- Điều dưỡng:

+ Chuẩn bị oxy.

+ Dụng cụ: Bóng Ambu, mặt nạ phù hợp với mặt người bệnh và các dụng cụ cấp cứu khác dùng trong hồi sinh tim phổi.

2. Phương tiện

 - Bóng Ambu: 1 chiếc.

 - Mặt nạ phù hợp với mặt người bệnh: 1 chiếc.

- Dây dẫn oxy từ hệ thống oxy tới bóng Ambu.

- Hai đôi găng sạch.

3. Người bệnh:đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa, cổ ngửa tối đa để đường thở thẳng (có thể kê gối mỏng dưới vai).

4. Hồ sơ bệnh án: có đầy đủ các xét nghiệm: công thức máu, đông máu cơ bản, AST, ALT, creatinin, điện giải đồ, điện tim, Xquang phổi.

V. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

1. Kiểm tra hồ sơ

Đánh giá lâm sàng và kết quả các xét nghiệm, SpO2 qua máy theo dõi hoặc khí máu (nếu có).

2. Kiểm tra người bệnh:Tư thế người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Điều dưỡng

- Kiểm tra tình trạng bóng và mặt nạ.

- Nối bóng Ambu với mặt nạ.

- Điều chỉnh oxy 8 - 10 lít.

Trường hợp 1 người bóp bóng:

- Tay trái: ngón 4, 5 nâng cằm người bệnh đảm bảo đường thở thẳng, các ngón còn lại cố định mặt nạ vào miệng mũi người bệnh.

- Tay phải bóp bóng.

Trường hợp 2 người bóp bóng:

- Một người dùng ngón 3,4,5 của 2 tay nâng cằm đảm bảo đường thở thẳng. Các ngón còn lại cố định mặt nạ vào miệng mũi người bệnh.

- Người còn lại bóp bóng tương ứng với ép tim theo tỷ lệ tương ứng đối với trường hợp ngừng tuần hoàn hoặc theo nhịp thở (nếu người bệnh còn thở).

3.2. Bác sỹ

- Đánh giá đáp ứng của người bệnh thông qua lâm sàng, SpO2 qua máy theo dõi. Nếu đáp ứng tốt, kết thúc bóp bóng:

- Điều dưỡng: Tháo mặt nạ khỏi mặt người bệnh.

- Bác sỹ: Đánh giá lại tình trạng người bệnh, làm các xét nghiệm cần thiết (khí máu động mạch...). Ghi diễn biến quá trình cấp cứu vào hồ sơ bệnh án.

VI. THEO DÕI

Diễn biến lâm sàng, thay đổi các chỉ số trên máy theo dõi (SpO2, nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ…).

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Đánh giá hiệu quả của bóp bóng Ambu, xem xét chỉ định hô hấp hỗ trợ khác (thở máy không xâm nhập, đặt nội khí quản…).

 

 

QT-002.2 THỞ OXY QUA GỌNG KÍNH - QUY TRÌNH KỸ THUẬT

I. ĐẠI CƯƠNG

Thở oxy là một thủ thuật thường được thực hiện cho Người bệnh đặc biệt Người bệnh ở phòng cấp cứu. Mục đích cung cấp lượng khí thở vào có hàm lượng oxy cao hơn so với khí phòng (FiO2).

Thở oxy qua gọng kính là thủ thuật đơn giản, thường được lựa chọn ban đầu cho các Người bệnh cần thở oxy.

Thủ thuật này thường được thực hiện bởi điều dưỡng

II. DỤNG CỤ THỞ OXY

- Oxy gọng kính là dụng cụ tương đối đơn giản, được gài ở môi trên của Người bệnh, có hai chấu hơi cong được đặt vào hai lỗ mũi (hình 1).

- Lưu lượng oxy từ 1-6Lít/phút

- FiO2 sẽ thay đổi phụ thuộc vào tần số thở và VT của Người bệnh. FiO2 được tính gần đúng bằng quy tắc số 4. Coi nồng độ Oxy khí trời là 20% cứ cho Người bệnh thở thêm 1l/phút thì FiO2 tăng thêm 4%.

- FiO2 đạt được 24% - 44%

Hình 1. Oxy gọng kính

III. CHỈ ĐỊNH

Thở oxy qua gọng kính thường là thủ thuật được lựa chọn ban đầu cho các Người bệnh có chỉ định thở oxy bao gồm:

1. Giảm oxy hóa máu mức độ nhẹ / trung bình PaO2<60mmHg, SaO2<90% (thở oxy phòng).

2. Tăng công hô hấp

3. Tăng công cơ tim

4. Tăng áp động mạch phổi

IV. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định tuyệt đối. Chống chỉ định tương đối:

- Hẹp hoặc tắc mũi do chất nhầy

- Polype trong mũi.

V. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện thủ thuật : Điều dưỡng.

2. Phương tiện

- Oxy gọng kính

- Bình làm ẩm nối với hệ thống oxy trung tâm

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích các lợi ích, nguy cơ của thủ thuật. Động viên Người bệnh hợp tác thở.

- Đảm bảo đường thở thông thoáng

4. Hồ sơ bệnh án

VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Bật oxy nguồn xem có hoạt động không.

- Kiểm tra bình làm ẩm đủ nước

- Điều chỉnh lưu lượng oxy phù hợp với từng Người bệnh (đảm bảo oxy hóa máu), thường đặt 1 - 6 lít/phút

- Nối hệ thống dây oxy gọng kính vào Người bệnh.

VII. THEO DÕI

1. Đánh giá đáp ứng của Người bệnh sau thở oxy về lâm sàng và khí máu

- Lâm sàng: đánh giá về hô hấp, tim mạch, thần kinh.

- Khí máu: các chỉ số PaO2, SaO2, Pa CO2.....

2. Đánh giá sự dung nạp của Người bệnh với dụng cụ thở oxy.

3. Ghi chép hồ sơ thủ thuật.

VIII. BIẾN CHỨNG

Thường không có biến chứng gì nghiêm trọng. Có thể gặp:

1. Giảm thông khí do ôxy: tình trạng này có thể xảy ra ở Người bệnh COPD

2. Khô niêm mạc đường thở

3. Bội nhiễm vi khuẩn từ dụng cụ thở oxy.

 

 

QT-003: ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN

I. ĐẠI CƯƠNG

Đặt nội khí quản là việc luồn ống nội khí quản qua đường mũi hoặc đường miệng vào trong khí quản. Cho tới nay đây vẫn còn là một phương pháp kiểm soát đường thở tốt nhất và hiệu quả nhất. Yêu cầu đối với người bác sỹ trong thực hành phải thuần thục kỹ thuật đặt nội khí quản. Có nhiều phương pháp đặt nội khí quản trong đó đặt nội khí quản bằng đèn soi thanh quản được coi là phương pháp thường quy.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Tắc nghẽn đường thở cấp tính do chấn thương, dị vật, bỏng đường hô hấp trên, nhiễm trùng, phù mạch, phù nề hay co thắt thanh quản, u thanh quản.
  • Mất các phản xạ bảo vệ đường thở do bệnh nhân rối loạn tri giác do chấn thương đầu, quá liều thuốc, tai biến mạch máu não hay nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
  • Suy hô hấp giảm oxy máu, tăng CO2.
  • Ngừng hô hấp tuần hoàn.
  • Bệnh nhân chấn thương đầu, nên đặt nội khí quản ngay khi có 1 trong các tiêu chuẩn sau:
  • GCS ≤ 8.
  • Mất các phản xạ bảo vệ đường thở.
  • Suy hô hấp.
  • Tăng thông khí tự phát.
  • Loạn nhịp thở như ngưng thở.

Chỉ định đặt nội khí quản không phải làm ngay nhưng có thể cần thiết trước khi di chuyển bệnh nhân:

  • Suy giảm mức độ ý thức đáng kể.
  • Gãy xương hàm cả 2 bên.
  • Chảy máu nhiều vào miệng hay khoang họng.
  • Co giật cơn lớn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1. Chống chỉ định đặt NKQ đường miệng:

  • Chấn thương thanh khí quản.
  • Chấn thương biến dạng hàm mặt.
  • Phẫu thuật hàm họng.
  • Cứng, sai khớp hàm.

2. Chống chỉ định đặt NKQ đường mũi:

  • Ngừng thở.
  • Chấn thương, biến dạng mũi hàm mặt.
  • Tắc nghẽn cơ học đường hô hấp do: chấn thương, u, dịvật.
  • Chấn thương thanh khí phế quản.
  • Rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu, đang điều trịchống đông.
  • Chảy dịch não tuỷ qua xương sàng.
  • Viêm xoang, phì đại cuốn mũi, polyp mũi.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ: 01 người, được đào tạo và nắm vững kỹ thuật đặt nội khí quản
  • Điều dưỡng: 02, được đào tạo về phụ giúp bác sĩ đặt nội khí quản

2. Phương tiện:

2.1. Dụng cụ

  • Lắp cán đèn vào lưỡi đèn
  • Dụng cụ, thuốc gây tê tại chổ: Lidocain 2%, bơm tiêm 5ml.
  • Găng, mũ, khẩu trang.
  • Máy theo dõi SpO2.
  • Đèn soi thanh quản lưỡi thẳng và cong.
  • Kẹp Magill.
  • Thuốc tiền mê: midazolam, propofol.
  • Ống nội khí quản các cỡ, cách chọn nội khí quản

Tuổi

4-6 tuổi

8-12 tuổi

Người lớn

Cỡ ống

5-5.5

6-7

7.5-8

Cỡ lưỡi đèn

2

2-3

4-5

 

 

Hình 1: Đèn soi thanh quản lưỡi cong

 

Hình 2: ống nội khí quản thường

Hình 3: ống nội khí HILO-EVAC

 

3. Người bệnh

  • Giải thích cho về kỹ thuật để gia đình NGƯỜI BỆNH yên tâm, hợp tác.
  • Đo các chức năng sống (mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, SpO2).
  • Đặt Người bệnh ở tư thế thích hợp, nằm ngửa, cho thở ôxy hoặc bóp bóng qua mặt nạ tùy tình trạng Người bệnh. Nếu có chấn thương cột sống cổphải chọn phương pháp đặt NKQ cho Người bệnhchấn thương cổ.
  • Mắc máy theo dõi, hút đờm, dịch dạ dầy.

4. Hồ sơ bệnh án

  • Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án.
  • Giấy cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật của Người bệnh hoặc gia đình Người bệnh.
  • Phiếu ghi chép theo dõi thủ thuật.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

  • Cung cấp oxy trước đặt nội khí quản bằng cách dùng các nhịp thở bình thường (thể tích lưu thông) trong 3 phút hay hơn với FiO2 gần 1 hoặc 8 nhịp thở sâu (dung tích sống) trong 1,5 phút
  • Lấy bỏ răng giả (nếu có)
  • Lập đường truyền tĩnh mạch hay qua xương
  • Chuẩn bị tư thế bệnh nhân
  • Đánh giá khả năng đặt nội khí quản khó dựa trên giải phẫu của bệnh nhân.

2. Kiểm tra người bệnh

  • Lắp cán đèn vào lưỡi đèn
  • Kiểm tra tất cả các dụng cụ cần thiết: ống nội khí quản, que dẫn đường, bóng bóp giúp thở
  • Chọn ống nội khí quản có kích thước phù hợp. Nhìn chung, ống nội khí quản có đường kính 8 mm là phù hợp cho bệnh nhân (người lớn) nam và 7 mm cho bệnh nhân (người lớn) n
  • Chọn loại kích cỡ và lưỡi đèn (thẳng hay cong) phù hợp
  • Kiểm tra bóng chèn

3. Thực hiện kỹ thuật

  • Bôi trơn và cố định que dẫn đường bên trong ống nội khí quản
  • Đặt đầu bệnh nhân ở tư thế trung tính, giữ thẳng trục cổ làm thẳng trục miệng-thanh quản-hầu họng
  • Mở miệng bệnh nhân bằng cách dùng kỹ thuật “ngón cái và ngón trỏ” 
  • Đặt nhẹ nhàng lưỡi đèn vào phía bên phải của miệng bệnh nhân bằng tay trái, gạt lưỡi sang trái và nâng nắp thanh quản
  • Quan sát thanh môn đang mở, các dây thanh
  • Hút sạch chất tiết trong đường thở (nếu cần) bằng tay phải
  • Đưa ống nội khí quản vào bằng tay phải và quan sát khi ống nội khí quản đi qua 2 dây thanh
  • Bơm bóng chèn nội khí quản với khoảng 5-10 mL không khí
  • Lấy lưỡi đèn ra khỏi miệng bệnh nhân
  • Giữ ống nội khí quản bằng một tay và rút que dẫn đường bằng tay kia
  • Đặt dụng cụ ngăn cắn
  • Nối bóng giúp thở vào ống nội khí quản
  • Bóp bóng giúp thở trong khi quan sát cử động lên xuống của lồng ngực
  • Đánh giá vị trí chính xác của ống nội khí quản
  • Cố định ống nội khí quản bằng dây vải
  • Thông khí cho bệnh nhân và tiếp tục theo dõi tình trạng của bệnh nhân và vị trí của ống nội khí quản (bằng lâm sàng hay bằng các phương tiện khác (x quang ngực thẳng))

Hình 4: đặt nội khí quản với lưỡi đèn cong và thẳng (chú ý vị trí đầu tận lưỡi đèn)

Hình 5: tư thế đúng: trục của miệng, hầu và khí quản phải thẳng hàng

Hình 6: vị trí ống nội khí quản và độ sâu tương ứng

  • Nếu bệnh nhân đang được xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần phải giảm thiểu tới tối đa sự gián đoạn quá trình xoa bóp tim. Đưa lưỡi đèn vào và ống nội khí quản đã sẵn sàng trên tay ngay khi tạm ngưng xoa bóp tim. Gián đoạn quá trình xoa bóp tim chỉ để quan sát các dây thanh và đưa ống nội khí quản vào; lí tưởng là không quá 10 giây. Quay trở lại xoa bóp tim ngay khi ống nội khí quản đi qua giữa 2 dây thanh.
  • Nếu không đặt được nội khí quản trong vòng 30 giây, hãy tiếp tục thông khí bằng bóp bóng qua mặt nạ với oxy 100% và cố gắng đặt lại trong 20-30 giây. Hãy giữ cho SpO2 của bệnh nhân luôn > 95% mọi lúc.
  • Độ sâu thích hợp của ống nội khí quản là 23 cm tại cung răng hay khóe miệng đối với nam và 21-22 cm đối với nữ. Trên phim X quang, đầu ống nội khí quản nên ở vị trí từ 2-7 cm trên carina, tối ưu là 4-7 cm trên carina khi đầu và cổ ở vị trí trung tính.
  • Bóng chèn: áp lực bóng chèn tối ưu trong khoảng từ 20-30 cmH2O
  • Các dấu hiệu cho biết có khả năng đường thở khó:
  • Khó ngửa cổ: viêm khớp, chấn thương hay mổ trước đó
  • Bất thường về giải phẫu: miệng nhỏ, lưỡi lớn, cổ đầy, hàm dưới thụt ra sau, vòm khẩu cái cao, béo phì
  • Miệng không mở lớn được
  • Thở rít hay dấu hiệu khác của viêm hô hấp trên từ viêm thanh thiệt, bỏng hay nhiễm trùng thanh quản
  • Chấn thương thanh quản hay khí quản
  • Biến dạng bẩm sinh mặt, đầu và cổ

 

VI. BIẾN CHỨNG:

       Biến chứng liên quan tới đặt nội khí quản có thể chia thành 3 nhóm: (1) trong khi đặt nội khí quản, (2) tại vị trí đặt nội khí quản và (3) sau khi rút nội khí quản.

1. Trong khi đặt nội khí quản

  • Đặt nhầm nội khí quản vào thực quản: bệnh nhân không được thông khí và oxy hóa máu trừ khi còn các nhịp tự thở. Nếu không nhận ra đặt nội khí quản nhầm vào thực quản, bệnh nhân có thể bị tổn thương não vĩnh viễn hay tử vong.
  • Gây chấn thương:
  • Rách môi hay lưỡi do dùng lực quá mạnh giữa lưỡi đèn và lưỡi hay cằm bệnh nhân
  • Gãy/bể răng
  • Di lệch sụn phễu
  • Rách hầu họng hay khí quản do đầu tận của ống nội khí quản hay que dẫn đường
  • Tràn khí màng phổi
  • Tổn thương 2 dây thanh: loét, mất chức năng
  • Thủng thực quản-họng
  • Ói và hít dịch dạ dày vào đường hô hấp dưới
  • Tăng hoạt hệ thần kinh tự động gây giải phóng nhiều epinephrine và norepinephrine, gây tăng huyết áp (MAP 35 mmHg), nhịp nhanh (30 nhịp/phút) hay rối loạn nhịp
  • Tụt huyết áp và nhịp chậm do kích thích phó giao cảm
  • Tăng áp lực nội sọ
  • Đặt ống nội khí quản quá sâu, vào trong phế quản gốc bên phải (thường nhất) hay bên trái là biến chứng thường gặp nhất.

Đặt sai vị trí nội khí quản có thể gây ra các hậu quả rất nghiêm trọng, có thể làm bệnh nhân tử vong. Do đó, chỉ nên thực hiện kỹ thuật này bởi một bác sĩ đã được huấn luyện kỹ về đặt nội khí quản. Tất cả các thành viên trong nhóm hồi sức phải hiểu về nội dung kỹ thuật đặt nội khí quản và các bước có liên quan để hỗ trợ khi thực hiện kỹ thuật này.

2. Các biến chứng tại chỗ đặt nội khí quản

  • Hít sặc
  • Liệt dây thanh hay liệt dây thần kinh thoáng qua
  • Loét và tạo u hạt trong khí quản và trên dây thanh
  • Dính khí quản (tracheal synechiae)
  • Hẹp hạ thanh môn
  • Tạo màng thanh quản (laryngeal webbing)
  • Nhuyễn khí quản
  • Rò khí quản-thực quản, khí quản-động mạch vô danh, hay khí quản-động mạch cảnh
  • Tổn thương thần kinh thanh quản trên và quặt ngược

3. Các biến chứng sau rút nội khí quản

  • Hẹp hạ thanh môn
  • Tổn thương dây thanh
  • Khàn tiếng

VII. MỘT SỐ THUỐC DÙNG KHI ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN:

Bảng: Thuốc dùng khi đặt nội khí quản:

Thuốc

Liều người lớn

Khởi phát tác dụng

Thời gian tác dụng

Thuận lợi

Thận trọng

Atropine

0.01 mg/kg tiêm mạch

2 phút

5 phút

Ngăn ngừa nhịp chậm do phản xạ

 

Etomidate

0.3 mg/kg

Bolus tĩnh mạch

 

0.5-1 phút

3-5 phút

Không thay đổi huyết động hay áp lực nội sọ, không gây ngưng thở, dùng cho bệnh nhân đa thương và tụt huyết áp

Rối loạn chức năng vỏ thượng thận thoáng qua

Co giật cơ

Buồn nôn, nôn

Fentanyl

1-2 mcg/kg TM chậm

1 phút

30 phút

Giảm đáp ứng tăng huyết áp

Tụt huyết áp Tăng áp nội sọ

Lidocain

Bolus 1,5-2 mg/kg ít nhất 2 phút trước đặt nội khí quản

1-2 phút

10-20 phút

Tốt cho bệnh nhân hen, COPD để giảm tăng huyết áp phản ứng

Ức chế ho

Tụt huyết áp

Morphine

0.05 mg/kg tiêm mạch trong 2 phút. Tối đa 15 mg

3-5 phút

3-5 giờ

Thời gian tác dụng kéo dài

HATT 70 - 90 mmHg

Bù dịch cho bệnh nhân giảm thể tích trước khi dùng morphine

Midazolam

0.01 mg/kg, tiêm mạch chậm trong 2 phút (tối đa 0.1 mg/kg)

0.05 mg/kg duy trì sau đặt nội khí quản

1-5 phút

2-5 phút

Tác dụng nhanh, thời gian tác dụng ngắn

Giảm liều nếu HATT <100 mmHg hay bệnh nhân > 60 tuổi

Giảm co bóp cơ tim

Propofol

2-3 mg/kg bolus tĩnh mạch

< 1 phút

3-10 phút

Bảo vệ não: giảm áp lực nội sọ

Gây quên

Gây tụt huyết áp

Ức chế hô hấp phụ thuộc liều

Các thuốc dãn cơ suxamethonium, rocuronium, vecuronium, atracurium CHỈ được sử dụng bởi bác sĩ có nhiều kinh nghiệm về đặt nội khí quản.

VIII. CHĂM SÓC ỐNG NỘI KHÍ QUẢN:

  • Bóng chèn NKQ
  • Áp lực 20-30 cmH2O
  • Kiểm tra áp lực bóng chèn 2 lần/ngày
  • Xả bóng chèn cho máu lưu thông, hút sạch đàm trước khi xả bóng
    • Hút đàm
  • Nhận biết dấu hiệu tắc ống, bán tắc
  • Áp lực hút
  • Tăng oxy 100% trước hút 2-3 phút mỗi lần hút
    • Kiểm tra vị trí ống NKQ
  • Thường ở vị trí 20-25 cm
  • Kiểm tra trên X quang phổi
  • Theo dõi SpO2
  • Kiểm tra vị trí ống Mayor
  • Cố định ống an toàn, chắc chắn, đổi bên để tránh đè cấn gây loét niêm mạc miệng
  • Vệ sinh răng miệng 2 lần /ngày
  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn chú ý nhịp thở
  • Tư thế bệnh nhân: cổ thẳng không cúi gập hoặc ưỡn cổ
  • Thay mũi giả, ống nối mỗi ngày
  • Thay và kiểm tra catheter oxygen khi bệnh nhân thở oxy qua NKQ
    • Rút ống nội khí quản :
  • Kiểm tra dấu sinh hiệu
  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đặt lại NKQ khi cần
  • Hút sạch đàm nhớt
  • Xả xẹp bóng chèn hoàn toàn rồi mới rút
  • Cho bệnh nhân thở oxy
  • Đo lại dấu hiệu sinh tồn, theo dõi sát bệnh nhân (một số bệnh nhân bị dấu hiệu co thắt sau khi rút).

 

 

QT-004: PHẪU THUẬT GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO ĐỂ CẤY GHÉP IMPLANT

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật dùng bột xương nhân tạo và màng, ghép vào vùng xương hàm mất răng, làm tăng kích thước xương có ích để cấy ghép Implant.

II. CHỈ ĐỊNH

- Thiếu chiều cao xương hữu ích.

- Thiếu chiều rộng xương hữu ích.

- Thiếu khối lượng xương hữu ích, bao gồm cả thiếu chiều cao và chiều rộng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh chưa đến tuổi trưởng thành

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh có bệnh toàn thân như tim mạch, bệnh máu, đái tháo đường…trong giai đoạn tiến triển.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt đã được đào tạo về cấy ghép nha khoa.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Bộ phẫu thuật xương.

- Bộ phẫu thuật phần mềm.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Dung dịch sát khuẩn.

- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.

- Vật liệu cố định màng.

- Bột xương nhân tạo

- Màng che phủ xương ghép.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim X quang tình trạng xương hàm vùng phẫu thuật.

- Các xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Vô cảm

- Sát khuẩn

- Gây tê vùng và gây tê tại chỗ

- Gây mê nếu cần.

3.2 Sửa soạn xương hàm vùng nhận

- Tạo vạt niêm mạc bởi 3 đường rạch

+ Đường rạch dọc niêm mạc sống hàm: tương ứng vùng mất răng.

+ Hai đường rạch đứng đi từ hai đầu đường rạch trên về phía ngách tiền đình sao cho vạt có đáy hình thang, đủ rộng để thao tác.

+ Dùng cây bóc tách thích hợp bóc tách vạt niêm mạc màng xương bộc lộ vùng phẫu thuật.

+ Rạch đường giảm căng

- Sửa soạn bề mặt xương:

+ Dùng mũi khoan thích hợp khoan thủng vỏ xương tạo các điểm chảy máu.

3.3 Đặt bột xương nhân tạo và màng:

- Đặt bột xương nhân tạo:

+ Trộn bột xương với máu người bệnh hoặc nước muối sinh lý.

+ Đặt bột xương đã trộn vào bề mặt xương hàm đã sửa soạn với khối lượng phù hợp.

- Đặt màng che phủ bột xương và cố định màng

3.4 Khâu đóng vạt niêm mạc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: cầm máu.

2. Sau khi phẫu thuật

- Chảy máu: cầm máu

- Nhiễm trùng: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

 

 

QT-005: PHẪU THUẬT GHÉP XƯƠNG HỒN HỢP ĐỂ CẤY GHÉP IMPLANT

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật sử dụng phối hợp xương tự thân và bột xương nhân tạo, ghép vào vùng xương hàm mất răng, làm tăng kích thước xương có ích để cấy ghép Implant.

II. CHỈ ĐỊNH

- Thiếu chiều cao xương hữu ích.

- Thiếu chiều rộng xương hữu ích.

- Thiếu khối lượng xương hữu ích, bao gồm cả thiếu chiều cao và chiều rộng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh chưa đến tuổi trưởng thành

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh có bệnh toàn thân như tim mạch, bệnh máu, đái tháo đường…trong giai đoạn tiến triển.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt đã được đào tạo về cấy ghép nha khoa.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Bộ phẫu thuật xương.

- Bộ phẫu thuật phần mềm.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Dung dịch sát khuẩn.

- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.

- Vật liệu cố định xương ghép.

- Bột xương nhân tạo.

- Màng che phủ xương ghép.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim X quang tình trạng xương hàm vùng phẫu thuật.

- Các xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1.Vô cảm

- Sát khuẩn

- Gây tê vùng và gây tê tại chỗ

- Gây mê nếu cần.

3.2. Sửa soạn vùng nhận xương ghép

- Tạo vạt niêm mạc bởi 3 đường rạch:

  • Đường rạch dọc niêm mạc sống hàm: tương ứng vùng mất răng.
  • Hai đường rạch đứng đi từ hai đầu đường rạch trên về phía ngách tiền đình sao cho vạt có đáy hình thang, đủ rộng để thao tác.
  • Dùng cây bóc tách thích hợp bóc tách vạt niêm mạc màng xương bộc lộ vùng phẫu thuật.
  • Rạch đường giảm căng.

- Sửa soạn bề mặt xương nơi nhận :

  • Dùng mũi khoan thích hợp khoan thủng vỏ xương tạo các điểm chảy máu.
  • Sửa soạn bề mặt xương nơi nhận nếu cần.

3.3. Lấy xương tự thân

- Các vị trí có thể lấy:

  • Trong miệng: vùng cằm, cành lên xương hàm dưới, lồi củ xương hàm trên, các lồi xương trong khoang miệng
  • Các vùng khác: xương sườn, xương mào chậu, xương mác, xương sọ.

- Yêu cầu mảnh xương ghép:

  • Có thể lấy xương khối hoặc mảnh xương vụn.
  • Khối lượng: tương đối phù hợp với nơi nhận.
  • Nếu lấy xương khối thì cần có cả phần xương vỏ và xương xốp.

3.4. Đặt xương ghép và màng xương:

- Nếu xương tự thân là mảnh xương vụn:

  • Trộn với bột xương nhân tạo.
  • Đặt hỗn hợp xương trộn vào nơi nhận.
  • Đặt màng che phủ và cố định màng.

- Nếu xương tự thân là xương khối:

  • Đặt mảnh xương ghép đã sửa soạn vào bề mặt xương hàm nơi nhận.
  • Đặt tăng cường bột xương nhân tạo quanh mảnh xương ghép.
  • Đặt màng che phủ và cố định màng.

3.5. Khâu đóng vạt niêm mạc.

VIII. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1.Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: cầm máu.

2. Sau khi phẫu thuật

- Chảy máu: cầm máu

- Nhiễm trùng: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

 

 

QT-006: PHẪU THUẬT ĐẶT XƯƠNG NHÂN TẠO VÀ MÀNG SINH HỌC QUANH IMPLANT

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật tăng cường khối lượng xương quanh Implant để có thể giữ được Implant trong các trường hợp có tiêu xương quanh Implant.

II. CHỈ ĐỊNH

- Tiêu xương quanh Implant có nguy cơ không bảo tồn được Implant.

- Tiêu xương quanh Implant ảnh hưởng đến thẩm mỹ của răng được phục hồi.

- Viêm quanh Implant (periimplantitis).

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt đã được đào tạo về cấy ghép nha khoa.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Bộ phẫu thuật trong miệng.

- Máy lấy cao răng siêu âm hoặc dụng cụ làm sạch bề mặt Implant.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Kháng sinh

- Dung dịch sát khuẩn.

- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.

- Bột xương

- Màng sinh học.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim X quang xác định tình trạng Implant.

- Xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Vô cảm: gây tê tại chỗ hoặc/ và gây tê vùng.

- Bộc lộ Implant ở vùng tiêu xương:

- Tạo vạt niêm mạc màng xương hình thang ở phía tiền đình tương ứng vùng tiêu xương quanh Implant.

- Dùng dụng cụ thích hợp bóc tách vạt bộc lộ Implant vùng tiêu xương và bờ xương hàm quanh Implant.

- Tách bóc bờ lợi quanh Implant phía trong.

- Làm sạch bề mặt Implant và nạo sạch mô viêm nhiễm.

- Ghép xương và màng:

- Dùng mũi khoan thích hợp tạo các điểm chảy máu vùng xương hàm quanh Implant.

- Trộn bột xương với máu của người bệnh hoặc nước muối sinh lý và đặt xung quanh Implant.

- Đặt màng và cố định màng.

- Khâu đóng vạt niêm mạc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

- Sốc phản vệ: Điều trị chống sốc.

- Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau khi phẫu thuật

- Nhiễm trùng: Dùng thuốc kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

 

 

QT-006: PHẪU THUẬT CẤY GHÉP IMPLANT

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật đặt trụ Implant vào xương hàm vùng mất răng để làm phục hình răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Mất răng đơn lẻ: cấy một trụ Implant để làm chụp răng.

- Mất một nhóm răng: cấy một số trụ Implant để làm cầu răng.

- Mất răng toàn bộ: cấy một số trụ Implant để làm cầu răng hoặc làm trụ đỡ cho hàm giả tháo lắp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Thiếu chiều cao xương hàm.

- Thiếu chiều rộng xương hàm.

- Thiếu khối lượng xương bao gồm cả chiều cao và chiều rộng.

- Khoảng liên hàm không đủ cho làm phục hình răng.

- Khoảng gần – xa vùng mất răng không đủ cho làm phục hình răng.

- Người bệnh chưa đến tuổi trưởng thành.

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt đã được đào tạo về cấy ghép nha khoa.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Bộ phẫu thuật trong miệng.

- Bộ phẫu thuật Implant.

- Máy khoan Implant.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Kháng sinh

- Dung dịch sát khuẩn.

- Nước muối sinh lý.

- Implant.

- Kim, chỉ khâu…

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim X quang xác định tình trạng vùng mất răng.

- Xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Sát khuẩn

3.2. Vô cảm: gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng.

3.3. Bộc lộ xương hàm vùng cấy ghép:

- Rạch niêm mạc màng xương dọc sống hàm vùng mất răng.

- Dùng dụng cụ thích hợp bóc tách niêm mạc màng xương, bộc lộ bề mặt xương hàm vùng cấy ghép.

Trong một số trường hợp không cần rạch niêm mạc thì có thể dùng mũi cắt tròn (tissue punch) để đột lợi.

3.4. Khoan xương:

- Xác định vị trí.

- Khoan mũi định vị.

- Khoan mũi hướng dẫn tới chiều dài đã chọn.

- Kiểm tra hướng và độ sâu của lỗ khoan.

- Khoan các mũi lớn dần đến đường kính đã chọn.

- Tạo ren.

3.5. Bơm rửa.

3.6. Đặt Implant:

- Dùng máy hoặc tay đặt Implant vào lỗ khoan trên xương với lực thích hợp.

- Dùng tay vặn chặt Implant tới mức độ thích hợp.

3.7. Đặt mũ phủ Implant hoặc trụ liền thương.

3.8. Khâu đóng niêm mạc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

- Sốc phản vệ : Điều trị chống sốc.

- Chảy máu : Cầm máu.

- Tổn thương thần kinh răng dưới: Đặt Implant ngắn hơn.

- Thủng đáy xoang hàm: Khâu đóng niêm mạc và theo dõi.

- Tổn thương chân răng lân cận: Tùy trường hợp mà có thể thay đổi trục đặt Implant hoặc khâu đóng niêm mạc và theo dõi.

2. Sau khi phẫu thuật

- Nhiễm trùng : Dùng thuốc kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

- Tê môi - cằm do tổn thương thần kinh răng dưới: Tháo Implant và theo dõi.

 

 

QT-007: CẤY GHÉP IMPLANT TỨC THÌ SAU NHỔ RĂNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật đặt Implant vào xương hàm ngay sau khi nhổ răng để làm phục hình.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng chấn thương có chỉ định nhổ.

- Răng tổn thương mất mô cứng thân răng có chỉ định nhổ.

- Răng lung lay có chỉ định nhổ.

- Răng có hình thể bất thường có chỉ định nhổ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Khoảng liên hàm không đủ cho làm phục hình răng.

- Khoảng gần – xa vùng mất răng không đủ cho làm phục hình răng.

- Người bệnh chưa đến tuổi trưởng thành.

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt đã được đào tạo về cấy ghép nha khoa.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Bộ phẫu thuật xương.

- Bộ phẫu thuật phần mềm.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Dung dịch sát khuẩn.

- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.

- Vật liệu cố định xương ghép.

- Bột xương nhân tạo.

- Màng che phủ xương ghép.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim X quang tình trạng xương hàm vùng phẫu thuật.

- Các xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn

3.2 Vô cảm

- Gây tê tại chỗ hoặc/và gây tê vùng

- Gây mê nếu cần.

3.3 Nhổ răng

Thực hiện theo quy trình nhổ răng. Lưu ý nhổ răng không sang chấn.

3.4 Tạo vạt

- Dùng dao rạch niêm mạc màng xương tạo vạt hình thang tương ứng vùng răng vừa nhổ.

- Bóc tách vạt niêm mạc màng xương bộc lộ mặt ngoài xương ổ răng.

- Rạch đường giảm căng.

3.5 Khoan xương và đặt Implant

Thực hiện theo quy trình cấy ghép Implant.

3.6 Ghép xương và màng

Thực hiện theo quy trình ghép xương và màng sinh học quanh Implant.

3.7 Khâu đóng vạt niêm mạc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

- Sốc: Điều trị chống sốc.

- Chảy máu : Cầm máu.

- Tổn thương thần kinh răng dưới: Đặt Implant ngắn hơn.

- Thủng đáy xoang hàm: Khâu đóng niêm mạc và theo dõi.

- Tổn thương chân răng lân cận: Tùy trường hợp mà có thể thay đổi trục đặt Implant hoặc khâu đóng niêm mạc và theo dõi.

2. Sau khi phẫu thuật

- Nhiễm trùng : Dùng thuốc kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

- Tê môi - cằm do tổn thương thần kinh răng dưới: Tháo Implant và theo dõi.

 

 

QT-008: PHẪU THUẬT TĂNG LỢI SỪNG HÓA QUANH IMPLANT

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị thiếu mô lợi sừng hóa, tăng cường sự ổn định Implant trong phục hình răng bằng phẫu thuật ghép mô.

- Có nhiều kỹ thuật làm tăng lợi sừng hóa, bài này giới thiệu kỹ thuật ghép vạt lợi tự do.

II. CHỈ ĐỊNH

Thiếu mô lợi sừng hóa quanh Implant.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt đã được đào tạo về cấy ghép nha khoa.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám: khay, gương, gắp, thám châm.

- Bộ phẫu thuật phần mềm.

- Bơm, kim tiêm….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Dung dịch sát khuẩn.

- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.

- Vật liệu ghép….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim X quang tình trạng xương hàm vùng phẫu thuật.

- Các xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn

3.2 Vô cảm

Gây tê vùng và gây tê tại chỗ.

3.3 Sửa soạn vạt nơi nhận

- Rạch đường rạch ngang trong rãnh lợi quanh cổ Implant và 2 răng lân cận ở 2 bên.

- Rạch 2 đường rạch đứng đi từ 2 đầu đường rạch ngang, đi xuống phía cuống răng với chiều dài phù hợp để trượt vạt.

- Dùng cây bóc tách để bóc tách vạt bán phần.

3.4 Lấy mảnh ghép lợi tự do từ vòm miệng cứng

- Dùng bút vẽ thiết kế vạt với kích thước và hình dạng phù hợp với nơi nhận.

- Rạch đường rạch sát màng xương theo thiết kế.

- Dùng dao tách để lấy được vạt bán phần có biểu mô.

- Phủ vùng lấy vạt bằng xi măng phẫu thuật.

3.5 Ghép mô lợi tự do

- Đặt mảnh ghép lợi tự do vào vị trí ghép và chỉnh sửa cho phù hợp.

- Khâu cố định mảnh ghép và đóng vạt.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: cầm máu.

2. Sau khi phẫu thuật

- Chảy máu: cầm máu.

- Nhiễm trùng : Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

 

 

QT-009: PHẪU THUẬT ĐẶT LƯỚI TITANIUM TÁI TẠO XƯƠNG CÓ HƯỚNG DẪN

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị thiếu xương vùng mất răng để cấy Implant phục hình răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Thiếu chiều cao xương hữu ích.

- Thiếu chiều rộng xương hữu ích.

- Thiếu khối lượng xương hữu ích, bao gồm cả thiếu chiều cao và chiều rộng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh chưa đến tuổi trưởng thành

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép điều trị.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt đã được đào tạo về cấy ghép nha khoa.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ phẫu thuật xương.

- Bộ phẫu thuật phần mềm.

- Bơm, kim tiêm….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Dung dịch sát khuẩn.

- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.

- Lưới Titanium.

- Vật liệu cố định lưới Titanium.

- Bột xương nhân tạo.

- Màng Collagen….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim X quang đánh giá tình trạng xương hàm vùng phẫu thuật.

- Các xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Sát khuẩn

3.2. Vô cảm

- Gây tê vùng và gây tê tại chỗ

- Gây mê nếu cần.

3.3. Sửa soạn vùng nhận.

- Tạo vạt niêm mạc bởi 3 đường rạch:

  • Đường rạch dọc niêm mạc sống hàm: tương ứng vùng mất răng.
  • Hai đường rạch đứng đi từ hai đầu đường rạch trên về phía ngách tiền đình sao cho vạt có đáy hình thang, đủ rộng để thao tác.
  • Dùng cây bóc tách thích hợp bóc tách vạt niêm mạc màng xương bộc lộ vùng phẫu thuật.

- Rạch đường giảm căng.

- Sửa soạn bề mặt xương nơi nhận :

  • Dùng mũi khoan thích hợp tạo các điểm chảy máu trên vỏ xương.
  • Sửa soạn bề mặt xương nơi nhận nếu cần.

3.4. Lấy xương tự thân

- Trường hợp cần ghép khối lượng xương lớn thì có thể tăng cường xương tự thân từ các vị trí trong miệng hoặc ngoài miệng.

3.5. Đặt xương ghép và lưới Titanium

- Uốn và cắt lưới Titanium phù hợp với thể tích cần tái tạo.

- Trộn vật liệu ghép:

Trộn bột xương nhân tạo với máu tự thân và có thể với các mảnh vụn xương tự thân.

- Đặt hỗn hợp xương trộn vào nơi nhận.

- Đặt và cố định lưới Titanium xung quanh khối xương ghép.

3.1. Đặt màng tự tiêu

- Đặt màng tự tiêu phủ toàn bộ lưới Titanium.

- Cố định màng tự tiêu.

3.2. Khâu đóng vạt niêm mạc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: cầm máu.

2. Sau khi phẫu thuật

- Chảy máu: cầm máu

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

 

 

QT-010: PHẪU THUẬT TÁI TẠO XƯƠNG Ổ RĂNG BẰNG MÀNG SINH HỌC

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật đặt màng sinh học vào vùng giữa vạt lợi và chân răng để ngăn cản sự di chuyển và phát triển của tế bào biểu mô về phía cuống răng, tạo điều kiện cho các tế bào mô quanh răng được tái tạo.

- Màng sinh học là vật liệu được sản xuất từ nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, tự tiêu hoặc không tiêu.

II. CHỈ ĐỊNH

- Túi quanh răng trong xương , sâu > 5mm

- Tiêu chẽ chân răng độ 1

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tiêu xương ngang

- Tiêu chẽ chân răng độ 2,3

- Túi quanh răng trong xương ở người bệnh viêm quanh răng tiến triển nhanh.

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật nha chu.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

Bộ dụng cụ phẫu thuật nha chu.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Dung dịch sát khuẩn.

- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.

- Màng sinh học

- Dụng cụ cố định màng

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim X quang xác định tình trạng xương ổ răng vùng phẫu thuật.

- Các xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn

3.2 Vô cảm

- Gây tê tại chỗ và/hoặc gây tê vùng.

- Gây mê nếu cần.

3.3. Tạo vạt và làm sạch túi quanh răng

- Tạo vạt niêm mạc theo phương pháp Widman cải tiến

+ Rạch lợi theo các đường rạch của phương pháp Widman cải tiến.

+ Dùng cây bóc tách thích hợp bóc tách vạt niêm mạc màng xương bộc lộ vùng phẫu thuật.

- Làm sạch túi quanh răng:

+ Dùng cây nạo lấy hết phần mô lợi bị viêm và hoại tử

+ Nạo và làm nhẵn bề mặt chân răng và thành xương ổ răng

+ Bơm rửa sạch túi quanh răng

+ Xử trí bề mặt chân răng bằng dung dịch kháng sinh.

+ Dùng mũi khoan thích hợp tạo các điểm chảy máu ở xương ổ răng.

3.4. Đặt màng sinh học :

- Sửa soạn màng:

+ Xử trí màng cho mềm theo hướng dẫn của nhà sản xuất

+ Cắt và thử mảnh giấy vô trùng theo hình dạng và kích thước phù hợp.

+ Cắt màng theo mảnh giấy đã cắt.

- Đặt màng che phủ vùng khuyết xương ổ răng.

- Cố định màng.

3.5. Khâu đóng vạt niêm mạc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau khi phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Nhiễm trùng : Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

 

 

QT-011: PHẪU THUẬT TÁI TẠO XƯƠNG Ổ RĂNG BẰNG GHÉP XƯƠNG ĐÔNG KHÔ

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là phương pháp phẫu thuật nhằm tái tạo lại phần mô quanh răng bị phá hủy do viêm quanh răng bằng cách ghép xương đông khô vào vùng khuyết hổng xương ổ răng .

- Xương đông khô là xương đồng loại được xử lý, tiệt khuẩn và đóng gói dưới dạng bột.

II. CHỈ ĐỊNH

- Túi quanh răng trong xương có 2 thành trở lên, sâu > 5mm

- Tiêu chẽ chân răng độ 1.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tiêu xương ngang

- Túi quanh răng trong xương có 1 thành

- Tiêu chẽ chân răng độ 2,3

- Túi quanh răng trong xương ở người bệnh viêm quanh răng tiến triển nhanh.

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật nha chu.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

Bộ dụng cụ phẫu thuật nha chu.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Dung dịch sát khuẩn.

- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.

- Kháng sinh.

- Vật liệu ghép: xương đông khô (FDB) hoặc xương đông khô khử khoáng (DFDB)

- Kim, chỉ khâu.

- Xi măng phẫu thuật.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim X quang xác định tình trạng tiêu xương ổ răng vùng phẫu thuật.

- Các xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn

3.2 Vô cảm

o Gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng

o Gây mê nếu cần.

3.3 Sửa soạn vùng nhận xương ghép

- Tạo vạt niêm mạc theo phương pháp Widman cải tiến:

+ Rạch lợi theo các đường rạch của phương pháp Widman cải tiến

+ Dùng cây bóc tách thích hợp bóc tách vạt niêm mạc màng xương, bộc lộ vùng phẫu thuật.

- Làm sạch túi quanh răng:

+ Dùng cây nạo lấy hết phần mô lợi bị viêm và hoại tử

+ Nạo và làm nhẵn bề mặt chân răng và thành xương ổ răng

+ Bơm rửa sạch túi quanh răng bằng nước muối sinh lý.

+ Xử trí bề mặt chân răng bằng dung dịch kháng sinh.

+ Dùng mũi khoan thích hợp tạo các điểm chảy máu ở xương ổ răng.

3.4 Đặt bột xương:

- Trộn bột xương với máu người bệnh hoặc nước muối sinh lý.

- Đặt bột xương đã trộn vào đầy túi quanh răng theo lừng lớp, lèn chặt

3.5 Khâu đóng vạt niêm mạc.

3.6 Phủ xi măng phẫu thuật.

VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau khi phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Nhiễm trùng: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

 

 

QT-011: PHẪU THUẬT TÁI TẠO XƯƠNG Ổ RĂNG BẰNG GHÉP VẬT LIỆU THAY THẾ XƯƠNG

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật tái tạo lại mô quanh răng bị phá hủy do viêm bằng cách ghép vật liệu thay thế xương vào vùng khuyết hổng xương ổ răng.

- Vật liệu ghép là những chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, có thành phần hay cấu trúc gần giống với xương.

II. CHỈ ĐỊNH

- Túi quanh răng trong xương có 2 thành trở lên, sâu > 5mm

- Tiêu chẽ chân răng độ 1

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tiêu xương ngang

- Túi quanh răng trong xương có 1 thành

- Tiêu chẽ chân răng độ 2,3

- Túi quanh răng trong xương ở người bệnh viêm quanh răng tiến triển nhanh.

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật nha chu.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

Bộ dụng cụ phẫu thuật nha chu.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Dung dịch sát khuẩn.

- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.

- Kháng sinh.

- Vật liệu ghép thay thế xương.

- Kim, chỉ khâu.

- Xi măng phẫu thuật.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim X quang xác định tình trạng tiêu xương ổ răng vùng phẫu thuật.

- Các xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn

3.2 Vô cảm

- Gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng

- Gây mê nếu cần.

3.3 Sửa soạn vùng nhận xương ghép

- Tạo vạt niêm mạc theo phương pháp Widman cải tiến:

+ Rạch lợi theo các đường rạch của phương pháp Widman cải tiến

+ Dùng cây bóc tách thích hợp bóc tách vạt niêm mạc màng xương, bộc lộ vùng phẫu thuật.

- Làm sạch túi quanh răng:

+ Dùng cây nạo lấy hết phần mô lợi bị viêm và hoại tử

+ Nạo và làm nhẵn bề mặt chân răng và thành xương ổ răng

+ Bơm rửa sạch túi quanh răng bằng nước muối sinh lý.

+ Xử trí bề mặt chân răng bằng dung dịch kháng sinh.

+ Dùng mũi khoan thích hợp tạo các điểm chảy máu ở xương ổ răng.

3.4 Đặt vật liệu ghép:

- Trộn vật liệu ghép với máu người bệnh hoặc nước muối sinh lý.

- Đặt vật liệu ghép đã trộn vào đầy túi quanh răng theo lừng lớp, lèn chặt.

3.5 Khâu đóng vạt niêm mạc.

3.6 Phủ xi măng phẫu thuật.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau khi phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Nhiễm trùng: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

 

 

QT-013: PHẪU THUẬT TÁI TẠO XƯƠNG SỐNG HÀM BẰNG GHÉP XƯƠNG ĐÔNG KHÔ VÀ ĐẶT MÀNG SINH HỌC

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật dùng bột xương đông khô ghép vào vùng xương hàm mất răng, làm tăng kích thước xương sống hàm .

II. CHỈ ĐỊNH

- Thiếu chiều cao xương sống hàm.

- Thiếu chiều rộng xương sống hàm.

- Thiếu cả chiều cao và chiều rộng xương sống hàm..

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh có bệnh toàn thân không phẫu thuật được.

IV.CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật nha chu.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

Bộ dụng cụ phẫu thuật nha chu.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Dung dịch sát khuẩn.

- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.

- Vật liệu ghép: xương đông khô(FDB), xương đông khô khử khoáng

 (DFDB)

- Màng sinh học

- Vật liệu cố định màng.

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim X quang tình trạng xương hàm vùng phẫu thuật.

- Các xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3.Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

3.2. Sát khuẩn

- Gây tê vùng và gây tê tại chỗ

- Gây mê nếu cần.

3.3. Sửa soạn vùng nhận xương ghép

- Tạo vạt niêm mạc bởi 3 đường rạch:

+ Đường rạch dọc niêm mạc sống hàm: tương ứng vùng mất răng.

+ Hai đường rạch đứng đi từ hai đầu đường rạch trên về phía ngách tiền đình sao cho vạt có đáy hình thang, đủ rộng để thao tác.

+ Dùng cây bóc tách thích hợp bóc tách vạt niêm mạc màng xương bộc lộ vùng phẫu thuật.

+ Rạch đường giảm căng.

- Sửa soạn bề mặt xương nơi nhận :

+ Dùng mũi khoan thích hợp khoan thủng vỏ xương tạo các điểm chảy

máu.

+ Sửa soạn bề mặt xương nơi nhận nếu cần.

3.4. Đặt bột xương và màng :

- Đặt bột xương đông khô:

+ Trộn bột xương với máu người bệnh hoặc nước muối sinh lý.

+ Đặt bột xương đã trộn vào bề mặt xương hàm đã sửa soạn với khối lượng phù hợp.

- Đặt màng che phủ bột xương và cố định màng

3.5. Khâu đóng vạt niêm mạc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

- Chảy máu : Cầm máu.

2. Sau khi phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu

- Nhiễm trùng: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

 

 

QT-014: PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG CHẼ CHÂN RĂNG BẰNG GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO VÀ ĐẶT MÀNG SINH HỌC

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật tái tạo mô quanh răng vùng chẽ chân răng bằng xương nhân tạo với màng sinh học.

- Xương nhân tạo là vật liệu thay thế xương có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp.

- Màng sinh học là vật liệu được sản xuất từ nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, tự tiêu hoặc không tiêu.

II. CHỈ ĐỊNH

- Tiêu xương ổ răng vùng chẽ chân răng độ 1,2.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tiêu chẽ chân răng độ 3

- Tiêu chẽ chân răng ở người bệnh viêm quanh răng tiến triển nhanh.

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật nha chu.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

Bộ dụng cụ phẫu thuật nha chu.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Dung dịch sát khuẩn.

- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.

- Màng sinh học

- Vật liệu thay thế xương.

- Dụng cụ cố định màng

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim X quang xác định tình trạng xương ổ răng vùng phẫu thuật.

- Các xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án.

2. Kiểm tra người bệnh:

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Sát khuẩn

3.2. Vô cảm

- Gây tê tại chỗ và/hoặc gây tê vùng.

- Gây mê nếu cần.

3.3. Tạo vạt và làm sạch túi quanh răng

- Tạo vạt niêm mạc theo phương pháp Widman cải tiến

+ Rạch lợi theo các đường rạch của phương pháp Widman cải tiến

+ Dùng cây bóc tách thích hợp bóc tách vạt niêm mạc màng xương bộc lộ vùng phẫu thuật.

- Làm sạch túi quanh răng vùng chẽ:

+ Dùng cây nạo lấy hết phần mô lợi bị viêm và hoại tử

+ Nạo và làm nhẵn bề mặt chân răng và thành xương ổ răng

+ Bơm rửa sạch túi quanh răng vùng chẽ.

+ Xử trí bề mặt chân răng bằng dung dịch kháng sinh.

+ Dùng mũi khoan thích hợp tạo các điểm chảy máu ở xương ổ răng.

3.4. Đặt vật liệu thay thế xương và màng sinh học :

- Đặt vật liệu thay thế xương:

+ Trộn vật liệu thay thế xương với máu của người bệnh hoặc nước muối sinh lý.

+ Đặt vật liệu đã trộn vào khuyết hổng vùng chẽ theo từng lớp.

- Sửa soạn và đặt màng sinh học:

+ Xử trí màng cho mềm theo hướng dẫn của nhà sản xuất

+ Cắt và thử mảnh giấy vô trùng theo hình dạng và kích thước phù hợp.

+ Cắt màng theo mảnh giấy đã cắt.

+ Đặt màng che phủ vùng chẽ chân răng và vật liệu ghép.

- Cố định màng.

3.5. Khâu đóng vạt niêm mạc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu : Cầm máu.

2. Sau khi phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Nhiễm trùng : Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

 

 

QT-015: LIÊN KẾT CỐ ĐỊNH RĂNG LUNG LAY BẰNG NẸP KIM LOẠI

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị cố định các răng lung lay do các nguyên nhân khác nhau bằng nẹp kim loại liên kết các răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Các răng lung lay do các bệnh quanh răng.

- Các răng lung lay do chấn thương.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Răng lung lay xen kẽ giữa các vùng mất răng.

- Răng lung lay đơn lẻ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1.Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: gương gắp, thám châm.

2.2.Thuốc và vật liệu:

- Cồn

- Thuốc tê

- Thìa lấy dấu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu

- Vật liệu gắn….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng răng và quanh răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1 Sửa soạn trên miệng.

- Xác định các răng cần liên kết.

- Sửa soạn các vị trí đặt nẹp trên các răng nếu cần.

- Lấy dấu bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu bằng thạch cao.

- Thiết kế nẹp trên mẫu thạch cao.

3.2 Đúc nẹp

Thực hiện tại Labo.

3.3 Đặt nẹp và cố định nẹp.

- Đặt nẹp vào các vị trí đã thiết kế ban đầu.

- Kiểm tra độ sát khít,độ ổn định và khớp cắn.

- Chỉnh sửa nẹp cho phù hợp.

- Cố định nẹp trên các răng đã sửa soạn bằng cement.

- Hướng dẫn người bệnh kiểm soát mảng bám răng.

VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

2. Sau khi điều trị

- Viêm lợi và viêm quanh răng:

+ Điều trị viêm lợi và viêm quanh răng.

+ Hướng dẫn người bệnh cách kiểm soát mảng bám răng.

 

 

QT-013: LIÊN KẾT CỐ ĐỊNH RĂNG LUNG LAY BẰNG DÂY CUNG KIM LOẠI VÀ COMPOSITE

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị các răng lung lay do các nguyên nhân khác nhau bằng cách liên kết các răng bằng dây kim loại và cố định dây bằng composite.

II. CHỈ ĐỊNH

- Các răng lung lay do các bệnh quanh răng.

- Các răng lung lay do chấn thương.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Răng lung lay xen kẽ giữa các vùng mất răng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa,

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Đèn quang trùng hợp….

2.2.Thuốc và vật liệu:

- Composite các loại, etching, keo dán.

- Chêm gỗ, dây cung liên kết bằng thép không rỉ.

- Bột đánh bóng, bông gạc…

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng răng và quanh răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ

3. Thực hiện kỹ thuật

- Làm sạch bề mặt các răng bằng các dụng cụ và vật liệu thích hợp.

- Chọn và sửa soạn dây cung.

- Xoi mòn bề mặt men răng vùng đặt và cố định các dây bằng acid phosphoric 37%.

- Rửa sạch.

- Đặt chêm gỗ vào khoảng giữa các kẽ răng.

- Cách ly các răng và làm khô bề mặt răng.

- Phủ keo dán lên bề mặt răng và chiếu đèn quang trùng hợp.

- Đặt composite lên mặt trong của các răng vùng đã sửa soạn.

- Đặt dây cung vào mặt trong các răng ở vị trí phù hợp.

- Phủ dây cung bằng composite.

- Cố định dây cung bằng chiếu đèn quang trùng hợp.

- Lấy chêm gỗ ra khỏi kẽ răng.

- Chỉnh sửa bề mặt Composite cho phù hợp.

- Hướng dẫn người bệnh kiểm soát mảng bám răng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sau quá trình điều trị

Viêm lợi và viêm quanh răng: Điều trị viêm lợi và viêm quanh răng.

 

 

QT-017: ĐIỀU TRỊ ÁP-XE QUANH RĂNG CẤP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị dẫn lưu mủ và kiểm soát sự lan rộng của nhiễm trùng ở vùng quanh răng.

II. CHỈ ĐỊNH

Áp xe quanh răng cấp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định tuyệt đối.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám châm.

- Bơm, kim tiêm.

- Dụng cụ trích rạch áp xe….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Dung dịch sát khuẩn.

- Dung dịch nước muối sinh lý…

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng quanh răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Xác định vị trí ổ mủ và vùng chuyển sóng để chọn được đường dẫn lưu. Tùy từng trường hợp mà có thể đi đường thành trong túi lợi tương ứng ổ áp xe hoặc dùng đường rạch bên ngoài túi lợi:

3.1. Dẫn lưu qua túi lợi:

- Dùng thám châm hoặc dụng cụ có đầu nhỏ dẹt ép vào thành túi lợi tương ứng với ổ áp xe.

- Dùng thám châm thâm nhập vào ổ áp xe và dẫn lưu mủ.

3.2. Dẫn lưu qua đường rạch bên ngoài.

Khi áp xe quanh răng khó dẫn lưu qua đường túi lợi hoặc thấy rõ ở phía ngoài lợi thì dẫn lưu bằng đường rạch bên ngoài.

- Cách ly, làm khô và sát trùng.

- Gây tê tại chỗ.

- Dùng dao rạch đường rạch đứng qua phần di động nhất của tổn thương, đi từ lợi niêm đến bờ lợi.

Nếu chỗ sưng phồng ở mặt lưỡi thì đường rạch bắt đầu ngay dưới chỗ sưng phồng phía cuống răng và mở rộng đến bở lợi.

Đường rạch phải đủ sâu và tới được vùng có mủ.

- Làm rộng nhẹ nhàng đường rạch để dẫn lưu.

- Bơm rửa bằng nước ấm.

- Làm khô và chấm thuốc sát khuẩn.

Sau khi hết các triệu chứng cấp thì điều trị theo quy trình điều trị áp xe quanh răng mạn.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sau quá trình điều trị:

- Chảy máu: Cầm máu.

- Nhiễm trùng lan rộng: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

 

 

QT-018: ĐIỀU TRỊ ÁP-XE QUANH RĂNG MẠN

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị loại bỏ mô hoại tử tạo thành xoang ở xương ổ răng có sử dụng phẫu thuật vạt.

II. CHỈ ĐỊNH:

Áp xe quanh răng mạn tính.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép điều trị.

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ:

- Bộ khám: khay, gương, gắp, thám châm.

- Bơm, kim tiêm.

- Bộ dụng cụ phẫu thuật nha chu

- Bộ dụng cụ nạo túi quang răng

- Máy và đầu lấy cao răng siêu âm

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê

- Xi măng phẫu thuật.

- Dung dịch nước muối sinh lý…

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

Phim Xquanguang đánh giá tình trạng quanh răng

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

Áp xe quanh răng mạn được điều trị bằng phẫu thuật vạt với các bước:

- Dùng thám châm xác định vị trí ổ áp xe ở mặt tiền đình hay mặt lưỡi để chọn đường rạch.

- Gây tê tại chỗ.

- Lấy cao răng lớp nông.

- Tạo vạt lợi với các đường rạch:

+ Rạch 2 đường rạch đứng từ bờ lợi đến nếp niêm mạc má:

Nếu rạch phía lưỡi thì 2 đường rạch đi từ bở lợi đến mức cuống răng. Các đường rạch phải có được 1 trường phẫu thuật đủ rộng.

+ Rạch đường rạch gần xa qua nhú kẽ răng để tạo điều kiện tách vạt.

- Dùng cây tách màng xương để tách vạt với độ dầy là vạt toàn phần.

Trường hợp áp xe mà ban đầu là cấp thì cố gắng hợp nhất với đường rạch lần trước để vạt tách ra trong cùng một vạt.

- Quan sát và đánh giá:

+ Mô hạt ở bờ lợi.

+ Cao răng ở bề mặt chân răng.

+ Một xoang mở ra thành xương bên ngoài mà có thể thăm thám châm được vào bên trong tới chân răng.

+ Mô mềm có mủ ở lỗ xoang.

- Dùng nạo lấy hết mô hạt, bộc lộ rõ chân răng.

- Lấy sạch cao răng và làm nhẵn chân răng.

- Nạo xoang.

- Lấy bỏ mép xương mỏng giữa xoang và bờ xương ổ răng.

- Dùng miếng gạc làm thành hình chữ U phủ vào bề mặt để cầm máu và giữ cho tới khi ngừng chảy máu.

- Khâu đóng vạt.

- Đắp xi măng phẫu thuật.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sau quá trình điều trị

- Chảy máu: Cầm máu.

- Nhiễm trùng lan rộng: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

 

 

QT-019: ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH RĂNG

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị tổn thương mô quanh răng do viêm.

- Viêm quanh răng là tình trạng bệnh lý với biểu hiện tiêu xương ổ răng, mất bám dính quanh răng và tạo thành túi lợi bệnh lý, là một trong các nguyên nhân gây mất răng.

II. CHỈ ĐỊNH

Viêm quanh răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Chống chỉ định điều trị phẫu thuật quanh răng:

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ dụng cụ lấy cao răng

- Bộ dụng cụ phẫu thuật quanh răng….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Dung dịch sát khuẩn.

- Thuốc tê

- Cồn, ôxy già, nước muối sinh lý

- Kháng sinh

- Xi măng phẫu thuật

- Kim, chỉ khâu

- Vật liệu ghép, màng sinh học….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng quanh răng.

- Các xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Giai đoạn điều trị khởi đầu

- Điều trị các tổn thương cấp tính quanh răng:

+ Điều trị áp xe lợi.

+ Điều trị áp xe quanh răng cấp.

+ Điều trị các tổn thương lợi cấp.

+ Điều trị viêm quanh thân răng cấp

+ Điều trị các răng viêm tủy cấp, viêm quanh cuống cấp….

- Điều trị loại bỏ các yếu tố bệnh căn:

+ Lấy cao răng và làm nhẵn chân răng.

+ Sửa chữa các phục hồi và /hoặc phục hình sai qui cách.

+ Hàn răng sâu.

+ Điều chỉnh khớp cắn sai.

+ Cố định răng lung lay.

+ Cắt phanh môi bám sai vị trí.

- Hướng dẫn người bệnh các biện pháp kiểm soát mảng bám răng, kiểm soát chế độ ăn.

3.2. Điều trị phẫu thuật

Tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể lựa chọn biện pháp điều trị phẫu thuật loại bỏ túi quanh răng và phục hồi mô quanh răng phù hợp:

- Nạo túi quanh răng

- Phẫu thuật lật vạt nạo túi quanh răng.

- Phẫu thuật cắt lợi

- Ghép xương và các vật liệu thay thế

- Phẫu thuật tái sinh mô có hướng dẫn….

3.4. Điều trị phục hồi

Tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể lựa chọn biện pháp điều trị phục hồi phù hợp:

- Phục hình tháo lắp

- Phục hình cố định

- Cấy ghép và phục hình trên implant.

3.5. Điều trị duy trì

- Lấy cao răng định kỳ

- Hướng dẫn người bệnh duy trì kiểm soát mảng bám răng và chế độ ăn hợp lý.

- Điều trị duy trì khớp cắn đúng…

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau quá trình điều trị

- Chảy máu: Cầm máu.

- Nhiễm trùng: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

 

 

QT-020: CHÍCH ÁP-XE LỢI

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị áp xe lợi bằng chích và dẫn lưu mủ.

II. CHỈ ĐỊNH:

Áp xe lợi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Bơm, kim tiêm.

- Dụng cụ chích và dẫn lưu mủ.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê

- Dung dịch oxy già 10 thể tích, bông gạc…

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Xác định vùng chuyển sóng.

- Gây tê tại chỗ.

- Trích áp xe:

+ Dùng dao rạch ở vị trí tương ứng vùng chuyển sóng.

+ Làm rộng nhẹ nhàng đường rạch để dẫn lưu mủ.

+ Làm sạch với nước muối sinh lý hoặc ôxy già 3 thể tích.

+ Phủ bằng gạc.

+ Sau khi ngừng chảy máu cho người bệnh .

+ Hướng dẫn người bệnh trong 24h đầu, súc miệng nước muối ấm 2 giờ một lần.

+ Hướng dẫn vệ sinh răng miệng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Thường không có tai biến.

 

 

QT-021: KỸ THUẬT LẤY CAO RĂNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật áp dụng trong dự phòng và điều trị các bệnh quanh răng, lấy đi các chất bám lên răng, bao gồm cao răng, mảng bám răng và các chất ngoại lai khác.

II. CHỈ ĐỊNH

- Cao răng trên lợi.

- Cao răng dưới lợi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Viêm lợi miệng loét hoại tử cấp.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện:

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Dụng cụ lấy cao răng.

2.2 Thuốc và vật liệu:

- Bột đánh bóng

- Dung dịch oxy già 3-4 thể tích.…

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn.

- Gây tê tại chỗ nếu cần.

- Dùng các đầu lấy cao siêu âm làm rung và bật các mảnh cao răng ra khỏi bề mặt răng. Thực hiện theo trình tự sao cho lấy hết cao răng ở các mặt của tất cả các răng, cả cao răng trên lợi và cao răng dưới lợi.

- Dùng các cây lấy cao răng cầm tay lấy các phần cao răng còn lại mà đầu siêu âm không lấy được.

- Sử dụng các mũi khoan tốc độ chậm phù hợp làm sạch các mảng bám , các chất ngoại lai và làm nhẵn bề mặt răng và chân răng, tạo điều kiện kiểm soát mảng bám răng.

- Bơm rửa bề mặt chân răng và rãnh lợi bằng dung dịch ôxy già 3 thể tích….

- Đánh bóng bề mặt các răng và chân răng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau quá trình điều trị

- Chảy máu: Cầm máu.

- Nhiễm trùng: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

 

 

QT-022: ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG CÓ SỬ DỤNG SIÊU ÂM VÀ HÀN KÍN HỆ THỐNG ỐNG TỦY BẰNG GUTTA PERCHA NGUỘI

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị tủy để bảo tồn răng có dùng máy siêu âm nha khoa hỗ trợ việc phát hiện, làm sạch hệ thống ống tủy.

- Gutta percha nguội là vật liệu được sử dụng để hàn kín hệ thống ống tủy theo 3 chiều không gian có sử dụng bộ lèn ngang.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng viêm tủy không hồi phục.

- Răng tủy hoại tử.

- Răng viêm quanh cuống.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các bệnh lý tủy ở các răng sữa.

- Các bệnh lý tủy ở các răng vĩnh viễn chưa đóng cuống

- Răng có chỉ định nhổ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Máy siêu âm, đầu siêu âm nội nha

- Máy đo chiều dài ống tủy

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm…

- Bộ dụng cụ điều trị nội nha

- Bộ cách ly cô lập răng

- Bộ lèn ngang trong nội nha .

2.2. Thuốc và vật liệu:

- Thuốc tê

- Thuốc sát khuẩn

- Dung dịch bơm rửa ống tủy

- Vật liệu điều trị nội nha…

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

- Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ bệnh án theo quy định

- Xem lại các phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

Nếu tủy răng sống thì vô cảm bằng gây tê tại chỗ hoặc/và gây tê vùng bằng Xylocain 2%.

3.2. Cách ly răng

Sử dụng đê cao su

3.3. Mở tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp mở đường vào buồng tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp để mở toàn bộ trần buồng tủy.

3.4. Sửa soạn hệ thống ống tủy

- Lấy sạch tủy ở buồng tủy và ống tủy.

- Xác định miệng ống tủy và số lượng ống tủy:

+ Dùng thám trâm nội nha để tìm miệng ống tủy,

+ Trường hợp không thể phát hiện miệng ống tủy, dùng siêu âm tạo rãnh ở sàn tủy và thám trâm nội nha để tìm.

+ Dựa vào miệng ống tủy và các rãnh ở sàn ống tủy để xác định số lượng ống tủy.

- Xác định chiều dài làm việc của các ống tủy: Thăm dò ống tủy bằng trâm số 10.

- Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy:

+ Sử dụng các file cầm tay hoặc/ và máy để tạo hình hệ thống ống tủy.

+ Bơm rửa hệ thống ống tủy bằng dung dịch Natri hypoclorid 2,5-5%, hoặc nước muối sinh lý, hoặc ôxy già 3 thể tích...

- Dùng đầu siêu âm phối hợp xen kẽ với các file và dung dịch bơm rửa để làm sạch hệ thống ống tủy, dùng chất bôi trơn và làm mềm thành ống tủy.

3.5. Hàn kín hệ thống ống tủy

- Chọn cây lèn ngang với các kích thước phù hợp:

Chọn cây lèn vừa khít và ngắn hơn chiều dài làm việc ống tủy 1-2mm.

- Chọn côn gutta-percha chính:

+ Chọn và đặt côn gutta-percha chuẩn có đường kính phù hợp ống tủy.

+ Kiểm tra côn gutta-percha trong ống tủy trên Xquanguang.

+ Rút côn gutta-percha ra khỏi ống tủy.

- Đặt và lèn côn Gutta percha vào ống tủy:

+ Đưa xi măng trám bít vào thành ống tủy ở 1/3 ống tủy về phía cuống răng.

+ Đặt Gutta-percha chính vào ống tủy.

+ Lèn Gutta bằng cây lèn ngang.

+ Đặt côn phụ vào khoảng trống được tạo ra bởi cây lèn, dùng cây lèn tiếp theo để lèn.

+ Lặp lại nhiều lần đặt và lèn Gutta đến khi cây lèn chỉ còn đi được 1/3 trên ống tủy.

+ Lấy bỏ Gutta-percha thừa trong buồng tủy sát đến miệng ống tủy bằng nhiệt.

+ Lèn 1/3 trên ống tủy bằng cây plugger đã được hơ nóng.

- Đặt và lèn Gutta các ống tủy còn lại:

Lặp lại các bước đặt và lèn Gutta như đã trình bày ở trên lần lượt ở từng ống tủy còn lại.

- Kiểm tra kết quả hàn hệ thống ống tủy bằng Xquang.

3.6. Hàn phục hồi thân răng

Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Thủng sàn tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA, hoặc Canxi hydroxide, hoặc GIC.

- Thủng thành ống tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA, hoặc Canxi hydroxide, hoặc GIC.

- Gãy dụng cụ trong ống tủy: lấy dụng cụ gãy.

2. Sau điều trị

Viêm quanh cuống răng: điều trị viêm quanh cuống.

 

 

QT-023: ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG CÓ SỬ DỤNG SIÊU ÂM VÀ HÀN KÍN HỆ THỐNG ỐNG TỦY BẰNG GUTTA PERCHA NÓNG CHẢY

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị tủy để bảo tồn răng có dùng máy siêu âm nha khoa hỗ trợ việc phát hiện, làm sạch hệ thống ống tủy

- Guttapercha nóng chảy là vật liệu được sử dụng để hàn kín hệ thống ống tủy theo 3 chiều không gian được đã được làm nóng chảy bởi hệ thống bơm gutta percha ở nhiệt độ cao.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng viêm tủy không hồi phục.

- Răng tủy hoại tử.

- Răng viêm quanh cuống.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các bệnh lý tủy ở các răng sữa.

- Các bệnh lý tủy ở các răng vĩnh viễn chưa đóng cuống

- Răng có chỉ định nhổ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Máy siêu âm, đầu siêu âm nội nha

- Máy đo chiều dài ống tủy

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm…

- Bộ dụng cụ điều trị nội nha

- Bộ cách ly cô lập răng

- Bộ lèn nội nha A-D…

- Máy làm nóng chảy Gutta percha (Obturra ) cùng vật liệu và dụng cụ kèm theo.

2.2. Thuốc và vật liệu:

- Thuốc tê

- Thuốc sát khuẩn

- Dung dịch bơm rửa ống tủy

- Vật liệu điều trị nội nha…

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

- Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ bệnh án theo quy định

- Xem lại các phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

Nếu tủy răng sống thì vô cảm bằng gây tê tại chỗ hoặc/và gây tê vùng bằng Xylocain 2%.

3.2. Cách ly răng

Sử dụng đê cao su

3.3. Mở tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp mở đường vào buồng tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp để mở toàn bộ trần buồng tủy.

3.4. Sửa soạn hệ thống ống tủy

- Lấy sạch tủy ở buồng tủy và ống tủy.

- Xác định miệng ống tủy và số lượng ống tủy:

+ Dùng thám trâm nội nha để tìm miệng ống tủy,

+ Trường hợp không thể phát hiện miệng ống tủy, dùng siêu âm tạo rãnh ở sàn tủy và thám trâm nội nha để tìm.

+ Dựa vào miệng ống tủy và các rãnh ở sàn ống tủy để xác định số lượng ống tủy.

- Xác định chiều dài làm việc của các ống tủy: Thăm dò ống tủy bằng trâm số 10.

- Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy:

+ Sử dụng các file cầm tay hoặc/ và máy để tạo hình hệ thống ống tủy.

+ Bơm rửa hệ thống ống tủy bằng dung dịch Natri hypoclorid 2,5-5%, hoặc nước muối sinh lý, hoặc ôxy già 3 thể tích...

- Dùng đầu siêu âm phối hợp xen kẽ với các file và dung dịch bơm rửa để làm sạch hệ thống ống tủy, dùng chất bôi trơn và làm mềm thành ống tủy.

3.5. Hàn kín hệ thống ống tủy bằng Gutta percha nóng chảy

- Chọn kim để bơm Gutta percha, kim đi trong lòng ống tủy và phải tới được vị trí cách cuống răng 3mm-5mm.

- Dùng côn giấy đưa chất dán dính vào thành ống tủy.

- Đưa kim bơm gutta-percha vào trong ống tủy và bơm Gutta percha nóng chảy để hàn kín ống tủy. Lưu ý thời gian mỗi lần bơm dưới 20 giây

- Rút kim ra khỏi ống tủy sao cho không để gutta-percha ra theo.

- Lèn nhẹ Gutta percha vừa bơm bằng cây lèn

- Kiểm tra chất hàn ở 1/3 ống tủy về phía chóp răng trên Xquanguang. Nếu chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục lèn bằng cây lèn nhỏ hơn cho đến khi ống tủy ở chóp được hàn kín.

- Tiếp tục bơm Gutta percha nóng chảy và lèn kín phần ống tủy còn lại.

- Kiểm tra kết quả sau hàn tủy bằng Xquang.

3.6. Hàn phục hồi thân răng

Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Thủng sàn tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA hoặc Canxi hydroxide, GIC

- Thủng thành ống tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA hoặc Canxi hydroxide, GIC.

- Gãy dụng cụ trong ống tủy: lấy dụng cụ gãy.

2. Sau điều trị

- Viêm quanh cuống răng: điều trị viêm quanh cuống.

 

 

QT-024: ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG CÓ SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI VÀ HÀN KÍN HỆ THỐNG ỐNG TỦY BẰNG GUTTA PERCHA NGUỘI

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị nội nha có sử dụng kính hiển vi nha khoa hỗ trợ trong việc tìm và sửa soạn ống tủy.

- Gutta percha nguội là vật liệu được sử dụng để hàn kín hệ thống ống tủy theo 3 chiều không gian có sử dụng bộ lèn ngang.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng viêm tủy không hồi phục.

- Răng tủy hoại tử.

- Răng viêm quanh cuống.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các bệnh lý tủy ở các răng sữa.

- Các bệnh lý tủy ở các răng vĩnh viễn chưa đóng cuống

- Răng có CHỈ ĐỊNH nhổ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Kính hiển vi nha khoa

- Máy siêu âm, đầu siêu âm nội nha

- Máy đo chiều dài ống tủy

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm…

- Bộ khám (micro mirrors, micro probes, micro cotton piers)

- Micro openers and debrider (Maillefer)

- Bộ dụng cụ điều trị nội nha

- Bộ cách ly cô lập răng

- Bộ lèn nội nha A-D…

2.2. Thuốc và vật liệu:

- Thuốc tê

- Thuốc sát khuẩn

- Dung dịch bơm rửa ống tủy

- Vật liệu điều trị nội nha…

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

- Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ bệnh án theo quy định

- Xem lại các phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Sửa soạn kính:

Điều chỉnh tiêu cự và các khoảng cách từ mắt kính tới thầy thuốc và người bệnh cho phù hợp.

3.2. Vô cảm

Nếu tủy răng sống thì vô cảm bằng gây tê tại chỗ hoặc/và gây tê vùng bằng Xylocain 2%.

3.3. Cách ly răng

Sử dụng đê cao su

3.4. Mở tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp mở đường vào buồng tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp để mở toàn bộ trần buồng tủy.

3.5. Sửa soạn hệ thống ống tủy với sự hỗ trợ của kính hiển vi nha khoa:

- Lấy tủy buồng bằng trâm gai.

- Xác định miệng và số lượng ống tủy:

+ Sử dụng kính hiển vi để xác định toàn bộ các rãnh và miệng ống tủy.

+ Xác định số lượng ống tủy.

- Xác định miệng ống tủy và số lượng ống tủy:

+ Dùng thám trâm nội nha để tìm miệng ống tủy,

+ Trường hợp không thể phát hiện miệng ống tủy, dùng siêu âm tạo rãnh ở sàn tủy và thám trâm nội nha để tìm.

+ Dựa vào miệng ống tủy và các rãnh ở sàn ống tủy để xác định số lượng ống tủy.

- Xác định chiều dài làm việc của các ống tủy: Thăm dò ống tủy bằng trâm số 10.

- Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy:

+ Sử dụng các file cầm tay hoặc/ và máy để tạo hình hệ thống ống tủy.

+ Bơm rửa hệ thống ống tủy bằng dung dịch Natri hypoclorid 2,5-5%, hoặc nước muối sinh lý, hoặc ôxy già 3 thể tích...

- Dùng đầu siêu âm phối hợp xen kẽ với các file và dung dịch bơm rửa để làm sạch hệ thống ống tủy, dùng chất bôi trơn và làm mềm thành ống tủy.

3.6. Hàn kín hệ thống ống tủy bằng Gutta percha nguội

- Chọn cây lèn ngang với các kích thước phù hợp:

Chọn cây lèn vừa khít và ngắn hơn chiều dài làm việc ống tủy 1-2mm.

- Chọn côn gutta-percha chính:

+ Chọn và đặt 1 côn gutta-percha chuẩn phù hợp với file đã tạo hình sau cùng.

+ Kiểm tra côn gutta-percha trong ống tủy trên Xquanguang.

+ Rút côn gutta-percha ra khỏi ống tủy.

- Đặt và lèn côn Gutta percha vào ống tủy:

+ Đưa xi măng trám bít vào thành ống tủy ở 1/3 ống tủy về phía cuống răng.

+ Đặt Gutta-percha chính vào ống tủy.

+ Lèn Gutta bằng cây lèn ngang.

+ Đặt côn phụ vào khoảng trống được tạo ra bởi cây lèn, dùng cây lèn tiếp theo để lèn.

+ Lặp lại nhiều lần đặt và lèn Gutta đến khi cây lèn chỉ còn đi được 1/3 trên ống tủy.

+ Lấy bỏ Gutta-percha thừa trong buồng tủy sát đến miệng ống tủy bằng nhiệt.

+ Lèn 1/3 trên ống tủy bằng cây plugger đã được hơ nóng.

- Đặt và lèn Gutta các ống tủy còn lại: Lặp lại các bước đặt và lèn Gutta như đã trình bày ở trên lần lượt ở từng ống tủy còn lại.

- Kiểm tra kết quả hàn hệ thống ống tủy bằng Xquang.

3.7. Hàn phục hồi thân răng

Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Thủng sàn tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA, hoặc Canxi hydroxide, hoặc GIC.

- Thủng thành ống tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA, hoặc Canxi hydroxide, hoặc GIC.

- Gãy dụng cụ trong ống tủy: lấy dụng cụ gãy.

2. Sau điều trị

- Viêm quanh cuống răng: điều trị viêm quanh cuống.

 

 

QT-025: ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG CÓ SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI VÀ HÀN KÍN HỆ THỐNG ỐNG TỦY BẰNG GUTTA PERCHA NÓNG CHẢY

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị nội nha có sử dụng kính hiển vi nha khoa hỗ trợ trong việc tìm và sửa soạn ống tủy.

- Guttapercha nóng chảy là vật liệu được sử dụng để hàn kín hệ thống ống tủy theo 3 chiều không gian được đã được làm nóng chảy bởi hệ thống bơm gutta percha ở nhiệt độ cao.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng viêm tủy không hồi phục.

- Răng tủy hoại tử.

- Răng viêm quanh cuống.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các bệnh lý tủy ở các răng sữa.

- Các bệnh lý tủy ở các răng vĩnh viễn chưa đóng cuống

- Răng có chỉ định nhổ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1.Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Kính hiển vi nha khoa

- Máy siêu âm, đầu siêu âm nội nha

- Máy đo chiều dài ống tủy

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm…

- Bộ khám (micro mirrors, micro probes, micro cotton piers)

- Micro openers and debrider (Maillefer)

- Bộ dụng cụ điều trị nội nha

- Bộ cách ly cô lập răng

- Bộ lèn nội nha A-D…

- Máy làm nóng chảy Gutta percha (Obturra ) cùng vật liệu và dụng cụ kèm theo.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê

- Thuốc sát khuẩn

- Dung dịch bơm rửa ống tủy

- Vật liệu điều trị nội nha…

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

- Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ bệnh án theo quy định

- Xem lại các phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Sửa soạn kính:

Điều chỉnh tiêu cự và các khoảng cách từ mắt kính tới thầy thuốc và người bệnh cho phù hợp.

3.2. Vô cảm

Nếu tủy răng sống thì vô cảm bằng gây tê tại chỗ hoặc/và gây tê vùng bằng Xylocain 2%.

3.3. Cách ly răng

Sử dụng đê cao su

3.4. Mở tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp mở đường vào buồng tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp để mở toàn bộ trần buồng tủy.

3.5. Sửa soạn hệ thống ống tủy với sự hỗ trợ của kính hiển vi nha khoa:

- Lấy tủy buồng bằng trâm gai.

- Xác định miệng và số lượng ống tủy:

+ Sử dụng kính hiển vi để xác định toàn bộ các rãnh và miệng ống tủy.

+ Xác định số lượng ống tủy.

- Xác định miệng ống tủy và số lượng ống tủy:

+ Dùng thám trâm nội nha để tìm miệng ống tủy,

+ Trường hợp không thể phát hiện miệng ống tủy, dùng siêu âm tạo rãnh ở sàn tủy và thám trâm nội nha để tìm.

+ Dựa vào miệng ống tủy và các rãnh ở sàn ống tủy để xác định số lượng ống tủy.

- Xác định chiều dài làm việc của các ống tủy: Thăm dò ống tủy bằng trâm số 10.

- Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy:

+ Sử dụng các file cầm tay hoặc/ và máy để tạo hình hệ thống ống tủy.

+ Bơm rửa hệ thống ống tủy bằng dung dịch Natri hypoclorid 2,5-5%, hoặc nước muối sinh lý, hoặc ôxy già 3 thể tích...

- Dùng đầu siêu âm phối hợp xen kẽ với các file và dung dịch bơm rửa để làm sạch hệ thống ống tủy, dùng chất bôi trơn và làm mềm thành ống tủy.

3.6. Hàn kín hệ thống ống tủy

- Chọn kim để bơm Gutta percha, kim đi trong lòng ống tủy và phải tới được vị trí cách cuống răng 3mm-5mm.

- Dùng côn giấy đưa chất dán dính vào thành ống tủy .

- Đưa kim bơm gutta-percha vào trong ống tủy và bơm Gutta percha nóng chảy để hàn kín ống tủy. Lưu ý thời gian mỗi lần bơm dưới 20 giây

- Rút kim ra khỏi ống tủy sao cho không để gutta-percha ra theo.

- Lèn nhẹ Gutta percha vừa bơm bằng cây lèn

- Kiểm tra chất hàn ở 1/3 ống tủy về phía chóp răng trên Xquanguang. Nếu chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục lèn bằng cây lèn nhỏ hơn cho đến khi ống tủy ở chóp được hàn kín.

- Tiếp tục bơm Gutta percha nóng chảy và lèn kín phần ống tủy còn lại.

- Kiểm tra kết quả sau hàn tủy bằng Xquang.

3.7. Hàn phục hồi thân răng

Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Thủng sàn tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA, hoặc Canxi hydroxide, hoặc GIC.

- Thủng thành ống tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA, hoặc Canxi hydroxide, hoặc GIC.

- Gãy dụng cụ trong ống tủy: lấy dụng cụ gãy.

2. Sau điều trị

Viêm quanh cuống răng: điều trị viêm quanh cuống.

 

 

QT-026: ĐIỀU TRỊ TUỶ RĂNG VÀ HÀN KÍN HỆ THỐNG ỐNG TUỶ BẰNG GUTTA-PERCHA NGUỘI.

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị tủy để bảo tồn răng ở đó tủy răng được thay thế bằng một loại vật liệu hàn ống tủy đặc biệt để phòng ngừa hiện tượng tái nhiễm trùng tủy răng..

- Gutta percha nguội là vật liệu được sử dụng để hàn kín hệ thống ống tủy theo 3 chiều không gian có sử dụng bộ lèn ngang.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng viêm tủy không hồi phục.

- Răng tủy hoại tử.

- Răng viêm quanh cuống.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các bệnh lý tủy ở các răng sữa.

- Các bệnh lý tủy ở các răng vĩnh viễn chưa đóng cuống

- Răng có chỉ định nhổ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Máy siêu âm, đầu siêu âm nội nha

- Máy đo chiều dài ống tủy

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm…

- Bộ dụng cụ điều trị nội nha

- Bộ cách ly cô lập răng

- Bộ lèn ngang trong nội nha .

2.2. Thuốc và vật liệu:

- Thuốc tê

- Thuốc sát khuẩn

- Dung dịch bơm rửa ống tủy

- Vật liệu điều trị nội nha…

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

- Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ bệnh án theo quy định

- Xem lại các phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

Nếu tủy răng sống thì vô cảm bằng gây tê tại chỗ hoặc/và gây tê vùng bằng Xylocain 2%.

3.2. Cách ly răng

Sử dụng đê cao su

3.3. Mở tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp mở đường vào buồng tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp để mở toàn bộ trần buồng tủy.

3.4. Sửa soạn hệ thống ống tủy

- Lấy sạch tủy ở buồng tủy và ống tủy.

- Xác định miệng ống tủy và số lượng ống tủy:

+ Dùng thám trâm nội nha để tìm miệng ống tủy,

+ Trường hợp không thể phát hiện miệng ống tủy, dùng siêu âm tạo rãnh ở sàn tủy và thám trâm nội nha để tìm.

+ Dựa vào miệng ống tủy và các rãnh ở sàn ống tủy để xác định số lượng ống tủy.

- Xác định chiều dài làm việc của các ống tủy: Thăm dò ống tủy bằng trâm số 10.

- Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy:

+ Sử dụng các file cầm tay hoặc/ và máy để tạo hình hệ thống ống tủy.

+ Bơm rửa hệ thống ống tủy bằng dung dịch Natri hypoclorid 2,5-5%, hoặc nước muối sinh lý, hoặc ôxy già 3 thể tích...

- Dùng đầu siêu âm phối hợp xen kẽ với các file và dung dịch bơm rửa để làm sạch hệ thống ống tủy, dùng chất bôi trơn và làm mềm thành ống tủy.

3.5. Hàn kín hệ thống ống tủy

- Chọn cây lèn ngang với các kích thước phù hợp:

+ Chọn cây lèn vừa khít và ngắn hơn chiều dài làm việc ống tủy 1-2mm.

- Chọn côn gutta-percha chính:

+ Chọn và đặt 1 côn gutta-percha chuẩn phù hợp với file đã tạo hình sau cùng

+ Kiểm tra côn gutta-percha trong ống tủy trên Xquang.

+ Rút côn gutta-percha ra khỏi ống tủy.

- Đặt và lèn côn Gutta percha vào ống tủy:

+ Đưa xi măng trám bít vào thành ống tủy ở 1/3 ống tủy về phía cuống răng.

+ Đặt Gutta-percha chính vào ống tủy.

+ Lèn Gutta bằng cây lèn ngang.

+ Đặt côn phụ vào khoảng trống được tạo ra bởi cây lèn, dùng cây lèn tiếp theo để lèn.

+ Lặp lại nhiều lần đặt và lèn Gutta đến khi cây lèn chỉ còn đi được 1/3 trên ống tủy.

+ Lấy bỏ Gutta-percha thừa trong buồng tủy sát đến miệng ống tủy bằng nhiệt.

+ Lèn 1/3 trên ống tủy bằng cây plugger đã được hơ nóng.

- Đặt và lèn Gutta các ống tủy còn lại:

Lặp lại các bước đặt và lèn Gutta như đã trình bày ở trên lần lượt ở từng ống tủy còn lại.

- Kiểm tra kết quả hàn hệ thống ống tủy bằng Xquang.

3.6. Hàn phục hồi thân răng

Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Thủng sàn tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA, hoặc Canxi hydroxide, hoặc GIC.

- Thủng thành ống tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA, hoặc Canxi hydroxide, hoặc GIC.

- Gãy dụng cụ trong ống tủy: lấy dụng cụ gãy.

2. Sau điều trị

Viêm quanh cuống răng: điều trị viêm quanh cuống.

 

 

QT-027: ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG VÀ HÀN KÍN HỆ THỐNG ỐNG TỦY BẰNG GUTTA PERCHA NÓNG CHẢY

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị tủy để bảo tồn răng mà tủy răng được thay thế bằng một loại vật liệu hàn ống tủy đặc biệt để phòng ngừa hiện tượng tái nhiễm trùng tủy răng..

- Guttapercha nóng chảy là vật liệu được sử dụng để hàn kín hệ thống ống tủy theo 3 chiều không gian được đã được làm nóng chảy bởi hệ thống bơm gutta percha ở nhiệt độ cao.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng viêm tủy không hồi phục.

- Răng tủy hoại tử.

- Răng viêm quanh cuống.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các bệnh lý tủy ở các răng sữa.

- Các bệnh lý tủy ở các răng vĩnh viễn chưa đóng cuống

- Răng có chỉ định nhổ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Máy siêu âm, đầu siêu âm nội nha

- Máy đo chiều dài ống tủy

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm…

- Bộ dụng cụ điều trị nội nha

- Bộ cách ly cô lập răng

- Bộ lèn nội nha A-D…

- Máy làm nóng chảy Gutta percha (Obturra ) cùng vật liệu và dụng cụ kèm theo.

2.2. Thuốc và vật liệu:

- Thuốc tê

- Thuốc sát khuẩn

- Dung dịch bơm rửa ống tủy

- Vật liệu điều trị nội nha…

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

- Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ bệnh án theo quy định

- Xem lại các phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

Nếu tủy răng sống thì vô cảm bằng gây tê tại chỗ hoặc/và gây tê vùng bằng Xylocain 2%.

3.2. Cách ly răng

Sử dụng đê cao su

3.3. Mở tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp mở đường vào buồng tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp để mở toàn bộ trần buồng tủy.

3.4. Sửa soạn hệ thống ống tủy

- Lấy sạch tủy ở buồng tủy và ống tủy.

- Xác định miệng ống tủy và số lượng ống tủy:

+ Dùng thám trâm nội nha để tìm miệng ống tủy,

+ Trường hợp không thể phát hiện miệng ống tủy, dùng siêu âm tạo rãnh ở sàn tủy và thám trâm nội nha để tìm.

+ Dựa vào miệng ống tủy và các rãnh ở sàn ống tủy để xác định số lượng ống tủy.

- Xác định chiều dài làm việc của các ống tủy: thăm dò ống tủy bằng trâm số 10.

- Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy:

+ Sử dụng các file cầm tay hoặc/ và máy để tạo hình hệ thống ống tủy.

+ Bơm rửa hệ thống ống tủy bằng dung dịch Natri hypoclorid 2,5-5%, hoặc nước muối sinh lý, hoặc ôxy già 3 thể tích...

- Dùng đầu siêu âm phối hợp xen kẽ với các file và dung dịch bơm rửa để làm sạch hệ thống ống tủy, dùng chất bôi trơn và làm mềm thành ống tủy.

3.5. Hàn kín hệ thống ống tủy bằng Gutta percha nóng chảy

- Chọn kim để bơm Gutta percha, kim đi trong lòng ống tủy và phải tới được vị trí cách cuống răng 3mm-5mm.

- Dùng côn giấy đưa chất dán dính vào thành ống tủy .

- Đưa kim bơm gutta-percha vào trong ống tủy và bơm Gutta percha nóng chảy để hàn kín ống tủy. Lưu ý thời gian mỗi lần bơm dưới 20 giây

- Rút kim ra khỏi ống tủy sao cho không để gutta-percha ra theo.

- Lèn nhẹ Gutta percha vừa bơm bằng cây lèn

- Kiểm tra chất hàn ở 1/3 ống tủy về phía chóp răng trên Xquanguang. Nếu chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục lèn bằng cây lèn nhỏ hơn cho đến khi ống tủy ở chóp được hàn kín.

- Tiếp tục bơm Gutta percha nóng chảy và lèn kín phần ống tủy còn lại.

- Kiểm tra kết quả sau hàn tủy bằng Xquang.

3.6. Hàn phục hồi thân răng

Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Thủng sàn tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA hoặc Canxi hydroxide, GIC

- Thủng thành ống tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA hoặc Canxi hydroxide, GIC.

- Gãy dụng cụ trong ống tủy: lấy dụng cụ gãy.

2. Sau điều trị

- Tủy hoại tử : Điều trị tủy

- Viêm quanh cuống răng: điều trị viêm quanh cuống răng.

 

 

QT-028: ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG VÀ HÀN KÍN HỆ THỐNG ỐNG TỦY BẰNG GUTTA-PERCHA NGUỘI CÓ SỬ DỤNG TRÂM XOAY CẦM TAY

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật dùng trâm xoay cầm tay để tạo hình hệ thống ống tủy

- Gutta percha nguội là vật liệu được sử dụng để hàn kín hệ thống ống tủy theo 3 chiều không gian có sử dụng bộ lèn ngang.

II. CHỈ ĐỊNH

- Viêm tủy không hồi phục

- Tủy hoại tử

- Viêm quanh cuống răng

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng sữa

- Răng vĩnh viễn chưa đóng cuống

- Răng có chỉ định nhổ

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Máy siêu âm, đầu siêu âm nội nha

- Máy đo chiều dài ống tủy

- Bộ khám: khay, gương, gắp, thám trâm…

- Dụng cụ điều trị nội nha

- Bộ cách ly cô lập răng

- Bộ lèn nội nha A-D…

2.2. Thuốc và vật liệu:

- Thuốc tê

- Thuốc sát khuẩn

- Dung dịch bơm rửa

- Vật liệu điều trị nội nha…

3. Người bệnh:

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

- Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ bệnh án theo quy định

- Xem lại các phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

2. Kiểm tra người bệnh:

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

Nếu tủy răng sống thì vô cảm bằng gây tê tại chỗ hoặc/và gây tê vùng bằng Xylocain 2%.

3.2. Cách ly răng

Sử dụng đê cao su

3.3. Mở tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp mở đường vào buồng tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp để mở toàn bộ trần buồng tủy.

3.4. Sửa soạn hệ thống ống tủy

- Lấy sạch tủy ở buồng tủy và ống tủy.

- Xác định miệng ống tủy và số lượng ống tủy bằng các dụng cụ thích hợp.

- Xác định chiều dài làm việc của các ống tủy.

- Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy bằng các trâm xoay cầm tay

+ Dùng trâm tay số 10 hoặc 15 để thăm dò ống tủy.

+ Sử dụng các trâm xoay cầm tay để tạo hình và làm rộng hệ thống ống tủy.

+ Bơm rửa hệ thống ống tủy bằng dung dịch Natri hypoclorid 2,5-5%, hoặc nước muối sinh lý, hoặc ôxy già 3 thể tích...

3.5. Hàn kín hệ thống ống tủy

- Chọn cây lèn ngang với các kích thước phù hợp:

Chọn cây lèn vừa khít và ngắn hơn chiều dài làm việc ống tủy 1-2mm.

- Chọn côn gutta-percha chính:

+ Chọn và đặt 1 côn gutta-percha chuẩn phù hợp với file đã tạo hình sau cùng

+ Kiểm tra côn gutta-percha trong ống tủy trên Xquang.

+ Rút côn gutta-percha ra khỏi ống tủy.

- Đặt và lèn côn Gutta percha vào ống tủy:

+ Đưa xi măng trám bít vào thành ống tủy ở 1/3 ống tủy về phía cuống răng.

+ Đặt Gutta-percha chính vào ống tủy.

+ Lèn Gutta bằng cây lèn ngang.

+ Đặt côn phụ vào khoảng trống được tạo ra bởi cây lèn, dùng cây lèn tiếp theo để lèn.

+ Lặp lại nhiều lần đặt và lèn Gutta đến khi cây lèn chỉ còn đi được 1/3 trên ống tủy.

+ Lấy bỏ Gutta-percha thừa trong buồng tủy sát đến miệng ống tủy bằng nhiệt.

+ Lèn 1/3 trên ống tủy bằng cây plugger đã được hơ nóng.

- Đặt và lèn Gutta các ống tủy còn lại:

Lặp lại các bước đặt và lèn Gutta như đã trình bày ở trên lần lượt ở từng ống tủy còn lại.

- Kiểm tra kết quả hàn hệ thống ống tủy bằng Xquang.

3.6. Hàn phục hồi thân răng

Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Thủng sàn tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA, hoặc Canxi hydroxide, hoặc GIC.

- Thủng thành ống tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA, hoặc Canxi hydroxide, hoặc GIC.

- Gãy dụng cụ trong ống tủy: lấy dụng cụ gãy.

2. Sau điều trị

Viêm quanh cuống răng: điều trị viêm quanh cuống.

 

 

QT-029: ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG VÀ HÀN KÍN HỆ THỐNG ỐNG TỦY BẰNG GUTTA PERCHA NÓNG CHẢY CÓ SỬ DỤNG TRÂM XOAY CẦM TAY

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật dùng trâm xoay cầm tay để tạo hình hệ thống ống tủy.

- Guttapercha nóng chảy là vật liệu được sử dụng để hàn kín hệ thống ống tủy theo 3 chiều không gian được đã được làm nóng chảy bởi hệ thống bơm gutta percha ở nhiệt độ cao.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng viêm tủy không hồi phục.

- Răng tủy hoại tử.

- Răng viêm quanh cuống.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các bệnh lý tủy ở các răng sữa.

- Các bệnh lý tủy ở các răng vĩnh viễn chưa đóng cuống

- Răng có chỉ định nhổ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện:

2.1. Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Máy siêu âm, đầu siêu âm nội nha

- Máy đo chiều dài ống tủy

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm…

- Bộ dụng cụ điều trị nội nha

- Bộ cách ly cô lập răng

- Bộ lèn nội nha A-D…

- Máy làm nóng chảy Gutta percha (Obturra ) cùng vật liệu và dụng cụ kèm theo.

2.2. Thuốc và vật liệu:

- Thuốc tê

- Thuốc sát khuẩn

- Dung dịch bơm rửa ống tủy

- Vật liệu điều trị nội nha…

3. Người bệnh:

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án:

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

- Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ bệnh án theo quy định

- Xem lại các phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

Nếu tủy răng sống thì vô cảm bằng gây tê tại chỗ hoặc/và gây tê vùng bằng Xylocain 2%.

3.2. Cách ly răng

Sử dụng đê cao su

3.3. Mở tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp mở đường vào buồng tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp để mở toàn bộ trần buồng tủy.

3.4. Sửa soạn hệ thống ống tủy

- Lấy sạch tủy ở buồng tủy và ống tủy.

- Xác định miệng ống tủy và số lượng ống tủy bằng các dụng cụ thích hợp.

- Xác định chiều dài làm việc của các ống tủy.

- Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy bằng các trâm xoay cầm tay

+ Dùng trâm tay số 10 hoặc 15 để thăm dò ống tủy.

+ Sử dụng các trâm xoay cầm tay để tạo hình và làm rộng hệ thống ống tủy.

+ Bơm rửa hệ thống ống tủy bằng dung dịch Natri hypoclorid 2,5-5%, hoặc nước muối sinh lý, hoặc ôxy già 3 thể tích...

3.5. Hàn kín hệ thống ống tủy

- Chọn kim để bơm Gutta percha, kim đi trong lòng ống tủy và phải tới được vị trí cách cuống răng 3mm-5mm.

- Dùng côn giấy đưa chất dán dính vào thành ống tủy .

- Đưa kim bơm gutta-percha vào trong ống tủy và bơm Gutta percha nóng chảy để hàn kín ống tủy. Lưu ý thời gian mỗi lần bơm dưới 20 giây

- Rút kim ra khỏi ống tủy sao cho không để gutta-percha ra theo.

- Lèn nhẹ Gutta percha vừa bơm bằng cây lèn

- Kiểm tra chất hàn ở 1/3 ống tủy về phía chóp răng trên Xquanguang. Nếu chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục lèn bằng cây lèn nhỏ hơn cho đến khi ống tủy ở chóp được hàn kín.

- Tiếp tục bơm Gutta percha nóng chảy và lèn kín phần ống tủy còn lại.

- Kiểm tra kết quả sau hàn tủy bằng Xquang.

3.6. Hàn phục hồi thân răng

Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Thủng sàn tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA hoặc Canxi hydroxide, GIC

- Thủng thành ống tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA hoặc Canxi hydroxide, GIC.

- Gãy dụng cụ trong ống tủy: lấy dụng cụ gãy.

2. Sau điều trị

Viêm quanh cuống răng: điều trị viêm quanh cuống.

 

 

QT-030: ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG VÀ HÀN KÍN HỆ THỐNG ỐNG TỦY BẰNG GUTTA PERCHA CÓ SỬ DỤNG TRÂM XOAY MÁY

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật dùng trâm xoay máy để tạo hình hệ thống ống tủy.

- Gutta percha nguội là vật liệu được sử dụng để hàn kín hệ thống ống tủy theo 3 chiều không gian có sử dụng bộ lèn ngang.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng viêm tủy không hồi phục.

- Răng tủy hoại tử.

- Răng viêm quanh cuống.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các bệnh lý tủy ở các răng sữa.

- Các bệnh lý tủy ở các răng vĩnh viễn chưa đóng cuống.

- Răng có chỉ định nhổ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1.Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Máy siêu âm, đầu siêu âm nội nha

- Máy đo chiều dài ống tủy

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm…

- Tay khoan nội nha

- Bộ trâm xoay máy điều trị nội nha

- Bộ cách ly cô lập răng

- Bộ lèn nội nha A-D…

2.2. Thuốc và vật liệu:

- Thuốc tê

- Thuốc sát khuẩn

- Dung dịch bơm rửa ống tủy

- Vật liệu điều trị nội nha…

3. Người bệnh:

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

- Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ bệnh án theo quy định

- Xem lại các phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

2. Kiểm tra người bệnh:

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

Nếu tủy răng sống thì vô cảm bằng gây tê tại chỗ hoặc/và gây tê vùng bằng Xylocain 2%.

3.2. Cách ly răng

Sử dụng đê cao su

3.3. Mở tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp mở đường vào buồng tủy

- Dùng mũi khoan Thích hợp để mở toàn bộ trần buồng tủy.

3.4. Sửa soạn hệ thống ống tủy

- Lấy sạch tủy ở buồng tủy và ống tủy.

- Xác định miệng ống tủy và số lượng ống tủy bằng các dụng cụ thích hợp.

- Xác định chiều dài làm việc của các ống tủy.

- Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy bằng các trâm xoay máy với tay khoan nội nha ( tốc độ 300 vòng/ phút ):

+ Dùng trâm tay số 10 hoặc 15 để thăm dò ống tủy.

+ Sử dụng các trâm xoay máy để tạo hình và làm rộng hệ thống ống tủy.

+ Bơm rửa hệ thống ống tủy bằng dung dịch Natri hypoclorid 2,5-5%, hoặc nước muối sinh lý, hoặc ôxy già 3 thể tích...

3.5. Hàn kín hệ thống ống tủy

- Chọn cây lèn ngang với các kích thước phù hợp: Chọn cây lèn vừa khít và ngắn hơn chiều dài làm việc ống tủy 1-2mm.

- Chọn côn gutta-percha chính:

+ Chọn và đặt 1 côn gutta-percha chuẩn phù hợp với file đã tạo hình sau cùng

+ Kiểm tra côn gutta-percha trong ống tủy trên Xquang.

+ Rút côn gutta-percha ra khỏi ống tủy.

- Đặt và lèn côn Gutta percha vào ống tủy:

+ Đưa chất dán dính vào thành ống tủy ở 1/3 dưới ống tủy về phía cuống răng.

+ Đặt Gutta-percha chính vào ống tủy.

+ Lèn Gutta bằng cây lèn ngang.

+ Đặt côn phụ vào khoảng trống được tạo ra bởi cây lèn, dùng cây lèn tiếp theo để lèn.

+ Lặp lại nhiều lần đặt và lèn Gutta đến khi cây lèn chỉ còn đi được 1/3 trên ống tủy.

+ Lấy bỏ Gutta-percha thừa trong buồng tủy sát đến miệng ống tủy bằng nhiệt.

+ Lèn 1/3 trên ống tủy bằng cây plugger đã được hơ nóng.

- Đặt và lèn Gutta các ống tủy còn lại:

Lặp lại các bước đặt và lèn Gutta như đã trình bày ở trên lần lượt ở từng ống tủy còn lại.

- Kiểm tra kết quả hàn hệ thống ống tủy bằng Xquang.

3.6. Hàn phục hồi thân răng

Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Thủng sàn tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA, hoặc Canxi hydroxide, hoặc GIC.

- Thủng thành ống tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA, hoặc Canxi hydroxide, hoặc GIC.

- Gãy dụng cụ trong ống tủy: lấy dụng cụ gãy.

2. Sau điều trị

- Viêm quanh cuống răng: điều trị viêm quanh cuống.

 

 

QT-031: ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG VÀ HÀN KÍN HỆ THỐNG ỐNG TỦY BẰNG GUTTA PERCHA NÓNG CHẢY CÓ SỬ DỤNG TRÂM XOAY MÁY.

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật dùng trâm xoay máy để tạo hình hệ thống ống tủy.

- Guttapercha nóng chảy là vật liệu được sử dụng để hàn kín hệ thống ống tủy theo 3 chiều không gian được đã được làm nóng chảy bởi hệ thống bơm gutta percha ở nhiệt độ cao.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng viêm tủy không hồi phục.

- Răng tủy hoại tử.

- Răng viêm quanh cuống.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các bệnh lý tủy ở các răng sữa.

- Các bệnh lý tủy ở các răng vĩnh viễn chưa đóng cuống

- Răng có chỉ định nhổ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Máy siêu âm, đầu siêu âm nội nha

- Máy đo chiều dài ống tủy

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm…

- Tay khoan nội nha

- Bộ trâm xoay máy điều trị nội nha

- Bộ cách ly cô lập răng

- Bộ lèn nội nha A-D…

- Máy làm nóng chảy Gutta percha (Obturra ) cùng vật liệu và dụng cụ kèm theo.

2.2. Thuốc và vật liệu:

- Thuốc tê

- Thuốc sát khuẩn

- Dung dịch bơm rửa ống tủy

- Vật liệu điều trị nội nha…

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

- Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ bệnh án theo quy định

- Xem lại các phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

Nếu tủy răng sống thì vô cảm bằng gây tê tại chỗ hoặc/và gây tê vùng bằng Xylocain 2%.

3.2. Cách ly răng

Sử dụng đê cao su

3.3. Mở tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp mở đường vào buồng tủy

- Dùng mũi khoan Thích hợp để mở toàn bộ trần buồng tủy.

3.4. Sửa soạn hệ thống ống tủy

- Lấy sạch tủy ở buồng tủy và ống tủy.

- Xác định miệng ống tủy và số lượng ống tủy bằng các dụng cụ thích hợp.

- Xác định chiều dài làm việc của các ống tủy.

- Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy bằng các trâm xoay máy với tay khoan nội nha (tốc độ 300 vòng/phút):

+ Dùng trâm tay số 10 hoặc 15 để thăm dò ống tủy.

+ Sử dụng các trâm xoay máy để tạo hình và làm rộng hệ thống ống tủy.

+ Bơm rửa hệ thống ống tủy bằng dung dịch Natri hypoclorid 2,5-5%, hoặc nước muối sinh lý, hoặc ôxy già 3 thể tích...

3.5. Hàn kín hệ thống ống tủy bằng Gutta percha nóng chảy

- Chọn kim để bơm Gutta percha, kim đi trong lòng ống tủy và phải tới được vị trí cách cuống răng 3mm-5mm.

- Dùng côn giấy đưa chất dán dính vào thành ống tủy .

- Đưa kim bơm gutta-percha vào trong ống tủy và bơm Gutta percha nóng chảy để hàn kín ống tủy. Lưu ý thời gian mỗi lần bơm dưới 20 giây

- Rút kim ra khỏi ống tủy sao cho không để gutta-percha ra theo.

- Lèn nhẹ Gutta percha vừa bơm bằng cây lèn

- Kiểm tra chất hàn ở 1/3 ống tủy về phía chóp răng trên Xquanguang. Nếu chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục lèn bằng cây lèn nhỏ hơn cho đến khi ống tủy ở chóp được hàn kín.

- Tiếp tục bơm Gutta percha nóng chảy và lèn kín phần ống tủy còn lại.

- Kiểm tra kết quả sau hàn tủy bằng Xquang.

3.6. Hàn phục hồi thân răng

Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Thủng sàn tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA hoặc Canxi hydroxide, GIC

- Thủng thành ống tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA hoặc Canxi hydroxide, GIC.

- Gãy dụng cụ trong ống tủy: lấy dụng cụ gãy.

2. Sau điều trị

- Viêm quanh cuống răng: điều trị viêm quanh cuống.

 

 

QT-032: CHỤP TỦY BẰNG MTA

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật che và bảo vệ tủy bằng MTA nhằm tạo điều kiện cho sự lành thương của tủy.

- Viêm tủy có hồi phục là tình trạng viêm mô tủy nhưng có khả năng hồi phục khi loại bỏ được các yếu tố bệnh nguyên.

- Mineral Trioxide Aggregate (MTA) có khả năng kháng khuẩn, ứng dụng rộng rãi trong điều trị tủy: che tủy, thủng sàn tủy, sửa chữa những tổn thương quanh chóp…

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng viêm tủy có hồi phục.

- Răng sâu ngà sâu có nhạy cảm ngà

- Răng bị làm hở tủy trong khi sửa soạn xoang hàn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng có viêm quanh răng nặng.

- Răng viêm tủy có hồi phục mà có hở tủy.

- Răng có mô tủy Canxi hóa cục bộ hoặc toàn bộ.

- Người bệnh có các bệnh nhiễm trùng toàn thân cấp tính hoặc giai đoạn đang tiến triển.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gương, gắp, thám trâm

- Phương tiện cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ hàn MTA.

- Bộ dụng cụ hàn răng.

2.2 Thuốc

- Thuốc sát khuẩn.

- MTA.

- Vật liệu hàn vĩnh viễn.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sửa soạn xoang hàn:

+ Dùng mũi khoan thích hợp mở rộng bờ men, bộc lộ rõ xoang sâu.

+ Dùng mũi khoan thích hợp lấy bỏ mô ngà hoại tử.

+ Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.

+ Làm khô xoang hàn.

- Đặt MTA:

+ Dùng que hàn lấy MTA và đặt phủ kín đáy xoang hàn từng lớp từ 1-2mm.

+ Dùng gòn bông nhỏ lèn nhẹ và làm phẳng bề mặt MTA.

- Hàn phục hồi xoang hàn:

+ Dùng vật liệu thích hợp như Composite, GIC, Amalgam… phục hồi phần còn lại của xoang hàn.

+ Kiểm tra khớp cắn.

+ Hoàn thiện phần phục hồi.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Chảy máu tủy: tùy trường hợp có thể cầm máu hoặc điều trị tủy.

2. Sau quá trình điều trị

- Viêm tủy không hồi phục: Điều trị tủy.

- Tủy hoại tử: Điều trị tủy.

 

 

QT-033: CHỤP TỦY BẰNG HYDROXIT CANXI

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật che và bảo vệ tủy bằng Hydroxit Canxi Ca(OH)2, tạo điều kiện cho sự lành thương của tủy.

- Viêm tủy có hồi phục là tình trạng viêm mô tủy nhưng có khả năng hồi phục khi loại bỏ được các yếu tố bệnh nguyên.

- Hydroxit Canxi có khả năng khảng khuẩn, tạo điều kiện lành thương cho mô tủy.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng viêm tủy có hồi phục.

- Răng sâu ngà sâu có nhạy cảm ngà

- Răng bị làm hở tủy trong khi sửa soạn xoang hàn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng có viêm quanh răng nặng.

- Răng viêm tủy có hồi phục mà có hở tủy.

- Răng có mô tủy Canxi hóa cục bộ hoặc toàn bộ.

- Người bệnh có các bệnh nhiễm trùng toàn thân cấp tính hoặc giai đoạn đang tiến triển.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gương, gắp, thám trâm

- Phương tiện cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ hàn Hydroxit canxi.

- Bộ dụng cụ hàn răng.

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Hydroxit canxi.

- Vật liệu hàn vĩnh viễn.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sửa soạn xoang hàn:

+ Dùng mũi khoan thích hợp mở rộng bờ men, bộc lộ rõ xoang sâu.

+ Dùng mũi khoan thích hợp lấy bỏ mô ngà hoại tử.

+ Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.

+ Làm khô xoang hàn.

- Đặt Hydroxit canxi:

+ Dùng que hàn lấy Hydroxit canxi và đặt phủ kín đáy xoang hàn từng lớp từ 1-2mm.

+ Dùng gòn bông nhỏ lèn nhẹ và làm phẳng bề mặt Hydroxit canxi.

- Hàn phục hồi xoang hàn:

+ Dùng vật liệu thích hợp như Composite, GIC, Amalgam… phục hồi phần còn lại của xoang hàn.

+ Kiểm tra khớp cắn.

+ Hoàn thiện phần phục hồi.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Chảy máu tủy: tùy trường hợp có thể cầm máu hoặc điều trị tủy.

2. Sau quá trình điều trị

- Viêm tủy không hồi phục: điều trị tủy.

- Tủy hoại tử : điều trị tủy.

 

 

QT-034: LẤY TỦY BUỒNG R ĂNG VĨNH VIỄN

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật lấy bỏ phần tủy buồng bị tổn thương và bảo tồn phần tủy chân.

II. CHỈ ĐỊNH

- Tai biến thủng trần tủy trong quá trình sửa soạn lỗ sâu.

- Viêm tủy ở răng vĩnh viễn chưa đóng kín cuống.

- Răng hở tủy do chấn thương.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng có chỉ định nhổ.

- Răng có chỉ định điều trị nội nha.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm…

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ lấy tủy buồng.

2.2. Thuốc và vật liệu:

- Thuốc tê

- Thuốc sát khuẩn

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim chụp răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

- Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ bệnh án theo quy định

- Xem lại các phim chụp răng.

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

Vô cảm bằng gây tê tại chỗ bằng Xylocain 2%.

3.2. Cách ly răng

Sử dụng đê cao su

3.3. Mở tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp mở đường vào buồng tủy.

- Dùng mũi khoan thích hợp để mở toàn bộ trần buồng tủy.

3.4. Lấy tủy buồng

- Dùng nạo ngà sắc cắt lấy toàn bộ phần tủy buồng.

- Cầm máu.

3.5. Bảo vệ tủy chân và hàn phục hồi:

- Đặt Canxi hydroxit sát miệng ống tủy, phủ kín toàn bộ sàn tủy.

- Hàn kín buồng tủy bằng vật liệu thích hợp.

- Hàn phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Tổn thương tủy chân: điều trị nội nha.

- Chảy máu mặt cắt tủy: cầm máu.

2. Sau điều trị

- Viêm tủy không hồi phục: Điều trị tủy

 

 

QT-035: ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG THỦNG SÀN BẰNG MTA

I. ĐẠI CƯƠNG

- Thủng sàn tủy có thể là hậu quả của bệnh lý sâu răng hoặc tai biến trong điều trị nội nha.

- MTA (Mineral trioxide aggregate) là loại xi măng có tính tương hợp sinh học cao, kích thích lành thương và tái tạo xương cho nên được sử dụng để hàn kín lỗ thủng sàn tủy.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng thủng sàn tủy do bệnh lý sâu răng..

- Thủng sàn tủy do tai biến trong điều trị nha khoa.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng có chỉ định nhổ.

- Người bệnh dị ứng với thành phần của MTA.

- Kích thước và vị trí lỗ thủng làm mất kiểm soát ống tủy chân răng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ RHM.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Máy siêu âm, đầu siêu âm nội nha

- Máy đo chiều dài ống tủy

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm…

- Bộ dụng cụ điều trị nội nha

- Bộ cách ly cô lập răng

- Bộ lèn nội nha A-D.

- Cây nhồi MTA

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê

- Thuốc sát khuẩn

- Dung dịch bơm rửa

- Vật liệu điều trị nội nha

- MTA

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

- Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ bệnh án theo quy định

- Xem lại các phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Vô cảm

Nếu tủy răng sống thì vô cảm bằng gây tê tại chỗ hoặc/và gây tê vùng bằng Xylocain 2%.

3.2 Cách ly răng

Sử dụng đê cao su

3.3 Mở tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp mở đường vào buồng tủy

- Dùng mũi khoan Thích hợp để mở toàn bộ trần buồng tủy.

3.4. Sửa soạn hệ thống ống tủy

- Lấy sạch tủy ở buồng tủy và ống tủy.

- Xác định miệng ống tủy và số lượng ống tủy:

+ Dùng thám trâm nội nha để tìm miệng ống tủy,

+ Trường hợp không thể phát hiện miệng ống tủy, dùng siêu âm tạo rãnh ở sàn tủy và thám trâm nội nha để tìm.

+ Dựa vào miệng ống tủy và các rãnh ở sàn ống tủy để xác định số lượng ống tủy.

- Xác định chiều dài làm việc của các ống tủy: Thăm dò ống tủy bằng trâm số 10.

- Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy:

+ Sử dụng các file cầm tay hoặc/ và máy để tạo hình hệ thống ống tủy.

+ Bơm rửa hệ thống ống tủy bằng các dung dịch nước muối sinh lý, ôxy già 3 thể tích, Natri hypoclorid 2,5-5%...

- Dùng đầu siêu âm phối hợp xen kẽ với các file và dung dịch bơm rửa để làm sạch hệ thống ống tủy.

3.5. Hàn kín hệ thống ống tủy

- Chọn cây lèn ngang với các kích thước phù hợp: Chọn cây lèn vừa khít và ngắn hơn chiều dài làm việc ống tủy 1-2mm.

- Chọn côn gutta-percha chính:

+ Chọn và đặt 1 côn gutta-percha chuẩn phù hợp với file đã tạo hình sau cùng.

+ Kiểm tra côn gutta-percha trong ống tủy trên Xquang.

+ Rút côn gutta-percha ra khỏi ống tủy.

- Đặt và lèn côn Gutta percha vào ống tủy:

+ Đưa chất dán dính vào thành ống tủy ở 1/3 dưới ống tủy về phía cuống răng.

+ Đặt Gutta-percha chính vào ống tủy.

+ Lèn Gutta bằng cây lèn ngang.

+ Đặt côn phụ vào khoảng trống được tạo ra bởi cây lèn, dùng cây lèn tiếp theo để lèn.

+ Lặp lại nhiều lần đặt và lèn Gutta đến khi cây lèn chỉ còn đi được 1/3 trên ống tủy.

+ Lấy bỏ Gutta-percha thừa trong buồng tủy sát đến miệng ống tủy bằng nhiệt.

+ Lèn 1/3 trên ống tủy bằng cây plugger đã được hơ nóng.

- Đặt và lèn Gutta các ống tủy còn lại: Lặp lại các bước đặt và lèn Gutta như đã trình bày ở trên lần lượt ở từng ống tủy còn lại.

- Kiểm tra kết quả hàn hệ thống ống tủy bằng Xquang.

3.6 Hàn kín lỗ thủng sàn buồng tủy bằng MTA:

- Làm khô sàn tủy và lỗ thủng.

- Hàn lỗ thủng sàn bằng MTA:

+ Trộn MTA

+ Lấy MTA bằng cây nhồi MTA, đặt vào vị trí thủng sàn, lèn nhẹ.

- Hàn tạm buồng tủy bằng vật liệu thích hợp.

3.7 Hàn kín lại buồng tủy và phục hồi thân răng ( lần hẹn sau ):

- Lấy bỏ lớp hàn tạm trên lớp MTA.

- Kiểm tra tình trạng sàn buồng tủy.

- Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp .

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Thủng thành ống tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA, hoặc Canxi hydroxide, hoặc GIC.

- Gãy dụng cụ trong ống tủy: lấy dụng cụ gãy.

2. Sau điều trị

- Viêm quanh cuống răng: điều trị viêm quanh cuống.

- Viêm vùng chẽ chân răng: điều trị viêm vùng chẽ.

 

 

QT-036: ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG NGOÀI MIỆNG (RĂNG BỊ BẬT, NHỔ)

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị nội nha ở ngoài miệng để giữ bảo tồn răng trong các trường hợp răng bị bật nhổ ra khỏi ổ răng.

- Thời gian răng nằm ngoài huyệt ổ răng là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của việc điều trị.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng bị bật khỏi ổ răng sau chấn thương

- Răng được chủ động nhổ do thầy thuốc để điều trị các bệnh lý liên quan.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng bị bật nhổ ra khỏi ổ răng trong thời gian quá lâu mà không được bảo quản.

- Xương ổ răng vùng răng bị bật nhổ không đảm bảo cho việc cấy lại răng sau khi điều trị nội nha.

- Răng mới bật ra khỏi ổ răng có thể cấy lại ngay mà không phải điều trị nội nha.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Máy siêu âm, đầu siêu âm nội nha

- Máy đo chiều dài ống tủy

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm…

- Bộ dụng cụ điều trị nội nha

- Bộ cách ly cô lập răng

- Bộ lèn nội nha A-D…

- Cây nhồi MTA

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê

- Thuốc sát khuẩn

- Dung dịch bơm rửa

- Vật liệu điều trị nội nha

- MTA

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim chụp xương ổ răng để xác định tình trạng xương ổ răng .

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

- Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ bệnh án theo quy định

- Xem lại các phim chụp ổ răng.

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Bảo vệ răng

Răng cần được chăm sóc trong suốt thời gian răng ở ngoài ổ răng: Giữ ẩm chân răng bằng dung dịch nước muối sinh lý.

3.2 Điều trị nội nha:

Trong suốt quá trình điều trị nội nha không được làm sang chấn hệ thống dây chằng và xương răng.

3.3 Vô cảm

Nếu tủy răng sống thì vô cảm bằng gây tê tại chỗ hoặc/và gây tê vùng bằng Xylocain 2%.

3.4 Cách ly răng

Sử dụng đê cao su

3.5 Mở tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp mở đường vào buồng tủy

- Dùng mũi khoan Thích hợp để mở toàn bộ trần buồng tủy.

3.6 Sửa soạn hệ thống ống tủy

- Lấy sạch tủy ở buồng tủy và ống tủy.

- Xác định miệng ống tủy và số lượng ống tủy:

+ Dùng thám trâm nội nha để tìm miệng ống tủy,

+ Trường hợp không thể phát hiện miệng ống tủy, dùng siêu âm tạo rãnh ở sàn tủy và thám trâm nội nha để tìm.

+ Dựa vào miệng ống tủy và các rãnh ở sàn ống tủy để xác định số lượng ống tủy.

- Xác định chiều dài làm việc của các ống tủy: Thăm dò ống tủy bằng trâm số 10.

- Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy:

+ Sử dụng các file cầm tay hoặc/ và máy để tạo hình hệ thống ống tủy.

+ Bơm rửa hệ thống ống tủy bằng các dung dịch nước muối sinh lý, ôxy già 3 thể tích, Natri hypoclorid 2,5-5%...

- Dùng đầu siêu âm phối hợp xen kẽ với các file và dung dịch bơm rửa để làm sạch hệ thống ống tủy.

3.7 Hàn kín hệ thống ống tủy

- Chọn cây lèn ngang với các kích thước phù hợp: Chọn cây lèn vừa khít và ngắn hơn chiều dài làm việc ống tủy 1- 2mm.

- Chọn côn gutta-percha chính:

+ Chọn và đặt 1 côn gutta-percha chuẩn phù hợp với file đã tạo hình sau cùng.

+ Kiểm tra côn gutta-percha trong ống tủy trên Xquang.

+ Rút côn gutta-percha ra khỏi ống tủy.

- Đặt và lèn côn Gutta percha vào ống tủy:

+ Đưa chất dán dính vào thành ống tủy ở 1/3 dưới ống tủy về phía cuống răng.

+ Đặt Gutta-percha chính vào ống tủy.

+ Lèn Gutta bằng cây lèn ngang.

+ Đặt côn phụ vào khoảng trống được tạo ra bởi cây lèn, dùng cây lèn tiếp theo để lèn.

+ Lặp lại nhiều lần đặt và lèn Gutta đến khi cây lèn chỉ còn đi được 1/3 trên ống tủy.

+ Lấy bỏ Gutta-percha thừa trong buồng tủy sát đến miệng ống tủy bằng nhiệt.

+ Lèn 1/3 trên ống tủy bằng cây plugger đã được hơ nóng.

- Đặt và lèn Gutta các ống tủy còn lại:

Lặp lại các bước đặt và lèn Gutta như đã trình bày ở trên lần lượt ở từng ống tủy còn lại.

- Kiểm tra kết quả hàn hệ thống ống tủy bằng Xquang.

3.8. Hàn phục hồi thân răng

Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.

3.9. Cắm lại răng vào huyệt ổ răng:

- Đặt lại răng theo vị trí giải phẩu.

- Kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn.

- Cố định răng: Thời gian cố định có thể kéo dài 4-6 tuần.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Thủng sàn tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA, Canxi hydroxide, GIC

- Thủng thành ống tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA, Canxi hydroxide, GIC.

- Gãy dụng cụ trong ống tủy: lấy dụng cụ gãy.

2. Sau quá trình điều trị

- Răng dính khớp hoặc di động bất thường

- Tiêu chân răng hoặc xương quanh chân răng

 

 

QT-037: ĐIỀU TRỊ TỦY LẠI

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị lại tủy răng đã được điều trị nội nha nhưng không đạt và có biến chứng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng viêm quanh cuống đã điều trị tủy.

- Răng có chỉ định làm phục hình nhưng điều trị nội nha chưa đạt.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng có chỉ định nhổ.

- Răng sữa đến tuổi thay.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Máy siêu âm, đầu siêu âm nội nha

- Máy đo chiều dài ống tủy

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm…

- Bộ dụng cụ điều trị nội nha

- Bộ cách ly cô lập răng

- Bộ lèn nội nha A-D…

- Dụng cụ tháo chất hàn cũ:

+ Dụng cụ tháo cầu chụp

+ Bộ sửa soạn đường vào ống tủy: mũi khoan các loại

+ Máy lấy cao răng P5 và đầu siêu âm nội nha

+ Bộ trâm điều trị lại.

2.2. Thuốc và vật liệu:

- Thuốc tê

- Thuốc sát khuẩn

- Dung dịch bơm rửa ống tủy

- Vật liệu điều trị nội nha…

- Vật liệu làm tan chất hàn cũ: Eugenate desobturator, Resin remove ...

3. Người bệnh:

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án:

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy và vùng cuống răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

- Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ bệnh án theo quy định

- Xem lại các phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Loại bỏ chất hàn cũ:

- Tháo bỏ phục hình cũ (nếu có).

- Lấy bỏ chất hàn ở buồng tủy.

- Lấy bỏ chất hàn trong ống tủy:

+ Dùng dung môi làm mềm chất hàn.

+ Tháo bỏ chất hàn cũ bằng dụng cụ thích hợp.

+ Bơm rửa.

+ Đặt thêm chất làm tan mới và lặp lại quy trình trên cho đến hết chất hàn cũ trong lòng hệ thống ống tủy.

3.2. Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy:

- Xác định chiều dài làm việc của ống tủy: Dùng máy đo chiều dài hoặc dựa trên Xquanguang.

- Dùng trâm tay số 10 hoặc 15 để thăm dò ống tủy.

- Sử dụng các file tạo hình ống tủy (cầm tay hoặc máy) để tạo hình làm rộng hệ thống ống tủy.

- Làm sạch hệ thống ống tủy bằng cách bơm rửa với các dung dịch : nước muối sinh lý, ôxy già 3thể tích, Natri hypoclorid 2,5-5%...

- Chọn, thử côn gutta-percha chính: Chọn 1 côn gutta-percha chuẩn có đường kính phù hợp với file lớn nhất đã tạo hình đủ chiều dài làm việc của ống tủy

- Kiểm tra chiều dài của hệ thống ống tủy trên Xquanguang.

3.3. Hàn kín hệ thống ống tủy

- Chọn cây lèn ngang với các kích thước phù hợp: Chọn cây lèn vừa khít và ngắn hơn chiều dài làm việc ống tủy 1-2mm.

- Chọn côn gutta-percha chính:

  • Chọn và đặt 1 côn gutta-percha chuẩn phù hợp với file đã tạo hình sau cùng.
  • Kiểm tra côn gutta-percha trong ống tủy trên Xquang.
  • Rút côn gutta-percha ra khỏi ống tủy.

- Đặt và lèn côn Gutta percha vào ống tủy:

  • Đưa chất dán dính vào thành ống tủy ở 1/3 dưới ống tủy về phía cuống răng.
  • Đặt Gutta-percha chính vào ống tủy.
  • Lèn Gutta bằng cây lèn ngang.
  • Đặt côn phụ vào khoảng trống được tạo ra bởi cây lèn, dùng cây lèn tiếp theo để lèn.
  • Lặp lại nhiều lần đặt và lèn Gutta đến khi cây lèn chỉ còn đi được 1/3 trên ống tủy.
  • Lấy bỏ Gutta-percha thừa trong buồng tủy sát đến miệng ống tủy bằng nhiệt.
  • Lèn 1/3 trên ống tủy bằng cây plugger đã được hơ nóng.

- Đặt và lèn Gutta các ống tủy còn lại:

Lặp lại các bước đặt và lèn Gutta như đã trình bày ở trên lần lượt ở từng ống tủy còn lại.

- Kiểm tra kết quả hàn hệ thống ống tủy bằng Xquang.

3.4 Hàn phục hồi thân răng

Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Thủng sàn tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA, hoặc Canxi hydroxide, hoặc GIC.

- Thủng thành ống tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA, hoặc Canxi hydroxide, hoặc GIC.

- Gãy dụng cụ trong ống tủy: lấy dụng cụ gãy.

2. Sau điều trị

- Viêm quanh cuống răng: điều trị viêm quanh cuống.

 

 

QT-038: PHẪU THUẬT NỘI NHA CÓ CẮT BỎ CHÂN RĂNG VÀ MỘT PHẦN THÂN RĂNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật lấy bỏ chân răng bệnh lý không có khả năng bảo tồn sau điều trị nội nha ở răng nhiều chân nhằm bảo tồn phần còn lại của răng đã được điều trị nội nha thành công.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng có túi lợi bệnh lý độ III ở một chân răng mà không thể điều trị bảo tồn được.

- Chân răng điều trị nội nha không thành công: gãy hoặc nứt chân răng, ống tủy tắc hoặc gãy dụng cụ không lấy ra được…

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh mắc các bệnh toàn thân đang trong giai đoạn tiến triển.

- Răng lung lay độ III.

- Vách xương ổ răng không đảm bảo cho sự vững chắc của chân răng còn lại.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt,

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng

- Mũi khoan kim cương các loại, mũi khoan mở xương

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê:

- Thuốc sát khuẩn

- Dung dịch bơm rửa

- Vật liệu cầm máu

- Bông gạc vô khuẩn

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Các bước kỹ thuật

- Gây tê vùng và tại chỗ.

- Tạo vạt niêm mạc màng xương.

- Bóc tách vạt để bộc lộ xương ổ răng.

- Bộc lộ chân răng cần cắt: dùng mũi khoan lấy đi phần xương phía ngoài còn lại của chân răng cần cắt.

- Chia cắt chân răng và phần thân răng tương ứng: Dùng mũi khoan trụ cắt dọc phần thân răng tới vùng chẽ chân răng.

- Dùng bẩy hoặc kìm để lấy thân răng và chân răng.

- Dùng mũi khoan hoàn thiện làm nhẵn bề mặt vừa cắt.

- Khâu đóng kín vạt.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Chảy máu: cầm máu

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân và vệ sinh tại chỗ

- Tình trạng ổn định của chân và thân răng còn lại.

 

 

QT-039: PHẪU THUẬT NỘI NHA HÀN NGƯỢC ỐNG TỦY

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị nội nha hàn ngược ống tủy từ phía cuống răng để bảo tồn răng trong các trường hợp không thể hàn ống tủy theo phương pháp đi từ phía thân răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Gãy dụng cụ trong ống tủy ở 1/3 phía chóp răng mà không lấy ra được hoặc không đi qua được trong lúc sửa soạn ống tủy.

- Ống tủy tắc hoặc nội tiêu không thể tạo hình, hàn kín từ phía thân răng được, và có tổn thương vùng cuống.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh mắc các bệnh toàn thân như rối loạn đông máu, bệnh tim mạch, rối loạn hệ thống miễn dịch…

- Các nhiễm trùng cấp trong khoang miệng.

- Tổn thương ở các chân răng phía hàm ếch của các răng nhiều chân.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng

- Mũi khoan kim cương các loại

- Bộ dụng cụ hàn ngược cuống răng

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê

- Thuốc sát khuẩn

- Dung dịch bơm rửa

- Vật liệu hàn ngược: MTA, Amalgam, IRM

- Vật liệu cầm máu

- Bông gạc vô khuẩn

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang răng để xác định tổn thương vùng cuống và tình trạng ống tủy chân răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Gây tê vùng và tại chỗ.

3.2 Bộc lộ cuống răng

- Rạch niêm mạc: Dùng dao mổ rạch niêm mạc màng xương hình thang tương ứng vùng cuống răng sao cho thuận lợi cho việc hàn ngược.

- Bóc tách vạt niêm mạc màng xương để bộc lộ xương.

- Mở xương: Dùng mũi khoan tròn tạo cửa sổ xương bộc lộ vùng tổn thương.

3.3. Cắt cuống răng

- Sử dụng mũi khoan trụ cắt bỏ chóp răng sao cho lấy hết mô thương tổn.

- Dùng mũi khoan thích hợp tạo góc cắt 45° so với trục của răng.

3.4. Sửa soạn xoang hàn ở mặt cắt chân răng

- Dùng các mũi khoan thích hợp tạo xoang hàn ngược.

- Làm sạch mô tổn thương : Dùng dung dịch sát khuẩn bơm rửa ống tủy chân răng và mô tổn thương xung quanh.

3.5. Hàn kín xoang đã sửa soạn bằng vật liệu thích hợp như MTA, Amalgam hoặc IRM…

3.6. Đóng vạt

- Cầm máu

- Khâu đóng kín vạt.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

+ Tổn thương xoang hàm: bơm rửa sạch và đóng kín.

+ Chảy máu: cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

+ Chảy máu: cầm máu.

+ Nhiễm trùng: Kháng sinh toàn thân và điều trị tại chỗ.

 

 

QT-040: ĐIỀU TRỊ SÂU NGÀ RĂNG PHỤC HỒI BẰNG GLASS IONOMER CEMENT KẾT HỢP COMPOSITE

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật phục hồi tổn thương mô cứng của răng do sâu bằng Glass Ionomer Cement (GIC) kết hợp Composite.

- Sâu ngà răng là tổn thương mất mô cứng của răng, chưa gây ra bệnh lý ở tủy răng.

II. CHỈ ĐỊNH

Sâu ngà răng vĩnh viễn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh dị ứng với Composite và GIC

- Tổn thương sâu ngà mất nhiều mô cứng khó lưu giữ khối phục hồi.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ hàn Composite: đèn quang trùng hợp, các loại cây hàn, bộ mũi khoan hoàn thiện…

- Bộ dụng cụ hàn GIC.

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Glass Ionomer Cement.

- Composite và vật liệu kèm theo.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sửa soạn xoang hàn:

  • Dùng mũi khoan thích hợp mở rộng bờ men bộc lộ xoang sâu.
  • Dùng mũi khoan thích hợp làm sạch mô ngà hoại tử.
  • Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.

- Hàn lớp GIC:

  • Phủ đáy xoang hàn bằng vật liệu GIC
  • Sửa lại các thành của xoang hàn để tạo sự lưu giữ tối đa.

- Phục hồi xoang hàn bằng Composite:

  • So màu răng để chọn Composite có màu sắc phù hợp
  • Etching men và ngà răng bằng axít phosphoric 37% từ 10-20 giây.
  • Rửa sạch xoang hàn.
  • Làm khô xoang hàn.
  • Phủ keo dán dính và chiếu đèn 10 -20 giây
  • Đặt Composite theo từng lớp dưới 2mm sao cho Composite được trùng hợp tối đa và khắc phục được co ngót trùng hợp.
  • Chiếu đèn quang trùng hợp theo từng lớp Composite với thời gian từ 20-40 giây.

- Kiểm tra khớp cắn.

- Hoàn thiện: dùng bộ hoàn thiện để làm nhẵn và tạo hình phần phục hồi.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Tổn thương hở tủy: Chụp tủy bằng vật liệu thích hợp.

2. Sau quá trình điều trị

- Viêm tủy: Điều trị tủy.

- Tủy hoại tử: Điều trị tủy.

- Viêm quanh cuống: Điều trị viêm quanh cuống răng.

 

 

QT-041: ĐIỀU TRỊ SÂU NGÀ RĂNG PHỤC HỒI BẰNG COMPOSITE

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật phục hồi tổn thương mô cứng của răng do sâu bằng Composite.

- Sâu ngà răng là tổn thương mất mô cứng của răng, chưa ảnh hưởng đến tủy. Điều trị sâu ngà răng phải phục hồi lại mô cứng và bảo vệ tủy răng.

- Composite là vật liệu được ưa chuộng trong điều trị phục hồi nha khoa do có nhiều ưu điểm nổi trội.

II. CHỈ ĐỊNH

- Sâu ngà răng sữa.

- Sâu ngà răng vĩnh viễn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh dị ứng với Composite.

- Tổn thương sâu ngà mất nhiều mô cứng khó lưu giữ khối phục hồi.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Phương tiện cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ hàn Composite: đèn quang trùng hợp, các loại cây hàn, bộ mũi khoan hoàn thiện…

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Thuốc và vật liệu bảo vệ tủy

- Composite và vật liệu kèm theo

- Chỉ co lợi,…

2. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị điều trị.

3. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sửa soạn xoang hàn:

  • Dùng mũi khoan kim cương hình trụ mở rộng bờ men để bộc lộ rõ xoang sâu.
  • Dùng mũi khoan thích hợp để làm sạch mô ngà hoại tử.
  • Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.

- Hàn lớp bảo vệ tủy:

  • Phủ đáy xoang hàn bằng vật liệu bảo vệ tủy như GIC, MTA… 1 lớp dưới 1mm.
  • Sửa lại các thành của xoang hàn để tạo sự lưu giữ tối đa.

- Phục hồi xoang hàn bằng Composite:

  • So màu răng để chọn Composite có màu sắc phù hợp
  • Etching men và ngà răng bằng axít phosphoric 37% từ 10-20 giây.
  • Rửa sạch xoang hàn.
  • Làm khô xoang hàn.
  • Phủ keo dán dính và chiếu đèn 10 -20 giây

- Đặt Composite theo từng lớp dưới 2mm sao cho Composite được trùng hợp tối đa và khắc phục được co ngót trùng hợp.

- Chiếu đèn quang trùng hợp theo từng lớp Composite với thời gian từ 20-40 giây.

- Kiểm tra khớp cắn.

- Hoàn thiện: Dùng bộ hoàn thiện để làm nhẵn và tạo hình phần phục hồi.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Tổn thương hở tủy: Chụp tủy bằng vật liệu thích hợp.

2. Sau quá trình điều trị

- Viêm tủy: điều trị tủy

- Tủy hoại tử: điều trị tủy.

- Viêm quanh cuống: điều trị viêm quanh cuống răng.

 

 

QT-042: ĐIỀU TRỊ SÂU NGÀ RĂNG PHỤC HỒI BẰNG AMALGAM

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật phục hồi tổn thương mô cứng của răng do sâu bằng Amalgam.

- Amalgam là vật liệu phục hồi răng bao gồm thủy ngân trộn với bạc và một số kim loại khác như đồng, kẽm…

II. CHỈ ĐỊNH

- Sâu ngà răng sữa.

- Sâu ngà răng vĩnh viễn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Xoang hàn không có khả năng lưu giữ chất hàn Amalgam.

- Dị ứng với Amalgam.

- Sâu răng ở các răng trước có yêu cầu thẩm mỹ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Dụng cụ trộn Amalgam.

- Bộ dụng cụ hàn Amalgam.

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Vật liệu hàn lót.

- Amalgam.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sửa soạn xoang hàn:

  • Dùng mũi khoan thích hợp sửa soạn sơ bộ thành xoang hàn.
  • Dùng mũi khoan thích hợp làm sạch mô ngà hoại tử.
  • Dùng mũi khoan thích hợp tạo xoang hàn theo Black.
  • Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.
  • Làm khô.

- Hàn lót bảo vệ tủy:

  • Sử dụng vật liệu hàn lót như GIC, Dycal… phủ lớp mỏng ở đáy xoang hàn.
  • Sửa đáy xoang hàn sau khi hàn lót.

- Hàn Amalgam:

  • Đưa Amalgam vào xoang hàn.
  • Lèn Amalgam từng lớp mỏng 1-2 mm bằng cây lèn Amalgam.
  • Tạo hình bề mặt bằng cây điêu khắc Amalgam.
  • Kiểm tra khớp cắn.
  • Đánh bóng sau 24 giờ bằng mũi hoàn thiện.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Tổn thương hở tủy: Chụp tủy bằng vật liệu thích hợp.

2. Sau quá trình điều trị

Viêm tủy: điều trị tủy.

 

 

QT-043: ĐIỀU TRỊ SÂU NGÀ RĂNG PHỤC HỒI BẰNG GLASSIONOMER CEMENT

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật phục hồi tổn thương mô cứng của răng do sâu bằng Glass Ionomer Cement ( GIC ).

- GIC là vật liệu có ưu điểm thao tác nhanh, đơn giản và ít gây kích thích tổ chức, chỉ định rộng rãi với nhiều vị trí và tình trạng lỗ hàn.

II. CHỈ ĐỊNH

- Sâu răng sữa.

- Sâu răng vĩnh viễn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh dị ứng với GIC.

- Tổn thương sâu ngà mất nhiều mô cứng khó lưu giữ khối phục hồi.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ hàn GIC.

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Glass Ionomer Cement.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sửa soạn xoang hàn:

  • Dùng mũi khoan thích hợp mở rộng bờ men bộc lộ xoang sâu.
  • Dùng mũi khoan thích hợp làm sạch mô ngà hoại tử.
  • Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.
  • Làm khô.

- Hàn phục hồi GIC:

  • Dùng dụng cụ đưa chất hàn GIC vào xoang hàn.
  • Dùng dụng cụ lèn nhẹ GIC kín khít xoang hàn.

- Kiểm tra khớp cắn.

- Hoàn thiện: Dùng bộ hoàn thiện để làm nhẵn và tạo hình phần phục hồi.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Tổn thương hở tủy: Chụp tủy bằng vật liệu thích hợp.

2. Sau quá trình điều trị

+ Viêm tủy: điều trị tủy.

 

 

QT-044: PHỤC HỒI CỔ RĂNG BẰNG GLASS IONOMER CEMENT

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật phục hồi tổn thương mô cứng ở cổ răng bằng Glass Ionomer Cement (GIC).

- GIC là vật liệu có ưu điểm thao tác nhanh, đơn giản và ít gây kích thích tổ chức, CHỈ ĐỊNHrộng rãi với nhiều vị trí và tình trạng lỗ hàn.

II. CHỈ ĐỊNH

- Sâu cổ răng (lỗ sâu loại V).

- Tổn thương mô cứng ở cổ răng không do sâu.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có dị ứng với GIC.

- Răng có tổn thương sâu cổ răng sát tủy.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ hàn GIC.

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Chỉ co lợi.

- Glass Ionomer Cement ( GIC ).

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn.

- Gây tê.

- Đặt chỉ co lợi.

- Sửa soạn xoang hàn:

  • Dùng mũi khoan kim cương hình trụ mở rộng bờ men để bộc lộ rõ xoang sâu.
  • Dùng mũi khoan kim cương chóp ngược để tạo xoang lưu chất hàn.
  • Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.
  • Làm khô.

- Hàn phục hồi GIC:

  • Dùng dụng cụ đưa chất hàn GIC vào xoang hàn.
  • Dùng dụng cụ lèn nhẹ GIC kín khít xoang hàn.

- Hoàn thiện :

  • Dùng bộ hoàn thiện để làm nhẵn và tạo hình phần phục hồi.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Tổn thương hở tủy: Chụp tủy bằng vật liệu thích hợp.

2. Sau quá trình điều trị

Viêm tủy: Điều trị tủy.

 

 

QT-045: PHỤC HỒI CỔ RĂNG BẰNG COMPOSITE

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật phục hồi lại tổn thương mô cứng ở cố răng bằng Composite.

- Composite là vật liệu được ưa chuộng trong điều trị phục hồi nha khoa do có nhiều ưu điểm nổi trội.

II. CHỈ ĐỊNH

- Sâu cổ răng (lỗ sâu loại V).

- Tổn thương mô cứng ở cổ răng không do sâu.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có dị ứng với Composite.

- Răng có tổn thương sâu cổ răng sát tủy.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Đèn quang trùng hợp.

- Bộ dụng cụ hàn composite.

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Chỉ co lợi.

- Composite và vật liệu kèm theo.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn.

- Đặt chỉ co lợi.

- Sửa soạn xoang hàn:

  • Dùng mũi khoan kim cương hình trụ mở rộng bờ men để bộc lộ rõ xoang sâu.
  • Dùng mũi khoan kim cương chóp ngược để tạo xoang lưu chất hàn.

- Hàn lớp bảo vệ tủy:

  • Phủ đáy xoang hàn bằng vật liệu bảo vệ tủy như GIC, MTA… 1 lớp dưới 1mm.
  • Sửa lại các thành của xoang hàn để tạo sự lưu giữ tối đa.

- Phục hồi xoang hàn bằng Composite:

  • So màu răng để chọn Composite có màu sắc phù hợp
  • Etching men và ngà răng bằng axít phosphoric 37% từ 10-20 giây.
  • Rửa sạch xoang hàn.
  • Làm khô xoang hàn.
  • Phủ keo dán dính và chiếu đèn 10 -20 giây
  • Đặt Composite theo từng lớp dưới 2mm sao cho Composite được trùng hợp tối đa và khắc phục được co ngót trùng hợp.
  • Chiếu đèn quang trùng hợp theo từng lớp Composite với thời gian từ 20-40 giây.

- Hoàn thiện: Dùng bộ hoàn thiện để làm nhẵn và tạo hình phần phục hồi.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Tổn thương hở tủy: Chụp tủy bằng vật liệu thích hợp.

2. Sau quá trình điều trị

- Viêm tủy : điều trị tủy

- Tủy hoại tử: điều trị tủy.

- Viêm quanh cuống: điều trị viêm quanh cuống răng.

 

 

QT-046: PHỤC HỒI THÂN RĂNG CÓ SỬ DỤNG PIN NGÀ

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật dùng pin cắm trực tiếp vào mô ngà răng nhằm nâng đỡ và phục hồi mô cứng của răng.

- Pin ngà là những chốt kim loại nhỏ , được sử dụng gắn hoặc cắm trực tiếp lên ngà răng để phục hồi mô cứng của răng, nhằm tăng khả năng lưu giữ khối hàn ở những răng có tổn thương sâu lớn.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng tổn thương mất mô cứng từ 2-3 thành của răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Răng tổn thương mất mô cứng sát tủy răng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Phương tiện cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ cắm pin ngà.

2.2 Thuốc

- Thuốc tê.

- Thuốc sát trùng.

- Bộ vật liệu pin ngà.

- Vật liệu phục hồi thân răng.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn.

- Cách ly vùng làm việc.

- Sửa soạn răng:

  • Dùng mũi khoan thích hợp làm sạch mô ngà hoại tử.
  • Dùng mũi khoan kim cương trụ nhỏ tạo các lỗ chốt song song trên mô ngà lành.

- Kiểm tra pin ngà.

- Gắn pin ngà.

- Hàn phục hồi thân răng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Gãy pin ngà: phục hồi lại mô cứng của răng.

- Gãy nứt thân - chân răng: tùy tình trạng đường gãy có thể phải chỉ định nhổ răng.

- Viêm tủy không hồi phục : tháo bỏ pin ngà - điều trị nội nha.

 

 

QT-047: PHỤC HỒI THÂN RĂNG BẰNG INLAY/ONLAY

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật sử dụng các vật liệu như ceramic, hợp kim, composite… đúc theo hình dạng xoang đã sửa soạn và dán vào đó để phục hồi lại thân răng.

- Inlay là phần phục hồi nằm trong lòng một hay nhiều mặt của thân răng .

- Onlay có bản chất là một inlay loại II ( mặt gần, mặt xa, mặt nhai) bao phủ một phần hoặc toàn bộ mặt nhai.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng có các tổn thương mất mô cứng ở thân răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng có các thành xoang còn lại dưới 2mm.

- Răng có lỗ sâu dưới lợi.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng

- Mũi khoan kim cương các loại

- Bộ mũi khoan hoàn thiện, dụng cụ đánh bóng.

- Chỉ tơ nha khoa

- Đèn quang trùng hợp.

- Bộ dụng cụ cách ly cô lập răng.

- Cây hàn các loại.

- Bộ dụng cụ lấy dấu

2.2. Thuốc và vật liệu

- Vật liệu lấy dấu

- Các vật liệu gắn, dán: Tùy theo vật liệu làm inlay, onlay

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện kỹ thuật

- Làm sạch xoang: Dùng mũi khoan tròn và cây nạo ngà lấy bỏ hết ngà mủn.

- Tạo hình xoang inlay, onlay :

+ Tạo xoang mặt nhai:

Chiều cao của xoang > 1,5mm. Chiều rộng của xoang phải đạt tối thiểu 1,5-2mm đối với răng hàm nhỏ và 2,5- 3mm đối với răng hàm lớn.

Dùng mũi khoan chóp ngược cắt men răng ở rãnh giữa rồi mở rộng theo rãnh của răng theo hướng gần xa.

Dùng mũi trụ tạo xoang hình đuôi én theo hướng song song với trục của răng

Đáy xoang được mài phẳng, nếu có những khoảng lẹm thì dùng vật liệu thích hợp (cement phosphat hoặc GIC…) để bù lẹm.

+ Tạo xoang mặt bên

Dùng mũi khoan trụ mài sâu xuống ngà răng, xoang mặt bên gồm 4 thành:

Thành ngoài trong sâu về phía buồng tủy khoảng 2mm

Thành tủy (thành trục) được mài cong theo hình dạng thân răng

Thành phía lợi: ở sát đỉnh núm lợi và hợp với vách tủy một góc 45 độ.

- So màu răng.

- Lấy dấu, đổ mẫu thạch cao.

- Gửi labo đúc inlay, onlay

- Đặt inlay, onlay đã đúc vào xoang

- Kiểm tra độ kín khít và khớp cắn.

- Tiến hành gắn Inlay, Onlay bằng chất gắn phù hợp.

- Hoàn thiện Inlay/ Onlay.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Viêm tủy không hồi phục: Điều trị tủy

- Mẻ, vỡ inlay, onlay, màu sắc không phù hợp: tiến hành thực hiện lại quy trình trên.

 

 

QT-048: PHỤC HỒI THÂN RĂNG CÓ SỬ DỤNG CHỐT CHÂN RĂNG BẰNG CÁC VẬT LIỆU KHÁC NHAU

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật sử dụng chốt (Thạch anh, kim loại …) cố định vào ống tủy chân răng để tăng cường lưu giữ khối phục hồi thân răng.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng mất nhiều mô cứng thân răng không có khả năng lưu giữ khối phục hồi thân răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng sữa

- Răng không còn khả năng đặt chốt

- Răng chưa đóng kín cuống

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng

- Bộ khám: Khay, gắp, gương, thám trâm.

- Mũi khoan các loại.

- Bộ dụng cụ đặt và cố định chốt.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Chốt đúc sẵn.

- Bộ thuốc và vật liệu gắn chốt.

- Vật liệu phục hồi thân răng: Composite, GIC, Amalgam.

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

- Răng đặt chốt đã được điều trị nội nha.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim xác định tình trạng nội nha và kích thước ống tủy răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện kỹ thuật

- Sửa soạn ống tủy cho đặt chốt.

  • Lấy bỏ chất hàn ống tủy từ ½ đến 1/3 chiều dài ống tủy.
  • Làm sạch ống tủy.

- Chọn chốt phù hợp với kích thước ống tủy.

- Đặt và cố định chốt:

  • Xoi mòn (Etching) thành ống tủy bằng axit phosphoric 37% trong 10 giây, rửa sạch và làm khô.
  • Đặt vật liệu dán dính (bonding) vào thành ống tủy, chiếu đèn trong 10 giây.
  • Đưa vật liệu gắn chốt vào ống tủy bằng lentulo.
  • Đặt chốt đã chọn vào ống tủy, lấy bỏ chất gắn thừa
  • Cố định chốt trong ống tủy bằng chiếu đèn quang trùng hợp làm đông cứng chất gắn dính.

- Phục hồi thân răng.

  • Tạo cùi răng bằng vật liệu phù hợp (amangam, composite, hoặc GIC)
  • Phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Thủng thành ống tủy: Hàn thành ống tủy bằng vật liệu thích hợp.

2. Sau điều trị

Gãy vỡ chân răng: tùy trường hợp có thể cắt bỏ hoặc nhổ chân răng.

 

 

QT-049: VENEER COMPOSITE TRỰC TIẾP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật sử dụng Composite tái tạo mô cứng của răng và cải thiện thẩm mĩ ở các răng phía trước với các ưu điểm như tiết kiệm mô cứng của răng, thời gian và chi phí điều trị.

II. CHỈ ĐỊNH

- Các răng trước có tổn thương mô cứng.

- Các răng trước có hình thể bất thường.

- Các răng trước có đổi màu răng.

- Các răng trước có khe thưa.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH.

- Người bệnh có dị ứng với composite.

- Bệnh viêm quanh răng tiến triển.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gương, gắp, thám trâm.

- Phương tiện cách ly cô lập răng.

- Đèn quang trùng hợp.

- Bộ dụng cụ hàn Composite.

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Thuốc tê

- Chỉ co lợi

- Composite.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Gây tê.

- Cách ly cô lập răng.

- Sửa soạn răng:

  • Đặt chỉ co lợi.
  • Dùng mũi khoan thích hợp lấy đi một phần mô cứng từ 0,5 tới 1mm mặt ngoài của răng.
  • Tạo vát rìa men.

- Tạo bám dính:

  • Xoi mòn (etching) men và ngà răng bằng acid phosphoric 37%, trong 10 đến 20 giây.
  • Rửa sạch bằng nước muối sinh lý.
  • Thổi khô.
  • Phủ keo dán (bonding) trên bề mặt men ngà răng đã sửa soạn, chiếu đèn 20 giây.

- Tạo Veneer Composite:

  • Dùng que hàn chống dính lấy composite opaque đặt lên bề mặt men ngà đã tạo bám dính. Chiếu đèn từ 20 đến 40 giây.
  • Đặt composite ngà răng có màu sắc phù hợp, chiếu đèn từ 20 đến 40 giây.
  • Đặt composite men răng có màu sắc phù hợp, chiếu đèn từ 20 đến 40 giây.

- Kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn.

- Hoàn thiện veneer:

  • Lấy chỉ co lợi.
  • Dùng mũi khoan thích hợp tạo hình bề mặt veneer.
  • Dùng bộ hoàn thiện để làm nhẵn bề mặt veneer.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị:

- Ê buốt răng: tùy từng trường hợp mà có thể gây tê vùng hoặc gây tê tại chỗ.

- Sang thương lợi bờ: điều trị tại chỗ.

2. Sau quá trình điều trị:

Viêm tủy răng: Điều trị tủy.

 

 

QT-050: TẨY TRẮNG RĂNG TỦY SỐNG CÓ SỬ DỤNG ĐÈN PLASMA

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật dùng các chất oxy hóa được kích hoạt bởi ánh sáng đèn Plasma khử các chất mầu nhiễm trên răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng nhiễm màu ngoại sinh.

- Răng nhiễm màu nội sinh.

- Tẩy trắng răng theo yêu cầu thẩm mỹ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh dị ứng với các thành phần của thuốc.

- Răng bị nhạy cảm ngà.

- Trẻ em dưới 18 tuổi.

- Phụ nữ có thai.

- Người bệnh có nhiễm trùng cấp trong khoang miệng

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm

- Bộ so mầu răng

- Đèn plasma

- Bộ cách ly nước bọt

2.2. Thuốc và vật liệu

- Bộ kit tẩy trắng răng

- Thuốc chống ê buốt răng

3. Người bệnh

Được giải thích về phương pháp điều trị

4. Hồ sơ bệnh án.

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện kỹ thuật

- Làm sạch răng hai hàm

- Xác định mầu răng bằng bảng so mầu

- Đeo kính bảo vệ mắt cho người bệnh

- Cách ly cô lập răng và bảo vệ niêm mạc:

  • Đặt lớp vật liệu bảo vệ lợi (Opaldam).
  • Thoa chất cách ly bảo vệ niêm mạc môi, má

- Sửa soạn bề mặt men răng:

  • Đặt thuốc mở men,
  • Chiếu đèn plasma 6-8 phút,
  • Lấy sạch thuốc mở men bằng bông gòn.

- Tẩy trắng răng 2 hàm:

  • Đặt gel tẩy trắng
  • Chiếu đèn plasma vuông góc với mặt răng trong thời gian 8 phút,
  • Lấy bỏ lớp gel tẩy trắng đã chiếu đèn.
  • Lặp lại chu trình đặt gel tẩy trắng và chiếu đèn plasma 3 lần.

- Đánh giá mức độ tẩy trắng:

  • Làm sạch gel tẩy trắng bằng bông ướt.
  • Xác định mầu sắc răng bằng bảng so mầu và so sánh với mầu răng trước điều trị.

- Kết thúc điều trị.

+ Chống ê buốt bằng thoa gel Neutral sodium fluoride 1,1% vào bề mặt các răng đã tẩy trắng.

+ Hướng dẫn người bệnh chăm sóc hàm răng trong tuần lễ tiếp theo: Không sử dụng các chất nhiễm màu như trà cà phê, thuốc lá.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Sang thương niêm mạc lợi miệng do gel tẩy trắng: điều trị sang thương.

2. Sau điều trị

Ê buốt răng: Điều trị chống ê buốt.

 

 

QT-051: TẨY TRẮNG RĂNG NỘI TỦY

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật dùng các chất oxy hóa đưa vào buồng tủy của những răng đã được điều trị tủy để khử các chất mầu nhiễm trên răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng đã điều trị tủy

- Nhiễm màu ngoại sinh.

- Nhiễm màu nội sinh.

- Tẩy trắng răng theo yêu cầu thẩm mỹ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh dị ứng với các thành phần của thuốc.

- Trẻ em dưới 18 tuổi.

- Phụ nữ có thai.

- Người bệnh có nhiễm trùng cấp trong khoang miệng

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm

- Bộ so mầu răng

- Bộ cách ly nước bọt

2.2. Thuốc và vật liệu

- Hydrogen peroxide 20-30%

- Thuốc chống ê buốt răng

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án.

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện kỹ thuật

3.1 Lần hẹn 1

- Làm sạch răng hai hàm

- Xác định mầu răng bằng bảng so mầu

- Cách ly cô lập răng và bảo vệ niêm mạc:

  • Đặt lớp vật liệu bảo vệ lợi (Opaldam).
  • Thoa chất cách ly bảo vệ niêm mạc môi, má

- Sửa soạn xoang đặt thuốc:

  • Mở đường vào buồng tủy, lấy đi toàn bộ chất hàn ở buồng tủy và đi vào tủy chân khoảng 2-3 mm.
  • Hàn 1 lớp GIC ở tủy buồng tương ứng với miệng ống tủy

- Đặt thuốc tẩy trắng

  • Bơm thuốc vào trong buồng tủy
  • Hàn buồng tủy bằng GIC

3.2 Lần hẹn 2 ( Sau lần 1 từ 2-4 ngày)

- Kiểm tra màu răng

- Lặp lại các bước như lần 1 nếu màu răng chưa đạt

- Nếu đạt:

  • Lấy sạch thuốc tẩy trắng
  • Hàn vĩnh viễn buồng tủy

- Kết thúc điều trị.

+ Hướng dẫn người bệnh chăm sóc hàm răng trong tuần lễ tiếp theo: Không sử dụng các chất nhiễm màu như trà cà phê, thuốc lá.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Trong quá trình điều trị

- Sang thương niêm mạc lợi miệng do gel tẩy trắng: điều trị sang thương.

 

 

QT-052: TẨY TRẮNG RĂNG TỦY SỐNG BẰNG MÁNG THUỐC

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật làm trắng răng có sử dụng máng nhựa và thuốc tẩy trắng.

Phương pháp tẩy trắng răng bằng máng thuốc có ưu điểm:

+ Hiệu quả cao.

+ An toàn.

+ Dễ sử dụng.

+ Chi phí thấp.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng nhiễm màu nội sinh

- Răng nhiễm màu ngoại sinh

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng có nhạy cảm ngà.

- Răng có bệnh nha chu giai đoạn phát triển.

- Phụ nữ có thai và đang trong thời kỳ cho con bú.

- Người bệnh dưới 18 tuổi.

- Người bệnh dị ứng với các thành phần của thuốc tẩy trắng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ lấy dấu.

2.2 Thuốc

- Thuốc sát khuẩn.

- Chất lấy dấu.

- Thuốc và kem đánh răng chống ê buốt.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Làm sạch, đánh bóng răng.

- Chụp ảnh, so màu răng.

- Lấy dấu 2 hàm.

- Ép máng tẩy trắng.

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng máng và thuốc tẩy trắng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Ê buốt kéo dài: ngừng sử dụng máng thuốc, điều trị chống ê buốt.

 

 

QT-053: ĐIỀU TRỊ NHẠY CẢM NGÀ BẰNG MÁNG VỚI THUỐC CHỐNG Ê BUỐT.

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là phương pháp điều trị ê buốt răng bằng máng nhựa có sử dụng thuốc chống ê buốt.

- Phương pháp điều trị nhạy cảm ngà bằng máng với thuốc chống ê buốt có ưu điểm:

+ Hiệu quả cao, dễ kiểm soát và theo dõi.

+ An toàn.

+ Dễ sử dụng.

+ Chi phí thấp.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng nhạy cảm ngà.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng có bệnh nha chu giai đoạn tiến triển.

- Răng viêm tủy không hồi phục.

- Người bệnh dị ứng với các thành phần của thuốc.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ lấy dấu.

2.2 Thuốc

- Chất lấy dấu.

- Thuốc chống ê buốt.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Làm sạch, đánh bóng răng.

- Đánh giá mức độ ê buốt răng.

- Lấy dấu 2 hàm.

- Ép máng thuốc.

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng máng và thuốc chống ê buốt.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Người bệnh dị ứng với thành phần của thuốc: ngừng sử dụng thuốc.

 

 

QT-054: ĐIỀU TRỊ NHẠY CẢM NGÀ BẰNG THUỐC BÔI (CÁC LOẠI).

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị quá cảm ngà với biểu hiện ê buốt răng bằng thuốc chặn các dẫn truyền thần kinh hoặc che phủ các ống ngà.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng nhạy cảm ngà.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng viêm tủy không hồi phục.

- Người bệnh dị ứng với các thành phần của thuốc.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ khám: gương, gắp, thám châm.

- Tay khoan chậm.

- Dụng cụ làm sạch răng.

- Bộ dụng cụ sử dụng thuốc chống nhạy cảm ngà răng.

- Đèn quang trùng hợp….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc chống nhạy cảm.

- Các vật liệu làm sạch răng…..

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Sửa soạn các răng điều trị.

- Đánh giá tình trạng nhạy cảm ngà.

- Xác định các vị trí cần phủ thuốc điều trị.

- Làm sạch, đánh bóng răng cần điều trị.

- Cách ly cô lập răng.

3.2. Điều trị các răng nhạy cảm ngà

- Phủ thuốc chống ê buốt lên bề mặt các vị trí đã xác định và sửa soạn.

- Chiếu đèn quang trùng hợp 30 giây đối với thuốc cần chiếu đèn.

- Lặp lại 2 bước trên nếu cần.

- Đánh giá lại tình trạng ê buốt răng của người bệnh:

+ Nếu hết ê buốt: kết thúc điều trị.

+ Nếu còn ê buốt nhẹ: theo dõi và hẹn điều trị tiếp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Dị ứng với thành phần của thuốc: ngừng sử dụng thuốc và điều trị chống dị ứng.

 

 

QT-055: CHỤP SỨ KIM LOẠI THƯỜNG GẮN BẰNG ỐC VÍT TRÊN IMPLANT

I. ĐỊNH NGHĨA

Là kỹ thuật phục hình mất răng, cố định bằng ốc vít trên trụ Implant đã được cấy và ổn định.

II. CHỈ ĐỊNH

Mất răng đã được cấy trụ Implant.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tình trạng trụ Implant chưa đủ độ chắc do tích hợp xương chưa tốt

- Viêm quanh Implant

- Có tình trạng viêm cấp tính trong khoang miệng

- Khoảng liên hàm thấp dưới 3mm,

VI. CHUẨN BI

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay khám, gương , gắp, thám châm ...

- Dụng cụ lấy dấu và làm phục hình: Khay lấy dấu, coping, analog, ...

2.2. Vật liệu:

- Vật liệu lấy dấu: sillicone, alginate.

- Vật liệu đổ mẫu: thạch cao cứng, thạch cao siêu cứng….

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

- Đã được cấy ghép trụ Implant để làm phục hình răng.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng tích hợp xương quanh trụ Implant.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Kiểm tra tình trạng toàn thân, trong miệng và sự ổn định của trụ implant.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Đặt trụ liền thương (Healing Abutment):

- Gây tê tại chỗ

- Bộc lộ Implant:

  • Dùng dao rạch niêm mạc lợi sống hàm tương ứng trụ Implant.
  • Dùng dụng cụ thích hợp tách lợi bộc lộ mũ Implant.

- Tháo mũ Implant: Dùng Driver tháo mũ Implant.

- Đặt trụ liền thương:

  • Chọn trụ liền thương phù hợp với trụ Implant và tình trạng mô mềm.
  • Đặt trụ liền thương và dùng Driver cố định trụ.

3.2 Lấy dấu bằng kỹ thuật lấy dấu gián tiếp (ở lần hẹn thứ 2).

- Áp dụng một trong hai cách dưới đây:

  • Lấy dấu khay hở
  • Lấy dấu khay kín.

- Chọn thìa và thử thìa.

- Chọn màu răng.

- Tháo trụ liền thương

- Đặt trụ lấy dấu gián tiếp (Impression coping).

- Lấy dấu bằng vật liệu lấy dấu Silicon.

- Đặt lại trụ liền thương và giữ trụ cho tới khi lắp răng.

- Lấy dấu hàm đối diện.

- Lấy dấu cắn.

- Lựa chọn các analogue phù hợp, đặt và cố định vào các đầu chuyển đổi.

- Đổ mẫu bằng thạch cao siêu cứng.

3.3. Làm chụp sứ kim loại.

Thực hiện tại labo.

3.4. Lắp răng

- Tháo trụ liền thương.

- Đặt chụp răng sứ trên Implant.

- Kiểm tra khớp cắn, độ sát khít, hình thể, mầu sắc.

- Cố định răng bằng ốc vít.

- Hàn phủ ốc vít bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

Viêm quanh Implant (periimplantitis): Điều trị viêm quanh Implant.

 

 

QT-056: CHỤP SỨ TITANIUM GẮN BẰNG ỐC VÍT TRÊN IMPLANT

I. ĐỊNH NGHĨA

Là kỹ thuật phục hình mất răng, cố định bằng ốc vít trên trụ Implant đã được cấy và ổn định.

II. CHỈ ĐỊNH

Mất răng đã được cấy trụ Implant.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tình trạng trụ Implant chưa đủ độ chắc do tích hợp xương chưa tốt

- Viêm quanh Implant

- Có tình trạng viêm cấp tính trong khoang miệng

- Khoảng liên hàm thấp dưới 3mm,

VI. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay khám, gương, gắp, thám châm...

- Dụng cụ lấy dấu và làm phục hình: Khay lấy dấu, coping, analog, ...

- Vật liệu lấy dấu

2.2. Vật liệu: sillicone, alginate.

- Vật liệu đổ mẫu: thạch cao cứng, thạch cao siêu cứng….

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

- Đã được cấy ghép trụ Implant để làm phục hình răng.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng tích hợp xương quanh trụ Implant.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Kiểm tra tình trạng toàn thân, trong miệng và sự ổn định của trụ implant.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Đặt trụ liền thương (Healing Abutment):

- Gây tê tại chỗ

- Bộc lộ Implant:

  • Dùng dao rạch niêm mạc lợi sống hàm tương ứng trụ Implant.
  • Dùng dụng cụ thích hợp tách lợi bộc lộ mũ Implant.

- Tháo mũ Implant: Dùng Driver tháo mũ Implant.

- Đặt trụ liền thương:

  • Chọn trụ liền thương phù hợp với trụ Implant và tình trạng mô mềm.
  • Đặt trụ liền thương và dùng Driver cố định trụ.

3.2 Lấy dấu bằng kỹ thuật lấy dấu gián tiếp (ở lần hẹn thứ 2).

Áp dụng một trong hai cách dưới đây

  • Lấy dấu khay hở.
  • Lấy dấu khay kín.

- Chọn thìa và thử thìa.

- Chọn màu răng.

- Tháo trụ liền thương

- Đặt trụ lấy dấu gián tiếp (Impression coping).

- Lấy dấu bằng vật liệu lấy dấu Silicon.

- Đặt lại trụ liền thương và giữ trụ cho tới khi lắp răng.

- Lấy dấu hàm đối diện.

- Lấy dấu cắn.

- Lựa chọn các analogue phù hợp, đặt và cố định vào các đầu chuyển đổi.

- Đổ mẫu bằng thạch cao siêu cứng.

3.3. Làm chụp sứ Titanium: thực hiện tại labo.

3.4. Lắp răng

- Tháo trụ liền thương.

- Đặt chụp răng sứ trên Implant.

- Kiểm tra khớp cắn, độ sát khít, hình thể, mầu sắc.

- Cố định răng bằng ốc vít.

- Hàn phủ ốc vít bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

Viêm quanh Implant (periimplantitis): Điều trị viêm quanh Implant.

 

 

QT-057: CHỤP SỨ KIM LOẠI QUÝ GẮN BẰNG ỐC VÍT TRÊN IMPLANT

I. ĐỊNH NGHĨA

Là kỹ thuật phục hình mất răng, cố định bằng ốc vít trên trụ Implant đã được cấy và ổn định.

II. CHỈ ĐỊNH

Mất răng đã được cấy trụ Implant.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tình trạng trụ Implant chưa đủ độ chắc do tích hợp xương chưa tốt

- Viêm quanh Implant

- Có tình trạng viêm cấp tính trong khoang miệng

- Khoảng liên hàm thấp dưới 3mm,

VI. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay khám, gương, gắp, thám châm...

- Dụng cụ lấy dấu và làm phục hình: Khay lấy dấu, coping, analog, ...

2.2. Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu: sillicone, alginate.

- Vật liệu đổ mẫu: thạch cao cứng, thạch cao siêu cứng….

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

- Đã được cấy ghép trụ Implant để làm phục hình răng.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng tích hợp xương quanh trụ Implant.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Kiểm tra tình trạng toàn thân, trong miệng và sự ổn định của trụ implant.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Đặt trụ liền thương (Healing Abutment):

- Gây tê tại chỗ

- Bộc lộ Implant:

  • Dùng dao rạch niêm mạc lợi sống hàm tương ứng trụ Implant.
  • Dùng dụng cụ thích hợp tách lợi bộc lộ mũ Implant.

- Tháo mũ Implant: Dùng Driver tháo mũ Implant.

- Đặt trụ liền thương:

  • Chọn trụ liền thương phù hợp với trụ Implant và tình trạng mô mềm.
  • Đặt trụ liền thương và dùng Driver cố định trụ.

3.2 Lấy dấu bằng kỹ thuật lấy dấu gián tiếp (ở lần hẹn thứ 2).

- Áp dụng một trong hai cách dưới đây

  • Lấy dấu khay hở
  • Lấy dấu khay kín

- Chọn thìa và thử thìa.

- Chọn màu răng.

- Tháo trụ liền thương

- Đặt trụ lấy dấu gián tiếp (Impression coping).

- Lấy dấu bằng vật liệu lấy dấu Silicon.

- Đặt lại trụ liền thương và giữ trụ cho tới khi lắp răng.

- Lấy dấu hàm đối diện.

- Lấy dấu cắn.

- Lựa chọn các analogue phù hợp, đặt và cố định vào các đầu chuyển đổi.

- Đổ mẫu bằng thạch cao siêu cứng.

3.3. Làm chụp sứ kim loại quý.

Thực hiện tại labo.

3.4. Lắp răng

- Tháo trụ liền thương.

- Đặt chụp răng sứ trên Implant.

- Kiểm tra khớp cắn, độ sát khít, hình thể, mầu sắc.

- Cố định răng bằng ốc vít.

- Hàn phủ ốc vít bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

Viêm quanh Implant (periimplantitis): Điều trị viêm quanh Implant.

 

 

QT-058: CHỤP SỨ TOÀN PHẦN GẮN BẰNG ỐC VÍT TRÊN IMPLANT

I. ĐỊNH NGHĨA

Là kỹ thuật phục hình mất răng bằng sứ toàn phần cố định bằng ốc vít trên trụ Implant đã cấy và ổn định.

II. CHỈ ĐỊNH

Mất răng đã được cấy trụ Implant.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tình trạng trụ Implant chưa đủ độ chắc do tích hợp xương chưa tốt

- Viêm quanh Implant

- Có tình trạng viêm cấp tính trong khoang miệng

- Khoảng liên hàm thấp dưới 3mm.

VI. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay khám, gương , gắp, thám châm ...

- Dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu.

- Bộ dụng cụ làm phục hình trên implant: coping, analogue, ...

2.2. Vật liệu:

- Vật liệu lấy dấu: sillicone, alginate.

- Vật liệu đổ mẫu: thạch cao cứng, thạch cao siêu cứng….

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

- Đã được cấy ghép trụ Implant để làm phục hình răng.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án đầy đủ theo quy định.

- Phim Xquang đánh giá tình trạng tích hợp xương quanh trụ Implant.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra đối chiếu bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Kiểm tra tình trạng toàn thân, trong miệng và sự ổn định của trụ implant.

3. Các bước thực hiện

3.1 Đặt trụ liền thương (Healing Abutment):

- Gây tê tại chỗ

- Bộc lộ Implant:

  • Dùng dao rạch niêm mạc lợi sống hàm tương ứng trụ Implant.
  • Dùng dụng cụ thích hợp tách lợi bộc lộ mũ Implant.

- Tháo mũ Implant: Dùng Driver tháo mũ Implant.

- Đặt trụ liền thương:

  • Chọn trụ liền thương phù hợp với trụ Implant và tình trạng mô mềm.
  • Đặt trụ liền thương và dùng Driver cố định trụ.

3.2 Lấy dấu bằng kỹ thuật lấy dấu gián tiếp (pick-up).

Có thể áp dụng phương pháp lấy dấu khay hở hoặc lấy dấu khay kín

- Chọn thìa và thử thìa.

- So mầu và chọn mầu răng.

- Tháo trụ liền thương

- Đặt trụ lấy dấu gián tiếp (Impression coping).

- Lấy dấu bằng vật liệu lấy dấu Silicon.

- Đặt lại trụ liền thương và giữ trụ cho tới khi lắp răng.

- Lấy dấu hàm đối.

- Lấy dấu cắn.

- Lựa chọn các analogue phù hợp, đặt và cố định vào các đầu chuyển đổi.

- Đổ mẫu bằng thạch cao siêu cứng.

3.3. Làm chụp sứ toàn phần.

Thực hiện tại labo.

3.4.Lắp răng

- Tháo trụ liền thương.

- Đặt chụp răng đã làm trên Implant.

- Kiểm tra độ sát khít, khớp cắn, hình thể, mầu sắc.

- Cố định răng bằng ốc vít.

- Hàn phủ ốc vít bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sau khi điều trị

Viêm quanh Implant (periimplantitis): Điều trị viêm quanh Implant.

 

 

QT-059: PHỤC HÌNH GẮN CEMENT CHỤP SỨ KIM LOạI TRÊN IMPLANT

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hình mất răng, cố định bằng cement trên trụ Implant đã được cấy và ổn định.

II. CHỈ ĐỊNH

Mất răng đã được cấy trụ Implant.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Khoảng liên hàm thấp không đủ chiều cao để làm thân răng

- Tình trạng trụ Implant chưa đủ độ chắc do tích hợp xương chưa tốt

- Viêm quanh Implant

- Có tình trạng viêm cấp tính trong khoang miệng

VI. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay quả đậu, gương khám, ...

- Dụng cụ lấy dấu: Khay lấy dấu, coping, analoge

2.2. Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu: Alginate, Silicone,..

- Vật liệu đổ mẫu: Thạch cao cứng, thạch cao siêu cứng.

3. Người bệnh: Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng tích hợp xương quanh trụ Implant.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Kiểm tra tình trạng toàn thân, trong miệng và sự ổn định của trụ implant.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Đặt trụ liền thương (Healing Abutment):

- Gây tê tại chỗ

- Bộc lộ Implant:

  • Dùng dao rạch niêm mạc lợi sống hàm tương ứng trụ Implant.
  • Dùng dụng cụ thích hợp tách lợi bộc lộ mũ Implant.

- Tháo mũ Implant: Dùng Driver tháo mũ Implant.

- Đặt trụ liền thương:

  • Chọn trụ liền thương phù hợp với trụ Implant và tình trạng mô mềm.
  • Đặt trụ liền thương và dùng Driver cố định trụ.

3.2 Lấy dấu

3.2.1. Kỹ thuật lấy dấu gián tiếp

Áp dụng một trong hai cách dưới đây

  • Lấy dấu khay hở
  • Lấy dấu khay kín

- Chọn thìa và thử thìa.

- So mầu và chọn mầu răng.

- Tháo trụ liền thương (Healing)

- Đặt và cố định trụ lấy dấu gián tiếp (coping)

- Lấy dấu bằng Silicon.

- Đặt lại trụ liền thương và giữ trụ cho tới khi lắp răng.

- Lấy dấu hàm đối.

- Lấy dấu cắn.

- Lựa chọn các analogue phù hợp, đặt vào các đầu chuyển đổi.

- Đổ mẫu bằng thạch cao siêu cứng.

3.2.2. Kỹ thuật lấy dấu trực tiếp:

- Chọn thìa và thử thìa.

- Chọn màu răng.

- Tháo trụ liền thương (Healing).

- Đặt abutment và chỉnh sửa nếu cần.

- Lấy dấu bằng Silicon.

- Đặt lại trụ liền thương và giữ trụ cho tới khi lắp răng.

- Lấy dấu hàm đối.

- Lấy dấu cắn.

- Đổ mẫu thạch cao.

3.3. Làm răng sứ kim loại: Thực hiện tại labo.

3.4. Lắp răng

- Tháo trụ liền thương.

- Đặt và cố định abutment.

- Đặt răng trên miệng người bệnh

- Kiểm tra khớp cắn, độ sát khít, mầu sắc, hình thể…. và chỉnh sửa nếu cần.

- Gắn cố định răng bằng cement.

- Lấy bỏ phần cement thừa.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

Sang thương niêm mạc miệng: điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

Viêm quanh Implant (periimplantitis): Điều trị viêm quanh Implant.

 

 

QT-060: PHỤC HÌNH GẮN CEMENT CHỤP SỨ TITANIUM TRÊN IMPLANT

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hình mất răng, cố định bằng cement trên trụ Implant đã được cấy và ổn định.

II. CHỈ ĐỊNH

- Mất răng đã được cấy trụ Implant.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Khoảng liên hàm thấp không đủ chiều cao để làm thân răng

- Tình trạng trụ Implant chưa đủ độ chắc do tích hợp xương chưa tốt

- Viêm quanh Implant

- Có tình trạng viêm cấp tính trong khoang miệng

VI. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay quả đậu, gương khám, ...

- Dụng cụ lấy dấu: Khay lấy dấu, coping, analoge

2.2. Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu: Alginate, Silicone,..

- Vật liệu đổ mẫu: Thạch cao cứng, thạch cao siêu cứng.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng tích hợp xương quanh trụ Implant.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Kiểm tra tình trạng toàn thân, trong miệng và sự ổn định của trụ implant.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Đặt trụ liền thương (Healing Abutment)

- Gây tê tại chỗ

- Bộc lộ Implant:

  • Dùng dao rạch niêm mạc lợi sống hàm tương ứng trụ Implant.
  • Dùng dụng cụ thích hợp tách lợi bộc lộ mũ Implant.

- Tháo mũ Implant: Dùng Driver tháo mũ Implant.

- Đặt trụ liền thương:

  • Chọn trụ liền thương phù hợp với trụ Implant và tình trạng mô mềm.
  • Đặt trụ liền thương và dùng Driver cố định trụ.

3.2 Lấy dấu

3.2.1. Kỹ thuật lấy dấu gián tiếp

- Áp dụng một trong hai cách dưới đây

  • Lấy dấu khay hở
  • Lấy dấu khay kín

- Chọn thìa và thử thìa.

- So mầu và chọn mầu răng.

- Tháo trụ liền thương (Healing)

- Đặt và cố định trụ lấy dấu gián tiếp (coping)

- Lấy dấu bằng Silicon.

- Đặt lại trụ liền thương và giữ trụ cho tới khi lắp răng.

- Lấy dấu hàm đối.

- Lấy dấu cắn.

- Lựa chọn các analogue phù hợp, đặt vào các đầu chuyển đổi.

- Đổ mẫu bằng thạch cao siêu cứng.

3.2.2. Kỹ thuật lấy dấu trực tiếp:

- Chọn thìa và thử thìa.

- Chọn màu răng.

- Tháo trụ liền thương (Healing).

- Đặt abutment và chỉnh sửa nếu cần.

- Lấy dấu bằng Silicon.

- Đặt lại trụ liền thương và giữ trụ cho tới khi lắp răng.

- Lấy dấu hàm đối.

- Lấy dấu cắn.

- Đổ mẫu thạch cao.

3.3. Làm răng sứ titanium: thực hiện tại labo.

3.4.Lắp răng

- Tháo trụ liền thương.

- Đặt và cố định abutment.

- Đặt răng trên miệng người bệnh

- Kiểm tra khớp cắn, độ sát khít, mầu sắc, hình thể…. và chỉnh sửa nếu cần.

- Gắn cố định răng bằng cement.

- Lấy bỏ phần cement thừa.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

Sang thương niêm mạc miệng: điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

Viêm quanh Implant (periimplantitis): Điều trị viêm quanh Implant

 

 

QT-061: PHỤC HÌNH GẮN CEMENT CHỤP SỨ KIM LOẠI QUÝ TRÊN IMPLANT

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hình mất răng, cố định bằng cement trên trụ Implant đã được cấy và ổn định.

II. CHỈ ĐỊNH

Mất răng đã được cấy trụ Implant.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Khoảng liên hàm thấp không đủ chiều cao để làm thân răng

- Tình trạng trụ Implant chưa đủ độ chắc do tích hợp xương chưa tốt

- Viêm quanh Implant

- Có tình trạng viêm cấp tính trong khoang miệng

VI. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay quả đậu, gương khám, ...

- Dụng cụ lấy dấu: Khay lấy dấu, coping, analoge

2.2. Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu: Alginate, Silicone,..

- Vật liệu đổ mẫu: Thạch cao cứng, thạch cao siêu cứng.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng tích hợp xương quanh trụ Implant.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Kiểm tra tình trạng toàn thân, trong miệng và sự ổn định của trụ implant.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Đặt trụ liền thương (Healing Abutment):

- Gây tê tại chỗ

- Bộc lộ Implant:

  • Dùng dao rạch niêm mạc lợi sống hàm tương ứng trụ Implant.
  • Dùng dụng cụ thích hợp tách lợi bộc lộ mũ Implant.

- Tháo mũ Implant: Dùng Driver tháo mũ Implant.

- Đặt trụ liền thương:

  • Chọn trụ liền thương phù hợp với trụ Implant và tình trạng mô mềm.
  • Đặt trụ liền thương và dùng Driver cố định trụ.

3.2 Lấy dấu

3.2.1. Kỹ thuật lấy dấu gián tiếp

- Áp dụng một trong hai cách dưới đây

  • Lấy dấu khay hở
  • Lấy dấu khay kín

- Chọn thìa và thử thìa.

- So mầu và chọn mầu răng.

- Tháo trụ liền thương (Healing)

- Đặt và cố định trụ lấy dấu gián tiếp (coping)

- Lấy dấu bằng Silicon.

- Đặt lại trụ liền thương và giữ trụ cho tới khi lắp răng.

- Lấy dấu hàm đối.

- Lấy dấu cắn.

- Lựa chọn các analogue phù hợp, đặt vào các đầu chuyển đổi.

- Đổ mẫu bằng thạch cao siêu cứng.

3.2.2. Kỹ thuật lấy dấu trực tiếp:

- Chọn thìa và thử thìa.

- Chọn màu răng.

- Tháo trụ liền thương (Healing).

- Đặt abutment và chỉnh sửa nếu cần.

- Lấy dấu bằng Silicon.

- Đặt lại trụ liền thương và giữ trụ cho tới khi lắp răng.

- Lấy dấu hàm đối.

- Lấy dấu cắn.

- Đổ mẫu thạch cao.

3.3. Làm răng sứ kim loại quý: thực hiện tại labo.

3.4. Lắp răng

- Tháo trụ liền thương.

- Đặt và cố định abutment.

- Đặt răng trên miệng người bệnh

- Kiểm tra khớp cắn, độ sát khít, mầu sắc, hình thể…. và chỉnh sửa nếu cần.

- Gắn cố định răng bằng cement.

- Lấy bỏ phần cement thừa.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

Sang thương niêm mạc miệng: điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

Viêm quanh Implant (periimplantitis): Điều trị viêm quanh Implant

 

 

QT-062: PHỤC HÌNH GẮN CEMENT CHỤP SỨ TOÀN PHẦN TRÊN IMPLANT

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hình mất răng, cố định bằng cement trên trụ Implant đã được cấy và ổn định.

II. CHỈ ĐỊNH

Mất răng đã được cấy trụ Implant.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Khoảng liên hàm thấp không đủ chiều cao để làm thân răng

- Tình trạng trụ Implant chưa đủ độ chắc do tích hợp xương chưa tốt

- Viêm quanh Implant

- Có tình trạng viêm cấp tính trong khoang miệng

VI. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay quả đậu, gương khám, ...

- Dụng cụ lấy dấu: Khay lấy dấu, coping, analoge

2.2. Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu: Alginate, Silicone,..

- Vật liệu đổ mẫu: Thạch cao cứng, thạch cao siêu cứng.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng tích hợp xương quanh trụ Implant.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Kiểm tra tình trạng toàn thân, trong miệng và sự ổn định của trụ implant.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Đặt trụ liền thương (Healing Abutment):

- Gây tê tại chỗ

- Bộc lộ Implant:

  • Dùng dao rạch niêm mạc lợi sống hàm tương ứng trụ Implant.
  • Dùng dụng cụ thích hợp tách lợi bộc lộ mũ Implant.

- Tháo mũ Implant: Dùng Driver tháo mũ Implant.

- Đặt trụ liền thương:

  • Chọn trụ liền thương phù hợp với trụ Implant và tình trạng mô mềm.
  • Đặt trụ liền thương và dùng Driver cố định trụ.

3.2 Lấy dấu

3.2.1. Kỹ thuật lấy dấu gián tiếp

- Áp dụng một trong hai cách dưới đây

  • Lấy dấu khay hở
  • Lấy dấu khay kín

- Chọn thìa và thử thìa.

- So mầu và chọn mầu răng.

- Tháo trụ liền thương (Healing)

- Đặt và cố định trụ lấy dấu gián tiếp (coping)

- Lấy dấu bằng Silicon.

- Đặt lại trụ liền thương và giữ trụ cho tới khi lắp răng.

- Lấy dấu hàm đối.

- Lấy dấu cắn.

- Lựa chọn các analogue phù hợp, đặt vào các đầu chuyển đổi.

- Đổ mẫu bằng thạch cao siêu cứng.

3.2.2. Kỹ thuật lấy dấu trực tiếp:

- Chọn thìa và thử thìa.

- Chọn màu răng.

- Tháo trụ liền thương (Healing).

- Đặt abutment và chỉnh sửa nếu cần.

- Lấy dấu bằng Silicon.

- Đặt lại trụ liền thương và giữ trụ cho tới khi lắp răng.

- Lấy dấu hàm đối.

- Lấy dấu cắn.

- Đổ mẫu thạch cao.

3.3. Làm răng sứ toàn phần: thực hiện tại labo.

3.4.Lắp răng

- Tháo trụ liền thương.

- Đặt và cố định abutment.

- Đặt răng trên miệng người bệnh

- Kiểm tra khớp cắn, độ sát khít, mầu sắc, hình thể…. và chỉnh sửa nếu cần.

- Gắn cố định răng bằng cement.

- Lấy bỏ phần cement thừa.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

Viêm quanh Implant (periimplantitis): Điều trị viêm quanh Implant

 

 

QT-0.63: CẦU SỨ KIM LOẠI GẮN BẰNG ỐC VÍT TRÊN IMPLANT

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hình mất răng, cố định bằng ốc vít trên trụ Implant đã được cấy và ổn định.

II. CHỈ ĐỊNH

Mất răng đã được cấy trụ Implant để làm phục hình cố định dạng cầu răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các trụ Ipmplant đã cấy trong xương hàm có trục không song song với nhau ở mức không thể lắp ốc vít được,

- Tình trạng trụ Implant chưa đủ độ chắc do tích hợp xương chưa tốt

- Viêm quanh Implant

- Có tình trạng viêm cấp tính trong khoang miệng

- Khoảng liên hàm thấp dưới 3mm,

VI. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay khám, gương, gắp, thám châm ...

- Dụng cụ lấy dấu và làm phục hình: Khay lấy dấu, coping, analog, ...

2.2. Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu: sillicone, alginate.

- Vật liệu đổ mẫu: thạch cao cứng, thạch cao siêu cứng….

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

- Đã được cấy ghép trụ Implant để làm phục hình răng.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng tích hợp xương quanh trụ Implant.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Kiểm tra tình trạng toàn thân, trong miệng và sự ổn định của trụ implant.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Đặt trụ liền thương (Healing Abutment):

- Gây tê tại chỗ

- Bộc lộ Implant:

  • Dùng dao rạch niêm mạc lợi sống hàm tương ứng trụ Implant.
  • Dùng dụng cụ thích hợp tách lợi bộc lộ mũ Implant.

- Tháo mũ Implant: Dùng Driver tháo mũ Implant.

- Đặt trụ liền thương:

  • Chọn trụ liền thương phù hợp với trụ Implant và tình trạng mô mềm.
  • Đặt trụ liền thương và dùng Driver cố định trụ.

3.2 Lấy dấu bằng kỹ thuật lấy dấu gián tiếp (ở lần hẹn thứ 2).

Áp dụng một trong hai cách dưới đây

  • Lấy dấu khay hở
  • Lấy dấu khay kín

- Chọn thìa và thử thìa.

- Chọn màu răng.

- Tháo trụ liền thương

- Đặt trụ lấy dấu gián tiếp (Impression coping).

- Lấy dấu bằng vật liệu lấy dấu Silicon.

- Đặt lại trụ liền thương và giữ trụ cho tới khi lắp răng.

- Lấy dấu hàm đối diện.

- Lấy dấu cắn.

- Lựa chọn các analogue phù hợp, đặt và cố định vào các đầu chuyển đổi.

- Đổ mẫu bằng thạch cao siêu cứng.

3.3. Làm cầu sứ kim loại: thực hiện tại labo.

3.4. Lắp răng

- Tháo trụ liền thương.

- Đặt chụp răng sứ trên Implant.

- Kiểm tra khớp cắn, độ sát khít, hình thể, mầu sắc.

- Cố định răng bằng ốc vít.

- Hàn phủ ốc vít bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

Sang thương niêm mạc miệng: điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

Viêm quanh Implant (periimplantitis): Điều trị viêm quanh Implant.

 

 

QT-061: CẦU SỨ TITANIUM GẮN BẰNG ỐC VÍT TRÊN IMPLANT

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hình mất răng, cố định bằng ốc vít trên trụ Implant đã được cấy và ổn định.

II. CHỈ ĐỊNH

Mất răng đã được cấy trụ Implant để làm phục hình cố định dạng cầu răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các trụ Ipmplant đã cấy trong xương hàm có trục không song song với nhau ở mức không thể lắp ốc vít được,

- Tình trạng trụ Implant chưa đủ độ chắc do tích hợp xương chưa tốt

- Viêm quanh Implant

- Có tình trạng viêm cấp tính trong khoang miệng

- Khoảng liên hàm thấp dưới 3mm,

VI. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay khám, gương , gắp, thám châm ...

- Dụng cụ lấy dấu và làm phục hình: Khay lấy dấu, coping, analog, ...

2.2. Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu: sillicone, alginate.

- Vật liệu đổ mẫu: thạch cao cứng, thạch cao siêu cứng….

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

- Đã được cấy ghép trụ Implant để làm phục hình răng.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng tích hợp xương quanh trụ Implant.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Kiểm tra tình trạng toàn thân, trong miệng và sự ổn định của trụ implant.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Đặt trụ liền thương (Healing Abutment):

- Gây tê tại chỗ

- Bộc lộ Implant:

  • Dùng dao rạch niêm mạc lợi sống hàm tương ứng trụ Implant.
  • Dùng dụng cụ thích hợp tách lợi bộc lộ mũ Implant.

- Tháo mũ Implant: Dùng Driver tháo mũ Implant.

- Đặt trụ liền thương:

  • Chọn trụ liền thương phù hợp với trụ Implant và tình trạng mô mềm.
  • Đặt trụ liền thương và dùng Driver cố định trụ.

3.2 Lấy dấu bằng kỹ thuật lấy dấu gián tiếp (ở lần hẹn thứ 2).

Áp dụng một trong hai cách dưới đây

  • Lấy dấu khay hở
  • Lấy dấu khay kín

- Chọn thìa và thử thìa.

- Chọn màu răng.

- Tháo trụ liền thương

- Đặt trụ lấy dấu gián tiếp (Impression coping).

- Lấy dấu bằng vật liệu lấy dấu Silicon.

- Đặt lại trụ liền thương và giữ trụ cho tới khi lắp răng.

- Lấy dấu hàm đối diện.

- Lấy dấu cắn.

- Lựa chọn các analogue phù hợp, đặt và cố định vào các đầu chuyển đổi.

- Đổ mẫu bằng thạch cao siêu cứng.

3.3. Làm cầu sứ hợp kim titanium: thực hiện tại labo.

3.4. Lắp răng

- Tháo trụ liền thương.

- Đặt chụp răng sứ trên Implant.

- Kiểm tra khớp cắn, độ sát khít, hình thể, mầu sắc.

- Cố định răng bằng ốc vít.

- Hàn phủ ốc vít bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

Sang thương niêm mạc miệng: điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

Viêm quanh Implant (periimplantitis): Điều trị viêm quanh Implant.

 

 

QT-065: CẦU SỨ KIM LOẠI QU GẮN BẰNG ỐC VÍT TRÊN IMPLANT

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hình mất răng, cố định bằng ốc vít trên trụ Implant đã được cấy và ổn định.

II. CHỈ ĐỊNH

- Mất răng đã được cấy trụ Implant để làm phục hình cố định dạng cầu răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các trụ Ipmplant đã cấy trong xương hàm có trục không song song với nhau ở mức không thể lắp ốc vít được,

- Tình trạng trụ Implant chưa đủ độ chắc do tích hợp xương chưa tốt

- Viêm quanh Implant

- Có tình trạng viêm cấp tính trong khoang miệng

- Khoảng liên hàm thấp dưới 3mm,

VI. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay khám, gương , gắp, thám châm ...

- Dụng cụ lấy dấu và làm phục hình: Khay lấy dấu, coping, analog, ...

2.2. Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu: sillicone, alginate.

- Vật liệu đổ mẫu: thạch cao cứng, thạch cao siêu cứng….

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

- Đã được cấy ghép trụ Implant để làm phục hình răng.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng tích hợp xương quanh trụ Implant.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Kiểm tra tình trạng toàn thân, trong miệng và sự ổn định của trụ implant.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Đặt trụ liền thương (Healing Abutment):

- Gây tê tại chỗ

- Bộc lộ Implant:

  • Dùng dao rạch niêm mạc lợi sống hàm tương ứng trụ Implant.
  • Dùng dụng cụ thích hợp tách lợi bộc lộ mũ Implant.

- Tháo mũ Implant: Dùng Driver tháo mũ Implant.

- Đặt trụ liền thương:

  • Chọn trụ liền thương phù hợp với trụ Implant và tình trạng mô mềm.
  • Đặt trụ liền thương và dùng Driver cố định trụ.

3.2 Lấy dấu bằng kỹ thuật lấy dấu gián tiếp (ở lần hẹn thứ 2).

Áp dụng một trong hai cách dưới đây

  • Lấy dấu khay hở
  • Lấy dấu khay kín

- Chọn thìa và thử thìa.

- Chọn màu răng.

- Tháo trụ liền thương

- Đặt trụ lấy dấu gián tiếp (Impression coping).

- Lấy dấu bằng vật liệu lấy dấu Silicon.

- Đặt lại trụ liền thương và giữ trụ cho tới khi lắp răng.

- Lấy dấu hàm đối diện.

- Lấy dấu cắn.

- Lựa chọn các analogue phù hợp, đặt và cố định vào các đầu chuyển đổi.

- Đổ mẫu bằng thạch cao siêu cứng.

3.3. Làm cầu sứ kim loại quý: thực hiện tại labo.

3.4. Lắp răng

- Tháo trụ liền thương.

- Đặt chụp răng sứ trên Implant.

- Kiểm tra khớp cắn, độ sát khít, hình thể, mầu sắc.

- Cố định răng bằng ốc vít.

- Hàn phủ ốc vít bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

Sang thương niêm mạc miệng: điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

Viêm quanh Implant (periimplantitis): Điều trị viêm quanh Implant.

 

 

QT-066: CẦU SỨ CERCON GẮN BẰNG ỐC VÍT TRÊN IMPLANT

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hình mất răng bằng sứ cercon cố định bằng ốc vít trên

các trụ Implant đã cấy và ổn định.

II. CHỈ ĐỊNH

- Mất răng đã được cấy các trụ Implant để làm phục hình cầu răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tình trạng trụ Implant chưa đủ độ chắc do tích hợp xương chưa tốt.

- Viêm quanh Implant (periimplantitis).

- Có tình trạng viêm cấp tính trong khoang miệng.

- Khoảng liên hàm thấp dưới 3mm.

VI. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay khám, gương, gắp, thám châm...

- Dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu.

- Bộ dụng cụ phục hình trên Implant: coping, analogue,...

2.2. Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu: sillicone, alginate.

- Vật liệu đổ mẫu: thạch cao cứng, thạch cao siêu cứng….

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

- Đã được cấy ghép các trụ Implant để làm phục hình răng.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án đầy đủ theo quy định.

- Phim Xquang đánh giá tình trạng tích hợp xương quanh trụ Implant.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra đối chiếu hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Kiểm tra tình trạng toàn thân, trong miệng và sự ổn định của trụ implant.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Đặt trụ liền thương (Healing Abutment):

- Gây tê tại chỗ.

- Bộc lộ Implant:

  • Dùng dao rạch niêm mạc lợi sống hàm tương ứng trụ Implant.
  • Dùng dụng cụ thích hợp tách lợi bộc lộ mũ Implant.

- Tháo mũ Implant: Dùng Driver tháo mũ Implant.

- Đặt trụ liền thương:

  • Chọn trụ liền thương phù hợp với trụ Implant và tình trạng mô mềm.
  • Đặt trụ liền thương và dùng Driver cố định trụ.

3.2 Lấy dấu bằng kỹ thuật lấy dấu gián tiếp (pick-up).

Có thể áp dụng phương pháp lấy dấu khay hở hoặc lấy dấu khay kín.

- Chọn thìa và thử thìa.

- So mầu và chọn mầu răng.

- Tháo trụ liền thương

- Đặt trụ lấy dấu gián tiếp (Impression coping).

- Lấy dấu bằng vật liệu lấy dấu Silicon.

- Đặt lại trụ liền thương và giữ trụ cho tới khi lắp răng.

- Lấy dấu hàm đối.

- Lấy dấu cắn.

- Lựa chọn các analogue phù hợp, đặt và cố định vào các đầu chuyển đổi.

- Đổ mẫu bằng thạch cao siêu cứng.

3.3. Làm cầu sứ cercon với abutmen loại ziconia: thực hiện tại labo.

3.4. Lắp cầu răng

- Tháo trụ liền thương.

- Đặt cầu răng trên các trụ Implant.

- Kiểm tra độ sát khít, khớp cắn, hình thể, mầu sắc.

- Cố định răng bằng ốc vít.

- Hàn phủ ốc vít bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sau khi điều trị phục hình

Viêm quanh Implant: Điều trị viêm quanh Implant.

 

 

QT-067: CẦU SỨ TOÀN PHẦN GẮN BẰNG ỐC VÍT TRÊN IMPLANT

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hình mất răng bằng sứ toàn phần cố định bằng ốc vít trên các trụ Implant đã cấy và ổn định.

II. CHỈ ĐỊNH

Mất răng đã được cấy các trụ Implant để làm phục hình cầu răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tình trạng trụ Implant chưa đủ độ chắc do tích hợp xương chưa tốt.

- Viêm quanh Implant (periimplantitis).

- Có tình trạng viêm cấp tính trong khoang miệng.

- Khoảng liên hàm thấp dưới 3mm.

VI. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay khám, gương, gắp, thám châm...

- Dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu.

- Bộ dụng cụ phục hình trên Implant: coping, analogue ...

2.2. Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu: sillicone, alginate.

- Vật liệu đổ mẫu: thạch cao cứng, thạch cao siêu cứng….

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

- Đã được cấy ghép các trụ Implant để làm phục hình răng.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án đầy đủ theo quy định.

- Phim Xquang đánh giá tình trạng tích hợp xương quanh trụ Implant.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra đối chiếu hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh:

Kiểm tra tình trạng toàn thân, trong miệng và sự ổn định của trụ implant.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật:

3.1 Đặt trụ liền thương (Healing Abutment):

- Gây tê tại chỗ.

- Bộc lộ Implant:

  • Dùng dao rạch niêm mạc lợi sống hàm tương ứng trụ Implant.
  • Dùng dụng cụ thích hợp tách lợi bộc lộ mũ Implant.

- Tháo mũ Implant: Dùng Driver tháo mũ Implant.

- Đặt trụ liền thương:

  • Chọn trụ liền thương phù hợp với trụ Implant và tình trạng mô mềm.
  • Đặt trụ liền thương và dùng Driver cố định trụ.

3.2 Lấy dấu bằng kỹ thuật lấy dấu gián tiếp (pick-up).

Có thể áp dụng phương pháp lấy dấu khay hở hoặc lấy dấu khay kín.

- Chọn thìa và thử thìa.

- So mầu và chọn mầu răng.

- Tháo trụ liền thương

- Đặt trụ lấy dấu gián tiếp (Impression coping).

- Lấy dấu bằng vật liệu lấy dấu Silicon.

- Đặt lại trụ liền thương và giữ trụ cho tới khi lắp răng.

- Lấy dấu hàm đối.

- Lấy dấu cắn.

- Lựa chọn các analogue phù hợp, đặt và cố định vào các đầu chuyển đổi.

- Đổ mẫu bằng thạch cao siêu cứng.

3.3. Làm cầu sứ toàn phần: thực hiện tại labo.

3.4. Lắp cầu răng

- Tháo trụ liền thương.

- Đặt cầu răng trên các trụ Implant.

- Kiểm tra độ sát khít, khớp cắn, hình thể, mầu sắc.

- Cố định răng bằng ốc vít.

- Hàn phủ ốc vít bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sau khi điều trị phục hình

Viêm quanh Implant: điều trị viêm quanh Implant.

 

 

QT-068: CẦU SỨ KIM LOẠI THƯỜNG GẮN BẰNG CEMENT TRÊN IMPLANT

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hình mất răng, cố định bằng cement trên trụ Implant đã được cấy và ổn định.

II. CHỈ ĐỊNH

- Mất răng đã được cấy các trụ Implant để làm phục hình cố định dạng cầu răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Khoảng liên hàm thấp dưới 5mm,

- Tình trạng trụ Implant chưa đủ độ chắc do tích hợp xương chưa tốt

- Viêm quanh Implant,

- Có tình trạng viêm cấp tính trong khoang miệng.

VI. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay khám, gương, gắp, thám châm...

- Dụng cụ lấy dấu và làm phục hình: Thìa lấy dấu, coping, analog, ...

2.2. Thuốc và vật liệu

- Vật liệu lấy dấu: sillicone, alginate.

- Vật liệu đổ mẫu: thạch cao cứng, thạch cao siêu cứng.

- Vật liệu gắn….

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

- Đã được cấy ghép trụ Implant để làm phục hình cầu răng.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng tích hợp xương các trụ Implant.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Kiểm tra tình trạng toàn thân và trong miệng, tại chỗ và sự ổn định của các trụ implant.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Đặt trụ liền thương (Healing Abutment):

- Gây tê tại chỗ

- Bộc lộ Implant:

  • Dùng dao rạch niêm mạc lợi sống hàm tương ứng trụ Implant.
  • Dùng dụng cụ thích hợp tách lợi bộc lộ mũ Implant.

- Tháo mũ Implant: Dùng Driver tháo mũ Implant.

- Đặt trụ liền thương:

  • Chọn trụ liền thương phù hợp với trụ Implant và tình trạng mô mềm.
  • Đặt trụ liền thương và dùng Driver cố định trụ.

3.2 Lấy dấu và đổ mẫu

Tùy trường hợp mà có thể sử dụng kỹ thuật lấy dấu gián tiếp hoặc trực tiếp.

3.2.1 Kỹ thuật lấy dấu gián tiếp

Có thể lấy dấu khay hở hoặc lấy dấu khay kín với các bước:

- Thử thìa và chọn thìa.

- So mầu và chọn mầu răng.

- Tháo trụ liền thương (Healing)

- Đặt trụ lấy dấu gián tiếp (coping)

- Lấy dấu bằng vật liệu lấy dấu Silicon.

- Lắp lại trụ liền thương và giữ trụ liền thương cho tới khi lắp cầu răng.

- Lấy dấu hàm đối.

- Lấy dấu cắn.

- Đổ mẫu các hàm bằng thạch cao siêu cứng.

3.1.2 Kỹ thuật lấy dấu trực tiếp:

- Thử thìa và chọn thìa.

- So mầu và chọn mầu răng.

- Tháo trụ liền thương (Healing)

- Đặt abutment và chỉnh sửa nếu cần.

- Lấy dấu bằng Silicon.

- Lắp lại trụ liền thương và giữ trụ liền thương cho tới khi lắp cầu răng.

- Lấy dấu hàm đối.

- Lấy dấu cắn.

- Đổ mẫu các hàm bằng thạch cao siêu cứng.

3.3. Làm cầu răng sứ kim loại: thực hiện tại labo.

3.4. Lắp cầu răng

- Tháo trụ liền thương.

- Đặt và cố định abutment.

- Đặt cầu trên miệng người bệnh

- Kiểm tra khớp cắn, độ sát khít, mầu sắc, hình thể…. và chỉnh sửa nếu cần.

- Gắn cố định cầu răng bằng cement.

- Lấy bỏ phần cement thừa.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

- Viêm quanh Implant (periimplantitis): Điều trị viêm quanh Implant

 

 

QT-069: CẦU SỨ TITANIUM GẮN BẰNG CEMENT TRÊN IMPLANT

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hình mất răng, cố định bằng cement trên trụ Implant đã được cấy và ổn định.

II. CHỈ ĐỊNH

Mất răng đã được cấy các trụ Implant để làm phục hình cố định dạng cầu răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Khoảng liên hàm thấp dưới 5mm,

- Tình trạng trụ Implant chưa đủ độ chắc do tích hợp xương chưa tốt

- Viêm quanh Implant,

- Có tình trạng viêm cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay khám, gương, gắp, thám châm...

- Dụng cụ lấy dấu và làm phục hình: Thìa lấy dấu, coping, analog, ...

2.2. Thuốc và vật liệu:

- Vật liệu lấy dấu: sillicone, alginate.

- Vật liệu đổ mẫu: thạch cao cứng, thạch cao siêu cứng.

- Vật liệu gắn….

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

- Đã được cấy ghép trụ Implant để làm phục hình cầu răng.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng tích hợp xương các trụ Implant.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Kiểm tra tình trạng toàn thân và trong miệng, tại chỗ và sự ổn định của các trụ implant.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Đặt trụ liền thương (Healing Abutment):

- Gây tê tại chỗ

- Bộc lộ Implant:

  • Dùng dao rạch niêm mạc lợi sống hàm tương ứng trụ Implant.
  • Dùng dụng cụ thích hợp tách lợi bộc lộ mũ Implant.

- Tháo mũ Implant: Dùng Driver tháo mũ Implant.

- Đặt trụ liền thương:

  • Chọn trụ liền thương phù hợp với trụ Implant và tình trạng mô mềm.
  • Đặt trụ liền thương và dùng Driver cố định trụ.

3.2 Lấy dấu và đổ mẫu

Tùy trường hợp mà có thể sử dụng kỹ thuật lấy dấu gián tiếp hoặc trực tiếp.

3.2.1. Kỹ thuật lấy dấu gián tiếp

Có thể lấy dấu khay hở hoặc lấy dấu khay kín với các bước:

- Thử thìa và chọn thìa.

- So mầu và chọn mầu răng.

- Tháo trụ liền thương (Healing)

- Đặt trụ lấy dấu gián tiếp (coping)

- Lấy dấu bằng vật liệu lấy dấu Silicon.

- Lắp lại trụ liền thương và giữ trụ liền thương cho tới khi lắp cầu răng.

- Lấy dấu hàm đối.

- Lấy dấu cắn.

- Đổ mẫu các hàm bằng thạch cao siêu cứng.

3.2.2. Kỹ thuật lấy dấu trực tiếp:

- Thử thìa và chọn thìa.

- So mầu và chọn mầu răng.

- Tháo trụ liền thương (Healing)

- Đặt abutment và chỉnh sửa nếu cần.

- Lấy dấu bằng Silicon.

- Lắp lại trụ liền thương và giữ trụ liền thương cho tới khi lắp cầu răng.

- Lấy dấu hàm đối.

- Lấy dấu cắn.

- Đổ mẫu các hàm bằng thạch cao siêu cứng.

3.3. Làm cầu răng sứ Titanium: thực hiện tại labo.

3.4. Lắp cầu răng

- Tháo trụ liền thương.

- Đặt và cố định abutment.

- Đặt cầu trên miệng người bệnh

- Kiểm tra khớp cắn, độ sát khít, mầu sắc, hình thể…. và chỉnh sửa nếu cần.

- Gắn cố định cầu răng bằng cement.

- Lấy bỏ phần cement thừa.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

Viêm quanh Implant (periimplantitis): Điều trị viêm quanh Implant

 

 

QT-070: CẦU SỨ KIM LOẠI QU GẮN BẰNG CEMENT TRÊN IMPLANT

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hình mất răng, cố định bằng cement trên trụ Implant đã được cấy và ổn định.

II. CHỈ ĐỊNH

Mất răng đã được cấy các trụ Implant để làm phục hình cố định dạng cầu răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Khoảng liên hàm thấp dưới 5mm,

- Tình trạng trụ Implant chưa đủ độ chắc do tích hợp xương chưa tốt

- Viêm quanh Implant,

- Có tình trạng viêm cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay khám, gương , gắp, thám châm ...

- Dụng cụ lấy dấu và làm phục hình: Thìa lấy dấu, coping, analog, ...

2.2. Thuốc và vật liệu:

- Vật liệu lấy dấu: sillicone, alginate.

- Vật liệu đổ mẫu: thạch cao cứng, thạch cao siêu cứng.

- Vật liệu gắn….

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

- Đã được cấy ghép trụ Implant để làm phục hình cầu răng.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng tích hợp xương các trụ Implant.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Kiểm tra tình trạng toàn thân và trong miệng, tại chỗ và sự ổn định của các trụ implant.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Đặt trụ liền thương (Healing Abutment):

- Gây tê tại chỗ

- Bộc lộ Implant:

  • Dùng dao rạch niêm mạc lợi sống hàm tương ứng trụ Implant.
  • Dùng dụng cụ thích hợp tách lợi bộc lộ mũ Implant.

- Tháo mũ Implant: Dùng Driver tháo mũ Implant.

- Đặt trụ liền thương:

  • Chọn trụ liền thương phù hợp với trụ Implant và tình trạng mô mềm.
  • Đặt trụ liền thương và dùng Driver cố định trụ.

3.2 Lấy dấu và đổ mẫu

Tùy trường hợp mà có thể sử dụng kỹ thuật lấy dấu gián tiếp hoặc trực tiếp.

3.2.1 Kỹ thuật lấy dấu gián tiếp

Có thể lấy dấu khay hở hoặc lấy dấu khay kín với các bước:

- Thử thìa và chọn thìa.

- So mầu và chọn mầu răng.

- Tháo trụ liền thương (Healing)

- Đặt trụ lấy dấu gián tiếp (coping)

- Lấy dấu bằng vật liệu lấy dấu Silicon.

- Lắp lại trụ liền thương và giữ trụ liền thương cho tới khi lắp cầu răng.

- Lấy dấu hàm đối.

- Lấy dấu cắn.

- Đổ mẫu các hàm bằng thạch cao siêu cứng.

3.2.2 Kỹ thuật lấy dấu trực tiếp:

- Thử thìa và chọn thìa.

- So mầu và chọn mầu răng.

- Tháo trụ liền thương (Healing)

- Đặt abutment và chỉnh sửa nếu cần.

- Lấy dấu bằng Silicon.

- Lắp lại trụ liền thương và giữ trụ liền thương cho tới khi lắp cầu răng.

- Lấy dấu hàm đối.

- Lấy dấu cắn.

- Đổ mẫu các hàm bằng thạch cao siêu cứng.

3.3. Làm cầu răng sứ kim loại quý: thực hiện tại labo.

3.4. Lắp cầu răng

- Tháo trụ liền thương.

- Đặt và cố định abutment.

- Đặt cầu trên miệng người bệnh

- Kiểm tra khớp cắn, độ sát khít, mầu sắc, hình thể…. và chỉnh sửa nếu cần.

- Gắn cố định cầu răng bằng cement.

- Lấy bỏ phần cement thừa.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

Sang thương niêm mạc miệng: điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

Viêm quanh Implant (periimplantitis): Điều trị viêm quanh Implant

 

 

QT-071: CẦU SỨ TOÀN PHẦN GẮN BẰNG CEMENT TRÊN IMPLANT

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hình mất răng bằng răng sứ toàn phần gắn cement trên trụ Implant đã cấy và ổn định.

II. CHỈ ĐỊNH

- Mất răng đã được cấy các trụ Implant để làm phục hình cầu răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Khoảng liên hàm thấp dưới 5mm,

- Tình trạng trụ Implant chưa đủ độ chắc do tích hợp xương chưa tốt

- Viêm quanh Implant (periimplantitis)

- Có tình trạng viêm cấp tính trong khoang miệng.

VI. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay khám, gương , gắp, thám châm ...

- Dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu.

- Bộ dụng cụ làm phục hình trên implant: coping, analogue, ...

2.2. Thuốc và vật liệu

- Vật liệu lấy dấu: sillicone, alginate.

- Vật liệu đổ mẫu: thạch cao cứng, thạch cao siêu cứng.

- Vật liệu gắn cầu,….

3. Người bệnh

- Được giải thích và đồng ý điều trị.

- Đã được cấy ghép các trụ Implant để làm phục hình cầu răng.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án đầy đủ theo quy định.

- Phim Xquang đánh giá tình trạng tích hợp xương các trụ Implant.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra đối chiếu hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Kiểm tra tình trạng toàn thân và trong miệng, tại chỗ và sự ổn định của các trụ implant.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Đặt trụ liền thương (Healing Abutment):

- Gây tê tại chỗ

- Bộc lộ Implant:

  • Dùng dao rạch niêm mạc lợi sống hàm tương ứng trụ Implant.
  • Dùng dụng cụ thích hợp tách lợi bộc lộ mũ Implant.

- Tháo mũ Implant: Dùng Driver tháo mũ Implant.

- Đặt trụ liền thương:

  • Chọn trụ liền thương phù hợp với trụ Implant và tình trạng mô mềm.
  • Đặt trụ liền thương và dùng Driver cố định trụ.

3.2 Lấy dấu và đổ mẫu

Tùy trường hợp mà có thể sử dụng kỹ thuật lấy dấu gián tiếp hoặc trực tiếp.

3.2.1 Kỹ thuật lấy dấu gián tiếp

Có thể lấy dấu khay hở hoặc lấy dấu khay kín với các bước:

- Thử thìa và chọn thìa.

- So mầu và chọn mầu răng.

- Tháo trụ liền thương (Healing)

- Đặt trụ lấy dấu gián tiếp (coping)

- Lấy dấu bằng vật liệu lấy dấu Silicon.

- Lắp lại trụ liền thương và giữ trụ liền thương cho tới khi lắp cầu răng.

- Lấy dấu hàm đối.

- Lấy dấu cắn.

- Đổ mẫu các hàm bằng thạch cao siêu cứng.

3.2.2 Kỹ thuật lấy dấu trực tiếp:

- Thử thìa và chọn thìa.

- So mầu và chọn mầu răng.

- Tháo trụ liền thương (Healing)

- Đặt abutment và chỉnh sửa nếu cần.

- Lấy dấu bằng Silicon.

- Lắp lại trụ liền thương và giữ trụ liền thương cho tới khi lắp cầu răng.

- Lấy dấu hàm đối.

- Lấy dấu cắn.

- Đổ mẫu các hàm bằng thạch cao siêu cứng.

3.3. Làm cầu răng sứ toàn phần. Thực hiện tại labo.

3.4.Lắp cầu răng

- Tháo trụ liền thương.

- Đặt và cố định abutment.

- Đặt cầu trên miệng người bệnh

- Kiểm tra khớp cắn, độ sát khít, mầu sắc, hình thể…. và chỉnh sửa nếu cần.

- Gắn cố định cầu răng bằng cement.

- Lấy bỏ phần cement thừa.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sau khi điều trị

Viêm quanh Implant (periimplantitis): Điều trị viêm quanh Implant

 

 

QT-072: HÀM GIẢ TOÀN PHẦN DẠNG CÚC BẤM TỰA TRÊN IMPLANT

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị phục hồi hàm mất răng toàn phần bằng hàm giả toàn phần tựa và gắn kết trên các trụ Implant bằng cúc bấm.

II. CHỈ ĐỊNH

- Mất răng toàn phần.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Viêm quanh Implant (periimplantitis).

- Có tình trạng viêm cấp tính trong khoang miệng.

- Khoảng liên hàm thấp không đủ để làm phục hình bằng hàm giả toàn phần cúc bấm.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ .

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: khay khám, gương, gắp, thám châm.

- Dụng cụ lấy dấu: Khay lấy dấu, coping, analog.

- Dụng cụ đổ mẫu.

- Dụng cụ đo mặt phẳng cắn (thước fox) và dụng cụ đo tầm cắn.

- Dụng cụ mài chỉnh hàm….

2.2. Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu: silicone,alginate.

- Vật liệu đổ mẫu.

- Nhựa đệm, nhựa tự trùng hợp….

3. Người bệnh

- Người bệnh đã được cấy trụ Implant để nâng đỡ và lưu giữ hàm giả.

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng tích hợp xương các trụ Implant.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Làm hàm giả toàn phần

- Lấy dấu sơ khởi.

- Đổ mẫu thạch cao.

- Làm thìa cá nhân: Thực hiện tại Labo.

- Lấy dấu lần 2 với thìa cá nhân.

- Đo cắn và ghi tương quan 2 hàm.

- Lên răng: Thực hiện tại Labo.

- Thử răng trên miệng người bệnh và chỉnh sửa nếu cần.

- Ép nhựa và hoàn thiện hàm: Thực hiện tại Labo.

- Lắp hàm và chỉnh sửa cho phù hợp.

3.2. Sửa soạn các trụ Implant

- Tháo trụ liền thương ( healing)

- Bắt vít phần dương của cúc bấm vào implant đã cấy.

- Lắp vòng chặn bằng silicone vào đầu dương của cúc bấm.

3.3 Sửa soạn nền hàm giả mang phần âm của cúc bấm

- Thoa 1 lớp nước nhựa hoặc loại keo dính lên bề mặt đế của phần âm để tăng cường độ bám dính với bề mặt của nền hàm giả.

- Thử hàm giả và đánh dấu vị trí đặt của phần âm của cúc bấm.

- Dùng mũi khoan lấy bỏ phần nhựa ở bề mặt của hàm giả tương ứng vị trí các phần âm cúc bấm.

- Lắp hàm giả:

  • Trộn nhựa tự cứng và đặt vào phần đã sửa soạn trên nền hàm.
  • Đặt hàm giả vào miệng và hướng dẫn người bệnh cắn khít 2 hàm.
  • Lấy hàm ra khi nhựa trùng hợp xong.
  • Lấy bỏ nhựa thừa, chỉnh sửa và hoàn thiện.
  • Lắp lại hàm cho người bệnh, kiểm tra lại khớp cắn, độ ổn định… và chỉnh sửa.

- Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

- Viêm quanh Implant (periimplantitis): Điều trị viêm quanh Implant.

 

 

QT-073: PHỤC HÌNH HÀM GIẢ TOÀN PHẦN DẠNG THANH NGANG TỰA TRÊN IMPLANT

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật phục hình hàm mất răng toàn phần bằng hàm giả tháo lắp tựa trên thanh ngang kết nối với các trụ implant.

- Thanh ngang là phương tiện lưu giữ hàm giả, được đúc bằng hợp kim và cố định vào các trụ implant bằng các vít.

II. CHỈ ĐỊNH

Mất răng toàn phần.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Viêm quanh Implant (periimplantitis)

- Có tình trạng viêm cấp tính trong khoang miệng

- Khoảng liên hàm thấp không đủ đặt thanh ngang.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: khay khám, gương, gắp, thám trâm.

- Dụng cụ lấy dấu: Thìa lấy dấu, coping, analog.

- Dụng cụ đổ mẫu

- Dụng cụ đo mặt phẳng cắn (thước fox) và dụng cụ đo tầm cắn.

- Dụng cụ chỉnh sửa hàm giả….

2.2. Thuốc và vật liệu:

- Vật liệu lấy dấu: sillicone, alginate.

- Vật liệu đổ mẫu: thạch cao cứng, thạch cao siêu cứng.

- Nhựa đệm, nhựa tự trùng hợp….

3. Người bệnh

- Được giải thích và đồng ý điều trị.

- Người bệnh đã được cấy các trụ Implant để nâng đỡ và lưu giữ hàm giả.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án đầy đủ theo quy định.

- Phim Xquang đánh giá tình trạng tích hợp xương các trụ Implant.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Làm hàm giả toàn phần

- Lấy dấu lần 1 hai hàm.

- Đổ mẫu hàm bằng thạch cao cứng.

- Làm thìa cá nhân: Thực hiện tại Labo.

- Lấy dấu lần 2 với thìa cá nhân.

- Đo cắn và ghi tương quan 2 hàm.

- Lên răng : Thực hiện tại Labo.

- Thử răng trên miệng người bệnh và chỉnh sửa nếu cần.

- Ép nhựa và hoàn thiện hàm: Thực hiện tại Labo.

- Lắp hàm và chỉnh sửa cho phù hợp.

2. Lấy dấu các trụ implant

- Lấy dấu theo kỹ thuật lấy dấu chuyển đổi:

  • Tháo trụ liền thương (Healing).
  • Lắp trụ lấy dấu (impression coping).
  • Lấy dấu toàn hàm bằng vật liệu lấy dấu Silicon.
  • Lắp Analogue vào các vị trí tương ứng trên dấu.
  • Cố định các analogue bằng nhựa tự cứng.
  • Đặt trụ liền thương và cố định cho tới khi lắp thanh ngang.
  • Đổ mẫu bằng thạch cao đá với Analog.

- Làm thanh ngang: Thực hiện tại Labo.

3. Gắn thanh ngang trên các trụ implant

- Tháo trụ liền thương.

- Lắp và cố định thanh ngang trên các trụ implant.

- Thử các kẹp (Clip) trên thanh ngang.

4. Gắn các kẹp vào hàm giả

- Đắp lẹm ở thanh ngang.

- Sửa soạn nền hàm giả cho phù hợp với thanh ngang:

  • Dùng mũi khoan lấy bỏ phần nhựa ở bề mặt của hàm giả tương ứng vị trí các kẹp (clip) và thanh ngang.
  • Thử hàm giả trên thanh ngang và chỉnh sửa cho phù hợp.

- Lắp hàm giả:

  • Trộn nhựa tự cứng và đặt vào phần mặt dưới nền hàm tương ứng với vị trí các kẹp đã sửa soạn.
  • Đặt hàm giả toàn phần trên thanh ngang, hướng dẫn người bệnh cắn khít 2 hàm.
  • Lấy hàm ra khi nhựa trùng hợp xong
  • Lấy bỏ nhựa thừa và đánh bóng.
  • Lắp lại hàm cho người bệnh , kiểm tra lại khớp cắn và chỉnh sửa nếu cần.

- Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

- Viêm quanh Implant (periimplantitis): Điều trị viêm quanh Implant.

 

 

QT-074: CHỤP NHỰA

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hồi thân răng mất nhiều mô cứng bằng chụp nhựa.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng mất nhiều mô cứng do chấn thương.

- Răng mất nhiều mô cứng do sâu và các nguyên nhân khác.

- Răng đã điều trị tủy có nguy cơ vỡ thân.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng tủy sống có buồng tủy rộng.

- Răng có chỉ định nhổ.

- Răng có bệnh lý tủy răng và bệnh lý vùng cuống răng chưa điều trị hoặc điều trị chưa tốt.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Thuốc tê.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquang xác định tình trạng răng làm chụp.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra đối chiếu hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Sửa soạn răng làm chụp:

- Vô cảm: Tùy trường hợp, nếu các răng trụ tủy sống thì có thể gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng.

- Dùng các mũi khoan thích hợp mài sửa soạn thân răng của các răng chụp với các yêu cầu:

  • Mặt nhai hở: 0,5-1mm.
  • Mặt bên hở: khoảng 0,5-1mm.
  • Các góc: Tròn hoặc vát cạnh.
  • Đường hoàn tất: Trên lợi hoặc ngang lợi.
  • Răng được sửa soạn theo hình thể giải phẫu thân răng.
  • Thân răng chụp: Đường kính phía đáy phải lớn hơn phía mặt nhai.
  • Tiết kiệm mô răng.

3.2. Lấy dấu và đổ mẫu:

- Đặt chỉ co lợi răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3- 5 phút.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy dấu cắn nếu cần.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thích hợp.

3.3. So màu răng:

Tùy trường hợp mà lựa chọn cách so màu cho phù hợp.

3.4. Chế tạo chụp răng

Thực hiện tại Labo.

3.5. Gắn chụp răng:

- Thử chụp răng trên miệng người bệnh về độ sát khít, khớp cắn và màu sắc….

- Chỉnh sửa chụp răng nếu cần.

- Đặt chỉ co lợi răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3-5 phút.

- Gắn cố định chụp răng bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy chất gắn thừa.

- Kiểm tra khớp cắn và chỉnh sửa nếu cần.

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình điều trị

Hở tủy răng: Điều trị tủy răng.

2. Sau khi điều trị

Viêm tủy răng: Điều trị tủy.

 

 

QT-075: CHỤP THÉP (KIM LOẠI)

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hồi thân răng mất nhiều mô cứng bằng chụp kim loại.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng mất nhiều mô cứng do chấn thương.

- Răng mất nhiều mô cứng do sâu và các nguyên nhân khác.

- Răng đã điều trị tủy có nguy cơ vỡ thân.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng tủy sống có buồng tủy rộng.

- Răng có chỉ định nhổ.

- Răng có bệnh lý tủy răng và bệnh lý vùng cuống răng chưa điều trị hoặc điều trị chưa tốt.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Thuốc tê.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn …

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng làm chụp.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Sửa soạn răng làm chụp:

- Vô cảm: Tùy trường hợp, nếu các răng trụ tủy sống thì có thể gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng.

- Dùng các mũi khoan thích hợp mài sửa soạn thân răng của các răng chụp với các yêu cầu:

  • Mặt nhai hở: 1-1,2mm.
  • Mặt bên hở: khoảng 1mm.
  • Các góc: Tròn hoặc vát cạnh.
  • Đường hoàn tất: Trên lợi hoặc ngang lợi.
  • Răng được sửa soạn theo hình thể giải phẫu thân răng.
  • Thân răng chụp: Đường kính phía đáy phải lớn hơn phía mặt nhai.
  • Tiết kiệm mô răng.

3.2. Lấy dấu và đổ mẫu:

- Đặt chỉ co lợi răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3- 5 phút.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy dấu cắn nếu cần.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thích hợp.

3.3. So màu răng:

Tùy trường hợp mà lựa chọn cách so màu cho phù hợp.

3.4. Chế tạo chụp răng

Thực hiện tại Labo.

3.5. Gắn chụp răng:

- Thử chụp răng trên miệng người bệnh về độ sát khít, khớp cắn và màu sắc….

- Chỉnh sửa chụp răng nếu cần.

- Đặt chỉ co lợi răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3-5 phút.

- Gắn cố định chụp răng bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy chất gắn thừa.

- Kiểm tra khớp cắn và chỉnh sửa nếu cần.

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình điều trị

Hở tủy răng: Điều trị tủy răng.

2. Sau khi điều trị

Viêm tủy răng: Điều trị tủy.

 

 

QT-076: CHỤP HỢP KIM THƯỜNG CẨN SỨ

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hồi thân răng mất nhiều mô cứng bằng chụp kim loại cẩn sứ.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng mất nhiều mô cứng do chấn thương.

- Răng mất nhiều mô cứng do sâu và các nguyên nhân khác.

- Răng đã điều trị tủy có nguy cơ vỡ thân.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng tủy sống có buồng tủy rộng.

- Răng có chỉ định nhổ.

- Răng có bệnh lý tủy răng và bệnh lý vùng cuống răng chưa điều trị hoặc điều trị chưa tốt.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Thuốc tê.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn ….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng làm chụp.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Sửa soạn răng làm chụp:

- Vô cảm: Tùy trường hợp, nếu các răng trụ tủy sống thì có thể gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng.

- Dùng các mũi khoan thích hợp mài sửa soạn thân răng của các răng chụp với các yêu cầu:

  • Mặt nhai hở: 1,2 -2mm.
  • Mặt bên hở: khoảng 1,2mm.
  • Các góc: Tròn hoặc vát cạnh.
  • Đường hoàn tất: Trên lợi hoặc ngang lợi.
  • Răng được sửa soạn theo hình thể giải phẫu thân răng.
  • Thân răng chụp: Đường kính phía đáy phải lớn hơn phía mặt nhai.
  • Tiết kiệm mô răng.

3.2. Lấy dấu và đổ mẫu:

- Đặt chỉ co lợi răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3- 5 phút.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy dấu cắn nếu cần.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thích hợp.

3.3. So màu răng:

Tùy trường hợp mà lựa chọn cách so màu cho phù hợp.

3.4. Chế tạo chụp răng

Thực hiện tại Labo.

3.5. Gắn chụp răng:

- Thử chụp răng trên miệng người bệnh về độ sát khít, khớp cắn và màu sắc….

- Chỉnh sửa chụp răng nếu cần.

- Đặt chỉ co lợi răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3-5 phút.

- Gắn cố định chụp răng bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy chất gắn thừa.

- Kiểm tra khớp cắn và chỉnh sửa nếu cần.

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình điều trị

Hở tủy răng: điều trị tủy răng.

2. Sau khi điều trị

Viêm tủy răng: điều trị tủy.

 

 

QT-077: CHỤP HỢP KIM THƯỜNG CẨN NHỰA

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hồi thân răng mất nhiều mô cứng bằng chụp kim loại cẩn nhựa.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng mất nhiều mô cứng do chấn thương.

- Răng mất nhiều mô cứng do sâu và các nguyên nhân khác.

- Răng đã điều trị tủy có nguy cơ vỡ thân.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng tủy sống có buồng tủy rộng.

- Răng có chỉ định nhổ.

- Răng có bệnh lý tủy răng và bệnh lý vùng cuống răng chưa điều trị hoặc điều trị chưa tốt.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Thuốc tê.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn ….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng làm chụp.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Sửa soạn răng làm chụp:

- Vô cảm: Tùy trường hợp, nếu các răng trụ tủy sống thì có thể gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng.

- Dùng các mũi khoan thích hợp mài sửa soạn thân răng của các răng chụp với các yêu cầu:

  • Mặt nhai hở:1- 1,2 mm.
  • Mặt bên hở: khoảng 1mm.
  • Các góc: Tròn hoặc vát cạnh.
  • Đường hoàn tất: Trên lợi hoặc ngang lợi.
  • Răng được sửa soạn theo hình thể giải phẫu thân răng.
  • Thân răng chụp: Đường kính phía đáy phải lớn hơn phía mặt nhai.
  • Tiết kiệm mô răng.

3.2. Lấy dấu và đổ mẫu:

- Đặt chỉ co lợi răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3- 5 phút.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy dấu cắn nếu cần.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thích hợp.

3.3. So màu răng:

Tùy trường hợp mà lựa chọn cách so màu cho phù hợp.

3.4. Chế tạo chụp răng

Thực hiện tại Labo.

3.5. Gắn chụp răng:

- Thử chụp răng trên miệng người bệnh về độ sát khít, khớp cắn và màu sắc….

- Chỉnh sửa chụp răng nếu cần.

- Đặt chỉ co lợi răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3-5 phút.

- Gắn cố định chụp răng bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy chất gắn thừa.

- Kiểm tra khớp cắn và chỉnh sửa nếu cần.

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình điều trị

Hở tủy răng: Điều trị tủy răng.

2. Sau khi điều trị

Viêm tủy răng: Điều trị tủy.

 

 

QT-078: CHỤP HỢP KIM TITANIUM CẨN SỨ

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hồi thân răng mất nhiều mô cứng bằng hợp kim titanium cẩn sứ.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng mất nhiều mô cứng do chấn thương.

- Răng mất nhiều mô cứng do sâu và các nguyên nhân khác.

- Răng đã điều trị tủy có nguy cơ vỡ thân.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng tủy sống có buồng tủy rộng.

- Răng có chỉ định nhổ.

- Răng có bệnh lý tủy răng và bệnh lý vùng cuống răng chưa điều trị hoặc điều trị chưa tốt.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Thuốc tê.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn ….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng làm chụp.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Sửa soạn răng làm chụp:

- Vô cảm: Tùy trường hợp, nếu các răng trụ tủy sống thì có thể gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng.

- Dùng các mũi khoan thích hợp mài sửa soạn thân răng của các răng chụp với các yêu cầu:

  • Mặt nhai hở: 1,2 -2mm.
  • Mặt bên hở: khoảng 1,2mm.
  • Các góc: Tròn hoặc vát cạnh.
  • Đường hoàn tất: Trên lợi hoặc ngang lợi.
  • Răng được sửa soạn theo hình thể giải phẫu thân răng.
  • Thân răng chụp: Đường kính phía đáy phải lớn hơn phía mặt nhai.
  • Tiết kiệm mô răng.

3.2.1. Lấy dấu và đổ mẫu:

- Đặt chỉ co lợi răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3- 5 phút.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp. Lấy dấu cắn nếu cần.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thích hợp.

3.3 So màu răng:

Tùy trường hợp mà lựa chọn cách so màu cho phù hợp.

3.4 Chế tạo chụp răng

Thực hiện tại Labo.

3.5 Gắn chụp răng:

- Thử chụp răng trên miệng người bệnh về độ sát khít, khớp cắn và màu sắc….

- Chỉnh sửa chụp răng nếu cần.

- Đặt chỉ co lợi răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3-5 phút.

- Gắn cố định chụp răng bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy chất gắn thừa.

- Kiểm tra khớp cắn và chỉnh sửa nếu cần.

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình điều trị

Hở tủy răng: Điều trị tủy răng.

2. Sau khi điều trị

Viêm tủy răng: Điều trị tủy.

 

 

QT-079: CHỤP SỨ TOÀN PHẦN

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hồi thân răng mất nhiều mô cứng bằng chụp sứ toàn phần (sứ không kim loại).

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng mất nhiều mô cứng do chấn thương.

- Răng mất nhiều mô cứng do sâu và các nguyên nhân khác.

- Răng đã điều trị tủy có nguy cơ vỡ thân.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng tủy sống có buồng tủy rộng.

- Răng có chỉ định nhổ.

- Răng có bệnh lý tủy răng và bệnh lý vùng cuống răng chưa điều trị hoặc điều trị chưa tốt.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Thuốc tê.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn ….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng làm chụp.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Sửa soạn răng làm chụp:

- Vô cảm: Tùy trường hợp, nếu các răng trụ tủy sống thì có thể gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng.

- Dùng các mũi khoan thích hợp mài sửa soạn thân răng của các răng chụp với các yêu cầu:

  • Mặt nhai hở: 1,2 -2mm.
  • Mặt bên hở: khoảng 1,2-1,5mm.
  • Các góc: Tròn .
  • Đường hoàn tất: Trên lợi hoặc ngang lợi.
  • Răng được sửa soạn theo hình thể giải phẫu thân răng.
  • Thân răng chụp: Đường kính phía đáy phải lớn hơn phía mặt nhai.
  • Tiết kiệm mô răng.

3.2. Lấy dấu và đổ mẫu:

- Đặt chỉ co lợi răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3- 5 phút.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy dấu cắn nếu cần.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thích hợp.

3.3. So màu răng:

Tùy trường hợp mà lựa chọn cách so màu cho phù hợp.

3.4. Chế tạo chụp răng

Thực hiện tại Labo.

3.5. Gắn chụp răng:

- Thử chụp răng trên miệng người bệnh về độ sát khít, khớp cắn và màu sắc….

- Chỉnh sửa chụp răng nếu cần.

- Đặt chỉ co lợi răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3-5 phút.

- Gắn cố định chụp răng bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy chất gắn thừa.

- Kiểm tra khớp cắn và chỉnh sửa nếu cần.

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình điều trị

Hở tủy răng: Điều trị tủy răng.

2. Sau khi điều trị

Viêm tủy răng: Điều trị tủy.

 

 

QT-080: CHỤP HỢP KIM CẨN SỨ

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hồi thân răng mất nhiều mô cứng bằng chụp kim loại quý cẩn sứ.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng mất nhiều mô cứng do chấn thương.

- Răng mất nhiều mô cứng do sâu và các nguyên nhân khác.

- Răng đã điều trị tủy có nguy cơ vỡ thân.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng tủy sống có buồng tủy rộng.

- Răng có chỉ định nhổ.

- Răng có bệnh lý tủy răng và bệnh lý vùng cuống răng chưa điều trị hoặc điều trị chưa tốt.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Thuốc tê.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng làm chụp.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Sửa soạn răng làm chụp: - Vô cảm: Tùy trường hợp, nếu các răng trụ tủy sống thì có thể gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng.

- Dùng các mũi khoan thích hợp mài sửa soạn thân răng của các răng chụp với các yêu cầu:

  • Mặt nhai hở: 1,2 -2mm.
  • Mặt bên hở: khoảng 1,2-1,5mm.
  • Các góc: Tròn .
  • Đường hoàn tất: Trên lợi hoặc ngang lợi.
  • Răng được sửa soạn theo hình thể giải phẫu thân răng.
  • Thân răng chụp: Đường kính phía đáy phải lớn hơn phía mặt nhai.
  • Tiết kiệm mô răng.

3.2. Lấy dấu và đổ mẫu:

- Đặt chỉ co lợi răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3- 5 phút.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy dấu cắn nếu cần.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thích hợp.

3.3. So màu răng:

Tùy trường hợp mà lựa chọn cách so màu cho phù hợp.

3.4. Chế tạo chụp răng

Thực hiện tại Labo.

3.5. Gắn chụp răng:

- Thử chụp răng trên miệng người bệnh về độ sát khít, khớp cắn và màu sắc….

- Chỉnh sửa chụp răng nếu cần.

- Đặt chỉ co lợi răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3-5 phút.

- Gắn cố định chụp răng bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy chất gắn thừa.

- Kiểm tra khớp cắn và chỉnh sửa nếu cần.

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình điều trị

Hở tủy răng: Điều trị tủy răng

2. Sau khi điều trị

Viêm tủy răng: Điều trị tủy

 

 

QT-081: CHỤP SỨ CERCON

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hồi thân răng mất nhiều mô cứng bằng chụp sứ toàn phần Cercon (sứ không kim loại).

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng mất nhiều mô cứng do chấn thương.

- Răng mất nhiều mô cứng do sâu và các nguyên nhân khác.

- Răng đã điều trị tủy có nguy cơ vỡ thân.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng tủy sống có buồng tủy rộng.

- Răng có chỉ định nhổ.

- Răng có bệnh lý tủy răng và bệnh lý vùng cuống răng chưa điều trị hoặc điều trị chưa tốt.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Thuốc tê.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn ….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquang xác định tình trạng răng làm chụp.

VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra đối chiếu hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Sửa soạn răng làm chụp

- Vô cảm: Tùy trường hợp, nếu các răng trụ tủy sống thì có thể gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng.

- Dùng các mũi khoan thích hợp mài sửa soạn thân răng của các răng chụp với các yêu cầu:

  • Mặt nhai hở: 1,2 -2mm.
  • Mặt bên hở: khoảng 1,2-1,5mm.
  • Các góc: Tròn .
  • Đường hoàn tất: Trên lợi hoặc ngang lợi.
  • Răng được sửa soạn theo hình thể giải phẫu thân răng.
  • Thân răng chụp: Đường kính phía đáy phải lớn hơn phía mặt nhai.
  • Tiết kiệm mô răng.

3.2. Lấy dấu và đổ mẫu

- Đặt chỉ co lợi răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3- 5 phút.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy dấu cắn nếu cần.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thích hợp.

3.3. So màu răng

Tùy trường hợp mà lựa chọn cách so màu cho phù hợp.

3.4. Chế tạo chụp răng

Thực hiện tại Labo.

3.5. Gắn chụp răng

- Thử chụp răng trên miệng người bệnh về độ sát khít, khớp cắn và màu sắc….

- Chỉnh sửa chụp răng nếu cần.

- Đặt chỉ co lợi răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3-5 phút.

- Gắn cố định chụp răng bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy chất gắn thừa.

- Kiểm tra khớp cắn và chỉnh sửa nếu cần.

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình điều trị

Hở tủy răng: Điều trị tủy răng.

2. Sau khi điều trị

Viêm tủy răng: Điều trị tủy.

 

 

QT-082: CẦU NHỰA

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hình mất răng từng phần bằng cầu tựa vào các răng ở 2 phía vùng mất răng bằng cầu nhựa.

II. CHỈ ĐỊNH

- Mất một răng còn răng giới hạn

- Mất một nhóm răng còn răng giới hạn.

- Làm phục hình tạm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Mất răng không còn răng giới hạn.

- Các răng giới hạn lung lay, không đủ vững để mang cầu.

- Khoảng mất răng quá dài mà không đủ số răng trụ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Thuốc tê.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn cầu….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng các răng giới hạn.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật:

3.1. Sửa soạn các răng trụ mang cầu:

- Vô cảm: Tùy trường hợp, nếu các răng trụ tủy sống thì có thể gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng.

- Dùng các mũi khoan thích hợp mài sửa soạn thân răng của các răng trụ để mang cầu răng với các yêu cầu:

  • Mặt nhai hở: 0,5-1mm.
  • Mặt bên hở: khoảng 0,5mm.
  • Các góc: Tròn hoặc vát cạnh.
  • Đường hoàn tất: Trên lợi hoặc ngang lợi.
  • Các răng trụ phải được tạo song song và được sửa soạn theo hình thể giải phẫu thân răng.
  • Thân răng trụ: Đường kính phía đáy phải lớn hơn phía mặt nhai.
  • Tiết kiệm mô răng.

3.2. Lấy dấu và đổ mẫu:

- Đặt chỉ co lợi các răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3- 5 phút.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy dấu cắn nếu cần.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thích hợp.

3.3. So màu răng:

Tùy trường hợp mà lựa chọn cách so màu cho phù hợp.

3.4. Chế tạo cầu răng

Thực hiện tại Labo.

3.5. Gắn cầu răng:

- Thử cầu răng trên miệng người bệnh về độ sát khít, khớp cắn và màu sắc….

- Chỉnh sửa cầu răng và các răng trụ nếu cần.

- Đặt chỉ co lợi các răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3-5 phút.

- Gắn cố định cầu răng bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy chất gắn thừa.

- Kiểm tra khớp cắn và chỉnh sửa nếu cần.

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình điều trị

Hở tủy răng: Điều trị tủy răng.

2. Sau khi điều trị

Viêm tủy răng: Điều trị tủy.

 

 

QT-083: CẦU HỢP KIM THƯỜNG (CẦU THÉP)

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hình mất răng từng phần bằng cầu tựa vào các răng ở 2 phía vùng mất răng bằng cầu hợp kim thường.

II. CHỈ ĐỊNH

- Mất một răng còn răng giới hạn

- Mất một nhóm răng còn răng giới hạn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Mất răng không còn răng giới hạn.

- Các răng giới hạn lung lay, không đủ vững để mang cầu.

- Khoảng mất răng quá dài mà không đủ số răng trụ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Thuốc tê.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn cầu….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng các răng giới hạn.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Sửa soạn các răng trụ mang cầu:

- Vô cảm: Tùy trường hợp, nếu các răng trụ tủy sống thì có thể gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng.

- Dùng các mũi khoan thích hợp mài sửa soạn thân răng của các răng trụ để mang cầu răng với các yêu cầu:

  • Mặt nhai hở: 1mm.
  • Mặt bên hở: khoảng 1mm.
  • Các góc: Tròn hoặc vát cạnh.
  • Đường hoàn tất: Trên lợi hoặc ngang lợi.
  • Các răng trụ phải được tạo song song và được sửa soạn theo hình thể giải phẫu thân răng.
  • Thân răng trụ: Đường kính phía đáy phải lớn hơn phía mặt nhai.
  • Tiết kiệm mô răng.

3.2. Lấy dấu và đổ mẫu:

- Đặt chỉ co lợi các răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3- 5 phút.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy dấu cắn nếu cần.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thích hợp.

3.3. So màu răng:

Tùy trường hợp mà lựa chọn cách so màu cho phù hợp.

3.4. Chế tạo cầu răng

Thực hiện tại Labo.

3.5. Gắn cầu răng:

- Thử cầu răng trên miệng người bệnh về độ sát khít, khớp cắn và màu sắc….

- Chỉnh sửa cầu răng và các răng trụ nếu cần.

- Đặt chỉ co lợi các răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3-5 phút.

- Gắn cố định cầu răng bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy chất gắn thừa.

- Kiểm tra khớp cắn và chỉnh sửa nếu cần.

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình điều trị

Hở tủy răng: Điều trị tủy răng.

2. Sau khi điều trị

Viêm tủy răng: Điều trị tủy.

 

 

QT-084: CẦU KIM LOẠI CẨN NHỰA

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hình mất răng từng phần bằng cầu tựa vào các răng ở 2 phía vùng mất răng bằng cầu hợp kim cẩn nhựa.

II. CHỈ ĐỊNH

- Mất một răng còn răng giới hạn

- Mất một nhóm răng còn răng giới hạn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Mất răng không còn răng giới hạn.

- Các răng giới hạn lung lay, không đủ vững để mang cầu.

- Khoảng mất răng quá dài mà không đủ số răng trụ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Thuốc tê.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn cầu….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng các răng giới hạn.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Sửa soạn các răng trụ mang cầu:

- Vô cảm: Tùy trường hợp, nếu các răng trụ tủy sống thì có thể gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng.

- Dùng các mũi khoan thích hợp mài sửa soạn thân răng của các răng trụ để mang cầu răng với các yêu cầu:

  • Mặt nhai hở: 1-1,2mm.
  • Mặt bên hở: khoảng 1mm.
  • Các góc: Tròn hoặc vát cạnh.
  • Đường hoàn tất: Trên lợi hoặc ngang lợi.
  • Các răng trụ phải được tạo song song và được sửa soạn theo hình thể giải phẫu thân răng.
  • Thân răng trụ: Đường kính phía đáy phải lớn hơn phía mặt nhai.
  • Tiết kiệm mô răng.

3.2. Lấy dấu và đổ mẫu:

- Đặt chỉ co lợi các răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3- 5 phút.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy dấu cắn nếu cần.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thích hợp.

3.3. So màu răng:

Tùy trường hợp mà lựa chọn cách so màu cho phù hợp.

3.4. Chế tạo cầu răng kim loại cẩn nhựa

Thực hiện tại Labo.

3.5. Gắn cầu răng:

- Thử cầu răng trên miệng người bệnh về độ sát khít, khớp cắn và màu sắc….

- Chỉnh sửa cầu răng và các răng trụ nếu cần.

- Đặt chỉ co lợi các răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3-5 phút.

- Gắn cố định cầu răng bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy chất gắn thừa.

- Kiểm tra khớp cắn và chỉnh sửa nếu cần.

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình điều trị

Hở tủy răng: Điều trị tủy răng.

2. Sau khi điều trị

Viêm tủy răng: Điều trị tủy.

 

 

QT-085: CẦU SỨ KIM LOẠI THƯỜNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hình mất răng từng phần bằng cầu tựa vào các răng ở 2 phía vùng mất răng bằng cầu hợp kim cẩn sứ.

II. CHỈ ĐỊNH

- Mất một răng còn răng giới hạn

- Mất một nhóm răng còn răng giới hạn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Mất răng không còn răng giới hạn.

- Các răng giới hạn lung lay, không đủ vững để mang cầu.

- Khoảng mất răng quá dài mà không đủ số răng trụ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Thuốc tê.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn cầu….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng các răng giới hạn.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Sửa soạn các răng trụ mang cầu:

- Vô cảm: Tùy trường hợp, nếu các răng trụ tủy sống thì có thể gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng.

- Dùng các mũi khoan thích hợp mài sửa soạn thân răng của các răng trụ để mang cầu răng với các yêu cầu:

  • Mặt nhai hở: 1-1,5mm.
  • Mặt bên hở: khoảng 1mm.
  • Các góc: Tròn hoặc vát cạnh.
  • Đường hoàn tất: Trên lợi hoặc ngang lợi.
  • Các răng trụ phải được tạo song song và được sửa soạn theo hình thể giải phẫu thân răng.
  • Thân răng trụ: Đường kính phía đáy phải lớn hơn phía mặt nhai.
  • Tiết kiệm mô răng.

3.2. Lấy dấu và đổ mẫu:

- Đặt chỉ co lợi các răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3- 5 phút.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy dấu cắn nếu cần.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thích hợp.

3.3. So màu răng:

Tùy trường hợp mà lựa chọn cách so màu cho phù hợp.

3.4. Chế tạo cầu răng kim loại cẩn sứ

Thực hiện tại Labo.

3.5. Gắn cầu răng:

- Thử cầu răng trên miệng người bệnh về độ sát khít, khớp cắn và màu sắc….

- Chỉnh sửa cầu răng và các răng trụ nếu cần.

- Đặt chỉ co lợi các răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3-5 phút.

- Gắn cố định cầu răng bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy chất gắn thừa.

- Kiểm tra khớp cắn và chỉnh sửa nếu cần.

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình điều trị

Hở tủy răng: Điều trị tủy răng.

2. Sau khi điều trị

Viêm tủy răng: Điều trị tủy.

 

 

QT-086: CẦU HỢP KIM TITANIUM CẨN SỨ

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hình mất răng từng phần bằng cầu tựa vào các răng ở 2 phía vùng mất răng bằng cầu hợp kim titanium cẩn sứ.

II. CHỈ ĐỊNH

- Mất một răng còn răng giới hạn

- Mất một nhóm răng còn răng giới hạn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Mất răng không còn răng giới hạn.

- Các răng giới hạn lung lay, không đủ vững để mang cầu.

- Khoảng mất răng quá dài mà không đủ số răng trụ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Thuốc tê.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn cầu….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng các răng giới hạn.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Sửa soạn các răng trụ mang cầu:

- Vô cảm: Tùy trường hợp, nếu các răng trụ tủy sống thì có thể gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng.

- Dùng các mũi khoan thích hợp mài sửa soạn thân răng của các răng trụ để mang cầu răng với các yêu cầu:

  • Mặt nhai hở: 1,2 -2mm.
  • Mặt bên hở: khoảng 1,2-1,5mm.
  • Các góc: Tròn .
  • Đường hoàn tất: Trên lợi hoặc ngang lợi.
  • Răng được sửa soạn theo hình thể giải phẫu thân răng.
  • Thân răng chụp: Đường kính phía đáy phải lớn hơn phía mặt nhai.
  • Tiết kiệm mô răng.

3.2. Lấy dấu và đổ mẫu:

- Đặt chỉ co lợi các răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3- 5 phút.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy dấu cắn nếu cần.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thích hợp.

3.3. So màu răng:

Tùy trường hợp mà lựa chọn cách so màu cho phù hợp.

3.4. Chế tạo cầu răng

Thực hiện tại Labo.

3.5. Gắn cầu răng:

- Thử cầu răng trên miệng người bệnh về độ sát khít, khớp cắn và màu sắc….

- Chỉnh sửa cầu răng và các răng trụ nếu cần.

- Đặt chỉ co lợi các răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3-5 phút.

- Gắn cố định cầu răng bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy chất gắn thừa.

- Kiểm tra khớp cắn và chỉnh sửa nếu cần.

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình điều trị

Hở tủy răng: điều trị tủy răng.

2. Sau khi điều trị

Viêm tủy răng: điều trị tủy.

 

 

QT-087: CẦU HỢP KIM QUÝ CẨN SỨ

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hình mất răng từng phần bằng cầu tựa vào các răng ở 2 phía vùng mất răng bằng cầu hợp kim quý cẩn sứ.

II. CHỈ ĐỊNH

- Mất một răng còn răng giới hạn

- Mất một nhóm răng còn răng giới hạn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Mất răng không còn răng giới hạn.

- Các răng giới hạn lung lay, không đủ vững để mang cầu.

- Khoảng mất răng quá dài mà không đủ số răng trụ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Thuốc tê.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn cầu….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng các răng giới hạn.

VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1.Sửa soạn các răng trụ mang cầu:

- Vô cảm: Tùy trường hợp, nếu các răng trụ tủy sống thì có thể gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng.

- Dùng các mũi khoan thích hợp mài sửa soạn thân răng của các răng trụ để mang cầu răng với các yêu cầu:

  • Mặt nhai hở: 1,2 -2mm.
  • Mặt bên hở: khoảng 1,2-1,5mm.
  • Các góc: Tròn .
  • Đường hoàn tất: Trên lợi hoặc ngang lợi.
  • Răng được sửa soạn theo hình thể giải phẫu thân răng.
  • Thân răng chụp: Đường kính phía đáy phải lớn hơn phía mặt nhai.
  • Tiết kiệm mô răng.

3.2. Lấy dấu và đổ mẫu:

- Đặt chỉ co lợi các răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3- 5 phút.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy dấu cắn nếu cần.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thích hợp.

3.3. So màu răng:

Tùy trường hợp mà lựa chọn cách so màu cho phù hợp.

3.4. Chế tạo cầu răng

Thực hiện tại Labo.

3.5. Gắn cầu răng:

- Thử cầu răng trên miệng người bệnh về độ sát khít, khớp cắn và màu sắc….

- Chỉnh sửa cầu răng và các răng trụ nếu cần.

- Đặt chỉ co lợi các răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3-5 phút.

- Gắn cố định cầu răng bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy chất gắn thừa.

- Kiểm tra khớp cắn và chỉnh sửa nếu cần.

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình điều trị

Hở tủy răng: Điều trị tủy răng.

2. Sau khi điều trị

Viêm tủy răng: Điều trị tủy.

 

 

QT-088: CẦU SỨ TOÀN PHẦN

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hình mất răng từng phần bằng cầu tựa vào các răng ở 2 phía vùng mất răng bằng cầu sứ toàn phần.

II. CHỈ ĐỊNH

- Mất một răng còn răng giới hạn

- Mất một nhóm răng còn răng giới hạn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Mất răng không còn răng giới hạn.

- Các răng giới hạn lung lay, không đủ vững để mang cầu.

- Khoảng mất răng quá dài mà không đủ số răng trụ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Thuốc tê.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn cầu….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng các răng giới hạn.

VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Sửa soạn các răng trụ mang cầu:

- Vô cảm: Tùy trường hợp, nếu các răng trụ tủy sống thì có thể gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng.

- Dùng các mũi khoan thích hợp mài sửa soạn thân răng của các răng trụ để mang cầu răng với các yêu cầu:

  • Mặt nhai hở: 1,2 -2mm.
  • Mặt bên hở: khoảng 1,2-1,5mm.
  • Các góc: Tròn .
  • Đường hoàn tất: Trên lợi hoặc ngang lợi.
  • Răng được sửa soạn theo hình thể giải phẫu thân răng.
  • Thân răng chụp: Đường kính phía đáy phải lớn hơn phía mặt nhai.
  • Tiết kiệm mô răng.

2. Lấy dấu và đổ mẫu:

- Đặt chỉ co lợi các răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3- 5 phút.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy dấu cắn nếu cần.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thích hợp.

3. So màu răng:

Tùy trường hợp mà lựa chọn cách so màu cho phù hợp.

4. Chế tạo cầu răng

Thực hiện tại Labo.

5. Gắn cầu răng:

- Thử cầu răng trên miệng người bệnh về độ sát khít, khớp cắn và màu sắc….

- Chỉnh sửa cầu răng và các răng trụ nếu cần.

- Đặt chỉ co lợi các răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3-5 phút.

- Gắn cố định cầu răng bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy chất gắn thừa.

- Kiểm tra khớp cắn và chỉnh sửa nếu cần.

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình điều trị

Hở tủy răng: Điều trị tủy răng.

2. Sau khi điều trị

Viêm tủy răng: Điều trị tủy.

 

 

QT-089:. CẦU SỨ CERCON

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hình mất răng từng phần bằng cầu tựa vào các răng ở 2 phía vùng mất răng bằng cầu sứ toàn phần Cercon.

II. CHỈ ĐỊNH

- Mất một răng còn răng giới hạn

- Mất một nhóm răng còn răng giới hạn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Mất răng không còn răng giới hạn.

- Các răng giới hạn lung lay, không đủ vững để mang cầu.

- Khoảng mất răng quá dài mà không đủ số răng trụ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Thuốc tê.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn cầu….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquang xác định tình trạng các răng giới hạn.

VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra đối chiếu hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh    

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Sửa soạn các răng trụ mang cầu:

- Vô cảm: Tùy trường hợp, nếu các răng trụ tủy sống thì có thể gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng.

- Dùng các mũi khoan thích hợp mài sửa soạn thân răng của các răng trụ để mang cầu răng với các yêu cầu:

  • Mặt nhai hở: 1,2 - 2mm.
  • Mặt bên hở: khoảng 1,2-1,5mm.
  • Các góc: mài tròn các góc.
  • Đường hoàn tất: Trên lợi hoặc ngang lợi.
  • Các răng trụ phải được tạo song song và được sửa soạn theo hình thể giải phẫu thân răng.
  • Thân răng trụ: Đường kính phía đáy phải lớn hơn phía mặt nhai.
  • Tiết kiệm mô răng.

3.2. Lấy dấu và đổ mẫu:

- Đặt chỉ co lợi các răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3- 5 phút.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy dấu cắn nếu cần.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thích hợp.

3.3. So màu răng:

Tùy trường hợp mà lựa chọn cách so màu cho phù hợp.

3.4. Chế tạo cầu răng

Thực hiện tại Labo.

3.5. Gắn cầu răng:

- Thử cầu răng trên miệng người bệnh về độ sát khít, khớp cắn và màu sắc….

- Chỉnh sửa cầu răng và các răng trụ nếu cần.

- Đặt chỉ co lợi các răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3-5 phút.

- Gắn cố định cầu răng bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy chất gắn thừa.

- Kiểm tra khớp cắn và chỉnh sửa nếu cần.

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình điều trị

Hở tủy răng: Điều trị tủy răng.

2. Sau khi điều trị

Viêm tủy răng: Điều trị tủy.

 

 

QT-090: PHỤC HÌNH CHỐT CÙI ĐÚC KIM LOẠI

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hồi thân răng ở các răng có tổn thương mất hầu hết mô cứng thân răng bằng chốt và cùi đúc hợp kim.

II. CHỈ ĐỊNH

- Mất hầu hết mô cứng thân răng ở các răng trước

- Mất hầu hết mô cứng thân răng ở các răng sau.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Chân răng không đủ chắc cho đặt chốt và phục hình.

- Răng điều trị nội nha chưa tốt.

- Răng có tổn thương vùng cuống chưa được điều trị.

IV CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng cụ sửa soạn ống tủy chân răng mang chốt.

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn chốt….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng chân răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Sửa soạn chân răng và thân răng

- Dùng dụng cụ thích hợp lấy bỏ chất hàn trong ống tủy khoảng 2/3 chân răng đủ để đặt chốt.

- Dùng mũi khoan thích hợp tạo hình phần ống tủy đặt chốt.

- Dùng mũi khoan thích hợp sửa soạn phần mô cứng còn lại ở thân răng.

- Kiểm tra lại chiều dài, độ thuôn của ống tủy.

3.2 Lấy dấu

- Bơm Silicon nhẹ vào ống tủy.

- Đặt chốt lấy dấu vào ống tủy

- Lấy dấu bằng Silicon nặng.

- Lấy dấu hàm đối.

3.3 Đổ mẫu

Sử dụng thạch cao siêu cứng để đổ mẫu 2 hàm.

3.4 Đúc chốt và cùi

Thực hiện tại Labo.

3.5 Gắn chốt và cùi đúc

Thử chốt và cùi trên miệng người bệnh.

- Điều chỉnh chốt và cùi cho phù hợp.

- Gắn chốt và cùi.

V. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình điều trị

Thủng thành chân răng: Hàn bịt vị trí thủng bằng vật liệu thích hợp.

2. Sau điều trị

Nứt, vỡ chân răng: Nhổ răng.

 

 

QT-091: PHỤC HÌNH CÙI ĐÚC TITANIUM

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật phục hồi thân răng ở các răng có tổn thương mất hầu hết mô cứng thân răng bằng chốt và cùi đúc hợp kim Titan.

- Hợp kim Titan có ưu điểm nổi trội là có tính tương hợp sinh học tốt với các mô trong khoang miệng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Mất hầu hết mô cứng thân răng ở các răng trước

- Mất hầu hết mô cứng thân răng ở các răng sau.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Chân răng không đủ chắc cho đặt chốt và phục hình.

- Răng điều trị nội nha chưa tốt.

- Răng có tổn thương vùng cuống chưa được điều trị.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng cụ sửa soạn ống tủy chân răng mang chốt.

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Hợp kim đúc Titan

- Vật liệu gắn chốt….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng chân răng.

VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Sửa soạn chân răng và thân răng

- Dùng dụng cụ thích hợp lấy bỏ chất hàn trong ống tủy khoảng 2/3 chân răng đủ để đặt chốt.

- Dùng mũi khoan thích hợp tạo hình phần ống tủy đặt chốt.

- Dùng mũi khoan thích hợp sửa soạn phần mô cứng còn lại ở thân răng.

- Kiểm tra lại chiều dài, độ thuôn của ống tủy.

3.2 Lấy dấu

- Bơm Silicon nhẹ vào ống tủy.

- Đặt chốt lấy dấu vào ống tủy

- Lấy dấu bằng Silicon nặng.

- Lấy dấu hàm đối.

3.3 Đổ mẫu

- Sử dụng thạch cao siêu cứng để đổ mẫu 2 hàm.

3.4 Đúc chốt và cùi Titan

- Thực hiện tại Labo.

- Lưu ý khi đúc hợp kim Titan: do nhiệt độ nóng chảy cao hơn hợp kim thường, nhiệt độ đúc cao & sử dụng lò đúc cao tần

3.5 Gắn chốt và cùi đúc hợp kim Titan

- Thử chốt và cùi trên miệng người bệnh.

- Điều chỉnh chốt và cùi cho phù hợp.

- Gắn chốt và cùi.

V. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình điều trị

Thủng thành chân răng: Hàn bịt vị trí thủng bằng vật liệu thích hợp.

2. Sau điều trị

Gãy, vỡ chân răng: Nhổ răng.

 

 

QT-092: PHỤC HÌNH CÙI ĐÚC KIM LOẠI QUÝ

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật phục hồi thân răng ở các răng có tổn thương mất hầu hết mô cứng thân răng bằng chốt và cùi đúc hợp kim quý.

- Thành phần hợp kim quý: Vàng, platin, palladium, osdium, trong đó vàng chiếm tỷ lệ tỷ lệ cao.

- Kim loại quý không bị ôxy hóa ở nhiệt độ cao và trong môi trường miệng, nên rất an toàn khi sử dụng trong miệng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Mất hầu hết mô cứng thân răng ở các răng trước

- Mất hầu hết mô cứng thân răng ở các răng sau.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Chân răng không đủ chắc cho đặt chốt và phục hình.

- Răng điều trị nội nha chưa tốt.

- Răng có tổn thương vùng cuống chưa được điều trị.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng cụ sửa soạn ống tủy chân răng mang chốt.

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn chốt….

- Hợp kim loại quý

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng chân răng.

VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Sửa soạn chân răng và thân răng

- Dùng dụng cụ thích hợp lấy bỏ chất hàn trong ống tủy khoảng 2/3 chân răng đủ để đặt chốt.

- Dùng mũi khoan thích hợp tạo hình phần ống tủy đặt chốt.

- Dùng mũi khoan thích hợp sửa soạn phần mô cứng còn lại ở thân răng.

- Kiểm tra lại chiều dài, độ thuôn của ống tủy.

3.2. Lấy dấu

- Bơm Silicon nhẹ vào ống tủy.

- Đặt chốt lấy dấu vào ống tủy

- Lấy dấu bằng Silicon nặng.

- Lấy dấu hàm đối.

3.3. Đổ mẫu

Sử dụng thạch cao siêu cứng để đổ mẫu 2 hàm.

3.4. Đúc chốt và cùi kim loại quý

Thực hiện tại Labo.

* Lưu ý khi đúc kim loại quý:Tránh lẫn những mạt bụi kim loại khác để chốt cùi không bị bọng

3.5. Gắn chốt và cùi đúc

- Thử chốt và cùi trên miệng người bệnh.

- Điều chỉnh chốt và cùi cho phù hợp.

- Gắn chốt và cùi.

V. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình điều trị

Thủng thành chân răng: Hàn bịt vị trí thủng bằng vật liệu thích hợp.

2. Sau điều trị

Gãy, vỡ chân răng: Nhổ răng.

 

 

QT-093: PHỤC HÌNH INLAY-ONLAY KIM LOẠI

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hồi một phần mô cứng của thân răng bằng Inlay, onlay kim loại đúc.

II. CHỈ ĐỊNH

- Tổn thương mất mô cứng thân răng ở một mặt hay nhiều mặt răng.

- Nếu tổn thương mô cứng ở 1 đến 2 mặt răng thì làm Inlay

- Nếu tổn thương mô cứng từ 3 mặt trở lên Onlay

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng chết tủy

- Răng có nguy cơ nứt vỡ thân răng

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng sửa soạn làm inlay-onlay

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn inlay-onlay….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng làm inlay-onlay.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Chuẩn bị xoang inlay, onlay

* Mặt nhai:

- Xoang được mở rộng theo các rãnh của mặt nhai, tạo xoang đuôi én để tạo sức giữ,

- Thành xoang mở về phía mặt nhai một góc 2-50.

- Đáy xoang tạo thành hai bình diện tạo sức giữ và thích ứng với hình dạng buồng tủy

* Mặt bên:

- Mở rộng về phía ngoài trong

- Thành xoang phía tủy răng được sửa soạn theo hình dạng buồng tủy

- Đáy xoang phẳng và tạo với thành xoang phía tủy một góc 450 để tăng thêm sức giữ cho inlay.

3.2. Lấy dấu:

- Bơm Silicon nhẹ vào xoang inlay, onlay.

- Lấy dấu bằng Silicon nặng.

- Lấy dấu hàm đối.

3.3. Đổ mẫu

Sử dụng thạch cao siêu cứng để đổ mẫu 2 hàm

3.4. Thực hiện Inlay-Onlay

Thực hiện các công đoạn làm Inlay-Onlay tại labo.

3.5 Gắn dán phục hình

- Thử Inlay, onlay:

  • Kiểm tra độ sát khít
  • Kiểm tra khớp cắn và chỉnh sửa các điểm chạm sớm

- Gắn inlay, onlay bằng cement

- Dùng giấy cắn để kiểm tra lại khớp cắn

- Dùng mũi khoan thích hợp để chỉnh sửa các điểm chạm sớm.

3.6. Hướng dẫn người bệnh sau phục hình

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình điều trị

- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương niêm mạc miệng

- Hở tủy răng khi chuẩn bị xoang in lay: điều trị tủy răng

2. Sau khi điều trị

Viêm tủy răng: Điều trị tủy

 

 

QT-094: PHỤC HÌNH INLAY-ONLAY HỢP KIM TITAN

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật phục hồi một phần mô cứng của thân răng bằng Inlay-Onlay hợp kim Titan đúc

- Hợp kim Titan có tính tương hợp sinh học tốt với các mô trong khoang miệng, hệ số giãn nở nhiệt thấp, phục hình chính xác hơn khi đúc nóng chảy ở nhiệt độ cao.

II. CHỈ ĐỊNH

- Tổn thương mất mô cứng thân răng ở một mặt hay nhiều mặt răng.

- Nếu tổn thương mô cứng ở 1 đến 2 mặt răng thì làm Inlay

- Nếu tổn thương mô cứng từ 3 mặt trở lên Onlay

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng chết tủy

- Răng có nguy cơ nứt vỡ thân răng

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện kỹ thuật

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng sửa soạn làm inlay-onlay

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Hợp kim Titan

- Vật liệu gắn inlay-onlay….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng làm inlay-onlay.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Chuẩn bị xoang inlay onlay

- Mặt nhai:

  • Xoang được mở rộng theo các rãnh của mặt nhai, tạo xoang đuôi én để tạo sức giữ,
  • Thành xoang mở về phía mặt nhai một góc 2-5o.
  • Đáy xoang tạo thành hai bình diện tạo sức giữ và thích ứng với hình dạng buồng tủy

- Mặt bên:

  • Mở rộng về phía ngoài trong
  • Thành xoang phía tủy răng được sửa soạn theo hình dạng buồng tủy
  • Đáy xoang phẳng và tạo với thành xoang phía tủy một góc 45o để tăng thêm sức giữ cho inlay.

3.2 Lấy dấu

- Bơm Silicon nhẹ vào xoang inlay, onlay.

- Lấy dấu bằng Silicon nặng.

- Lấy dấu hàm đối.

3.3. Đổ mẫu

Sử dụng thạch cao siêu cứng để đổ mẫu 2 hàm

3.4. Thực hiện Inlay-Onlay hợp kim Titan

- Thực hiện các công đoạn làm Inlay-Onlay tại labo.

Lưu ý khi đúc hợp kim Titan: Do nhiệt độ nóng chảy cao hơn hợp kim thường, nhiệt độ đúc cao & sử dụng lò đúc cao tần.

3.5. Gắn Inlay-Onlay

- Thử Inlay, onlay

- Kiểm tra độ sát khít

- Kiểm tra khớp cắn và mài chỉnh các điểm chạm sớm

- Gắn inlay, onlay bằng cement

3.6. Kiểm tra khớp cắn

- Kiểm tra lại khớp cắn bằng giấy thử cắn

- Dùng mũi khoan thích hợp để chỉnh sửa các điểm chạm sớm

3.7. Hướng dẫn người bệnh sau phục hình

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình điều trị

- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương niêm mạc miệng

- Hở tủy răng khi chuẩn bị xoang in lay: điều trị tủy răng

2. Sau khi điều trị

Viêm tủy răng: Điều trị tủy

 

 

QT-095: PHỤC HÌNH RĂNG BẰNG INLAY-ONLAY KIM LOẠI QUÝ

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật phục hồi một phần mô cứng của thân răng bằng Inlay, onlayhợp kim quý.

- Thành phần hợp kim quý: Vàng, Platin, Palladdium, Osdium, Rhodium, trong đó vàng chiếm tỷ lệ cao

- Kim loại quý không bị ôxy hóa ở nhiệt độ cao và trong môi trường miệng, nên rất an toàn khi sử dụng trong miệng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Tổn thương mất mô cứng thân răng ở một mặt hay nhiều mặt răng.

- Nếu tổn thương mô cứng ở 1 đến 2 mặt răng thì làm Inlay

- Nếu tổn thương mô cứng từ 3 mặt trở lên Onlay

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng chết tủy

- Răng có nguy cơ nứt vỡ thân răng

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng sửa soạn làm inlay-onlay

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn inlay-onlay….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng làm inlay-onlay.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Chuẩn bị xoang inlay, onlay

- Mặt nhai:

  • Xoang được mở rộng theo các rãnh của mặt nhai, tạo xoang đuôi én để tạo sức giữ,
  • Thành xoang mở về phía mặt nhai một góc 2-50.
  • Đáy xoang tạo thành hai bình diện tạo sức giữ và thích ứng với hình dạng buồng tủy

- Mặt bên:

  • Mở rộng về phía ngoài trong
  • Thành xoang phía tủy răng được sửa soạn theo hình dạng buồng tủy
  • Đáy xoang phẳng và tạo với thành xoang phía tủy một góc 450 để tăng thêm sức giữ cho inlay.

3.2 Lấy dấu:

- Bơm Silicon nhẹ vào xoang inlay, onlay.

- Lấy dấu bằng Silicon nặng.

- Lấy dấu hàm đối.

3.3. Đổ mẫu

- Sử dụng thạch cao siêu cứng để đổ mẫu 2 hàm

3.4. Thực hiện Inlay-Onlay

- Thực hiện các công đoạn làm Inlay-Onlay tại labo.

3.5. Gắn dán phục hình

- Thử Inlay, onlay

- Kiểm tra độ sát khít

- Kiểm tra khớp cắn và mài chỉnh các điểm chạm sớm

- Gắn inlay, onlay bằng cement

3.6. Kiểm tra khớp cắn

- Dùng giấy cắn để thử cắn

- Nếu có sang chấn, dùng mũi khoan thích hợp để chỉnh sửa.

3.7. Hướng dẫn người bệnh sau phục hình

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình sửa soạn

- Gây sang thương niêm mạc miệng: điều trị sang thương

- Hở tủy răng khi chuẩn bị xoang in lay: điều trị tủy răng

2. Sau khi điều trị

Viêm tủy răng: Điều trị tủy.

QT-096: PHỤC HÌNH INLAY-ONLAY SỨ TOÀN PHẦN

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị phục hồi mô cứng của răng bằng Inlay-Onlay Sứ toàn phần

II. CHỈ ĐỊNH

- Tổn thương mất mô cứng thân răng ở một mặt hay nhiều mặt răng.

- Nếu tổn thương mô cứng ở 1 đến 2 mặt răng thì làm Inlay

- Nếu tổn thương mô cứng từ 3 mặt trở lên Onlay

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng chết tủy

- Răng có nguy cơ nứt vỡ thân răng

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng sửa soạn làm inlay-onlay

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn inlay-onlay….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng làm inlay-onlay.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

- Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Chuẩn bị xoang inlay, onlay

- Mặt nhai:

  • Xoang được mở rộng theo các rãnh của mặt nhai về phía gần và xa
  • Thành xoang mở về phía mặt nhai một góc 2-5o.
  • Đáy xoang mài phẳng

- Mặt bên

  • Mở rộng về phía ngoài trong
  • Thành xoang phía tủy răng được sửa soạn theo hình dạng buồng tủy
  • Đáy xoang phẳng và tạo với thành xoang phía tủy một góc lớn hơn hoặc bằng 90o

* Dùng mũi khoan kim cương mịn làm tròn các bờ các cạnh.

3.2. Lấy dấu

- Bơm Silicon nhẹ vào xoang inlay, onlay.

- Lấy dấu bằng Silicon nặng.

- Lấy dấu hàm đối.

3.3. Đổ mẫu

Sử dụng thạch cao siêu cứng để đổ mẫu 2 hàm

3.4. Thực hiện Inlay-Onlay sứ (tại Labo)

Thực hiện các công đoạn làm Inlay-Onlay sứ tại labo

3.5. Gắn phục hình

* Thử Inlay-Onlay: kiểm tra độ sát khít, hình thể và màu sắc.

* Gắn Inlay-Onlay sứ bằng kỹ thuật etching soi mòn

- Tạo bám dính mặt trong inlay-onlay:

  • Etching bằng axít Hydro Fluoric 9%.
  • Rửa và thổi khô.
  • Bôi keo dán sứ.

- Tạo bám dính bề mặt răng:

  • Etching bằng axít Phosphoric 37%.
  • Rửa và thổi khô,
  • Bôi keo dán men ngà.

- Gắn Inlay-Onlay vào bề mặt thân răng đã chuẩn bị bằng composit quang trùng hợp.

3.6. Kiểm tra khớp cắn

- Dùng giấy cắn để thử cắn

- Nếu có sang chấn, dùng mũi khoan thích hợp để chỉnh sửa.

3.7. Hướng dẫn người bệnh sau phục hình

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình sửa soạn

- Gây sang thương niêm mạc miệng: điều trị sang thương

- Hở tủy răng khi chuẩn bị xoang in lay: điều trị tủy răng

2. Sau khi điều trị

Viêm tủy răng: Điều trị tủy.

QT-097: PHỤC HÌNH VENEER COMPOSITE GIÁN TIẾP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị phục hồi các bất thường về hình thái màu sắc mặt ngoài các răng trước bằng Veneer Composite gián tiếp.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng đổi màu,

- Thiểu sản men răng.

- Các bất thường về hình thể các răng trước.

- Các tổn thương mất mô cứng men răng ở mặt ngoài các răng trước…

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Sang chấn khớp cắn răng phục hồi.

IV. CHUẨN BỊ

1. người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng cụ sửa soạn răng làm veneer

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn Veneer.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

- Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Chuẩn bị răng

- Đặt chỉ co lợi: chọn chỉ co lợi phù hợp, dùng cây đặt chỉ và đặt chỉ vào rãnh lợi mặt trước và 2 bên của răng chuẩn bị mài.

- Sửa soạn bề mặt thân răng:

  • Dùng mũi khoan thích hợp tạo các rãnh thâm nhập với độ sâu 0,3- 0,5mm.
  • Dùng mũi khoan thích hợp, mài mặt ngoài của răng với độ sâu 0,3-0,5mm theo các rãnh thâm nhập.

- Tạo đường hoàn tất cổ răng bằng mũi khoan kim cương tròn.

- Dùng mũi hoàn thiện hoàn tất bề mặt răng.

- So và chọn mầu Veneer.

3.2 Lấy dấu và đổ mẫu

- Lấy dấu hàm đã chuẩn bị bằng vật liệu silicon,

- Lấy dấu hàm đối,

- Sử dụng thạch cao siêu cứng để đổ mẫu hàm đã chuẩn bị,

- Đổ mẫu hàm đối.

3.3 Tạo và trùng hợp Veneer coposite

Thực hiện tại labo.

3.4 Gắn Veneer

- Thử veneer trên miệng người bệnh.

Kiểm tra độ sát khít, hình thể, màu sắc, khớp cắn và chỉnh sửa cho phù hợp.

- Tạo bám dính bề mặt răng :

  • Etching bằng axít Phosphoric 37%.
  • Rửa và thổi khô.
  • Thoa keo dán men ngà.

- Gắn veneer.

  • Thoa keo và đặt composite vào mặt trong Veneer.
  • Đặt Veneer vào bề mặt răng đã chuẩn bị.
  • Lấy chất gắn thừa.
  • Cố định Veneer vào bề mặt thân răng bằng chiếu đèn quang trùng hợp trong thời gian thích hợp.

3.5 Kiểm tra khớp cắn

- Thử cắn bằng giấy cắn.

- Chỉnh sửa nếu cần.

- Hướng dẫn người bệnh sau phục hình.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

Viêm tủy răng: Điều trị tủy.

QT-098: PHỤC HÌNH VENEER SỨ TOÀN PHẦN

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị phục hồi các bất thường về hình thái màu sắc các răng trước và răng hàm nhỏ bằng Veneer sứ toàn phần.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng đổi màu,

- Các trường hợp có khe thưa nhóm răng trước,

- Các trường hợp thay đổi đặc điểm hình thể mặt ngoài răng,

- Thiểu sản men răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có tật nghiến răng,

- Răng mọc chen chúc,

- Có sang chấn khớp cắn vùng răng trước.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng cụ sửa soạn răng làm veneer

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn Veneer.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

- Tình trạng sức khỏe toàn thân

- Tình trạng vệ sinh răng miệng

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Chuẩn bị răng

- Đặt chỉ co lợi: chọn chỉ co lợi phù hợp, dùng cây đặt chỉ và đặt chỉ vào rãnh lợi mặt trước và 2 bên của răng chuẩn bị mài.

- Mài sửa soạn bề mặt thân răng:

  • Dùng mũi khoan trụ tạo các rãnh thâm nhập với độ sâu 0,5mm
  • Dùng mũi khoan trụ đường kính 1mm, mài lượn theo hình thể của răng độ sâu 0,5mm theo các rãnh thâm nhập.

- Đối với răng hàm nhỏ để tăng sự lưu giữ có thể mài khoản hở ở vị trí 1/4 - 1/2 mặt nhai phía má khoảng 1-1,2mm.

- Tạo đường hoàn tất cổ răng bằng mũi khoan kim cương tròn.

- Dùng mũi hoàn thiện hình trụ đường kính 1,0mm hoặc 1,2mm hoàn tất bề mặt răng.

3.2. Lấy dấu:

- Lấy dấu hàm đã chuẩn bị bằng vật liệu silicon,

- Lấy dấu hàm đối,

- Sát khuẩn phần lấy dấu 2 hàm.

3.3. Đổ mẫu

- Sử dụng thạch cao siêu cứng để đổ mẫu hàm đã chuẩn bị,

- Đổ mẫu hàm đối.

3.4 Thực hiện Veneer sứ

Chuyển mẫu tới labo để thực hiện các công đoạn làm veneer sứ.

3.5. Gắn dán phục hình

- Thử veneer: kiểm tra độ sát khít, hình thể và màu sắc.

- Tạo bám dính mặt trong veneer:

  • Etching bằng axít Hydro Fluoric 9%.
  • Rửa và thổi khô.
  • Bôi keo dán sứ.

- Tạo bám dính bề mặt răng:

  • Etching bằng axít Phosphoric 37% ,
  • Rửa và thổi khô,
  • Bôi keo dán men ngà.

- Gắn veneer vào bề mặt thân răng đã chuẩn bị bằng composit quang trùng hợp.

3.6. Kiểm tra khớp cắn

- Thử cắn bằng giấy cắn.

- Chỉnh sửa nếu có điểm chạm sớm.

- Hướng dẫn người bệnh sau phục hình.

3.7. Hướng dẫn người bệnh sau phục hình

V. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình điều trị

- Ê buốt răng: Gây tê vùng hoặc tại chỗ

2. Sau khi điều trị

Viêm tủy răng: Điều trị tủy

 

 

QT-099: HÀM GIẢ THÁO LẮP BÁN PHẦN NỀN NHỰA THƯỜNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị phục hình mất răng từng phần bằng hàm giả tháo lắp nền nhựa thường.

II. CHỈ ĐỊNH

- Mất răng từng phần.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Không có răng mang móc.

- Người bệnh dị ứng với nhựa nền hàm.

- Khớp cắn sâu không đủ khoảng cách cho nền hàm.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay quả đậu, gương, gắp, thám châm.

- Dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.

- Dụng cụ đo tương quan trung tâm....

2.2 Vật liệu:

- Vật liệu lấy dấu, đổ mẫu.

- Vật liệu dùng trong đo tương quan trung tâm....

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Lấy dấu

- Chọn và thử thìa.

- Lấy dấu hai hàm bằng vật liệu lấy dấu thích hợp.

- Đổ mẫu bằng thạch cao.

- So mầu răng.

3.2. Làm nền hàm và gối sáp

Thực hiện tại Labo.

3.3. Thử cắn và ghi tương quan hai hàm

- Đặt hàm sáp vào miệng người bệnh.

- Xác định tầm cắn và sửa gối sáp theo cung hàm và khuôn mặt cho phù hợp.

- Ghi tương quan hai hàm.

3.4. Lên răng

Thực hiện tại Labo với mầu răng và răng phù hợp.

3.5. Thử răng.

- Đặt hàm tạm đã lên răng trên miệng người bệnh.

- Kiểm tra tương quan răng hai hàm.

- Kiểm tra mầu răng và hình thể răng.

- Chỉnh sửa nếu cần.

3.6. Ép hàm.

Thực hiện tại Labo:

- Ép hàm.

- Hoàn thiện.

3.7. Lắp hàm trên miệng.

- Đặt hàm đã hoàn thiện trên miệng người bệnh.

- Kiểm tra và chỉnh sửa khớp cắn.

- Kiểm tra và chỉnh sửa các điểm gây đau ở nền hàm.

- Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng và bảo quản hàm giả.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

- Viêm loét niêm mạc miệng do hàm giả:

+ Điều trị viêm loét .

+ Chỉnh sửa hàm.

 

 

QT-100. HÀM GIẢ THÁO LẮP TOÀN PHẦN NỀN NHỰA THƯỜNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị phục hình mất toàn bộ răng hai hàm bằng hàm giả tháo lắp nền nhựa thường.

II. CHỈ ĐỊNH

Mất răng toàn bộ 2 hàm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có dị ứng với nhựa.

- Viêm loét hoại tử lợi miệng cấp.

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay quả đậu, gương, gắp, thám châm.

- Dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.

- Dụng cụ đo tương quan trung tâm....

2.2 Vật liệu:

- Vật liệu lấy dấu, đổ mẫu.

- Vật liệu dùng trong đo tương quan trung tâm....

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Lấy dấu sơ khởi

- Chọn và thử thìa

- Lấy dấu hai hàm bằng vật liệu lấy dấu thích hợp.

- Đổ mẫu sơ khởi

3.2. Làm thìa lấy dấu cá nhân

Thực hiện tại Labo.

3.3. Lấy dấu bằng thìa cá nhân

- Chỉnh sửa thìa lấy dấu cá nhân.

- Lấy dấu hai hàm bằng vật liệu lấy dấu thích hợp.

- Đổ mẫu bằng thạch cao.

- Chọn mầu răng.

3.4. Làm nền hàm và gối sáp

Thực hiện tại Labo.

3.5. Thử cắn và ghi tương quan hai hàm

- Đặt hàm sáp vào miệng người bệnh.

- Xác định tầm cắn và sửa gối sáp theo cung hàm và khuôn mặt cho phù hợp.

- Ghi tương quan hai hàm.

3.6. Lên răng

Thực hiện tại Labo với mầu răng và răng phù hợp.

3.7. Thử răng.

- Đặt hàm tạm đã lên răng trên miệng người bệnh.

- Kiểm tra tương quan răng hai hàm.

- Kiểm tra mầu răng và hình thể răng.

- Chỉnh sửa nếu cần.

3.8. Ép hàm.

Thực hiện tại Labo:

  • Ép hàm.
  • Hoàn thiện.

3.9. Lắp hàm trên miệng.

- Đặt hàm đã hoàn thiện trên miệng người bệnh.

- Kiểm tra và chỉnh sửa khớp cắn.

- Kiểm tra và chỉnh sửa các điểm gây đau ở nền hàm.

- Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng và bảo quản hàm giả.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

- Viêm loét niêm mạc miệng do hàm giả:

+ Điều trị viêm loét .

+ Chỉnh sửa hàm.

QT-101: HÀM GIẢ THÁO LẮP BÁN PHẦN NỀN NHỰA DẺO

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị phục hình mất răng từng phần bằng hàm giả tháo lắp nền nhựa dẻo.

II. CHỈ ĐỊNH

Mất răng từng phần.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Không có răng mang móc.

- Người bệnh dị ứng với nhựa nền hàm.

- Khớp cắn sâu không đủ khoảng cách cho nền hàm.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay quả đậu, gương, gắp, thám châm.

- Dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.

- Dụng cụ đo tương quan trung tâm....

2.2 Vật liệu:

- Vật liệu lấy dấu, đổ mẫu.

- Vật liệu dùng trong đo tương quan trung tâm....

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Lấy dấu

- Chọn và thử thìa.

- Lấy dấu hai hàm bằng vật liệu lấy dấu thích hợp.

- Đổ mẫu bằng thạch cao.

- So mầu răng.

3.2. Làm nền hàm và gối sáp

Thực hiện tại Labo.

3.3. Thử cắn và ghi tương quan hai hàm

- Đặt hàm sáp vào miệng người bệnh.

- Xác định tầm cắn và sửa gối sáp theo cung hàm và khuôn mặt cho phù hợp.

- Ghi tương quan hai hàm.

3.4. Lên răng

Thực hiện tại Labo với mầu răng và răng phù hợp.

3.5. Thử răng.

- Đặt hàm tạm đã lên răng trên miệng người bệnh.

- Kiểm tra tương quan răng hai hàm.

- Kiểm tra mầu răng và hình thể răng.

- Chỉnh sửa nếu cần.

3.6. Ép hàm.

Thực hiện tại Labo:

- Ép hàm.

- Hoàn thiện.

3.7. Lắp hàm trên miệng.

- Đặt hàm đã hoàn thiện trên miệng người bệnh.

- Kiểm tra và chỉnh sửa khớp cắn.

- Kiểm tra và chỉnh sửa các điểm gây đau ở nền hàm.

- Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng và bảo quản hàm giả.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

- Viêm loét niêm mạc miệng do hàm giả:

+ Điều trị viêm loét .

+ Chỉnh sửa hàm.

 

 

QT-102: HÀM GIẢ THÁO LẮP TOÀN PHẦN NỀN NHỰA DẺO

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị phục hình mất toàn bộ răng hai hàm bằng hàm giả tháo lắp nền nhựa dẻo.

II. CHỈ ĐỊNH

Mất răng toàn bộ 2 hàm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có dị ứng với nhựa.

- Viêm loét hoại tử lợi miệng cấp.

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay quả đậu, gương, gắp, thám châm.

- Dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.

- Dụng cụ đo tương quan trung tâm....

2.2 Vật liệu:

- Vật liệu lấy dấu, đổ mẫu.

- Vật liệu dùng trong đo tương quan trung tâm....

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Lấy dấu sơ khởi

- Chọn và thử thìa

- Lấy dấu hai hàm bằng vật liệu lấy dấu thích hợp.

- Đổ mẫu sơ khởi

3.2. Làm thìa lấy dấu cá nhân

Thực hiện tại Labo.

3.3. Lấy dấu bằng thìa cá nhân

- Chỉnh sửa thìa lấy dấu cá nhân.

- Lấy dấu hai hàm bằng vật liệu lấy dấu thích hợp.

- Đổ mẫu bằng thạch cao.

- Chọn mầu răng.

3.4. Làm nền hàm và gối sáp

Thực hiện tại Labo.

3.5. Thử cắn và ghi tương quan hai hàm

- Đặt hàm sáp vào miệng người bệnh.

- Xác định tầm cắn và sửa gối sáp theo cung hàm và khuôn mặt cho phù hợp.

- Ghi tương quan hai hàm.

3.6. Lên răng

Thực hiện tại Labo với mầu răng và răng phù hợp.

3.7. Thử răng.

- Đặt hàm tạm đã lên răng trên miệng người bệnh.

- Kiểm tra tương quan răng hai hàm.

- Kiểm tra mầu răng và hình thể răng.

- Chỉnh sửa nếu cần.

3.8. Ép hàm.

Thực hiện tại Labo:

- Ép hàm.

- Hoàn thiện.

3.9. Lắp hàm trên miệng.

- Đặt hàm đã hoàn thiện trên miệng người bệnh.

- Kiểm tra và chỉnh sửa khớp cắn.

- Kiểm tra và chỉnh sửa các điểm gây đau ở nền hàm.

- Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng và bảo quản hàm giả.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

- Viêm loét niêm mạc miệng do hàm giả:

+ Điều trị viêm loét .

+ Chỉnh sửa hàm.

 

 

QT-103: HÀM KHUNG KIM LOẠI

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị phục hình mất răng từng phần bằng hàm giả tháo lắp có khung sườn đúc bằng hợp kim.

II. CHỈ ĐỊNH:

Mất răng từng phần.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các răng còn lại dưới 2 răng, không đủ tựa để mang hàm khung.

- Các răng còn lại lung lay, không đủ khả năng mang hàm khung.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám

- Dụng cụ đo mặt phẳng cắn (thước fox) và dụng cụ đo tầm cắn.

- Song song kế, càng nhai

- Dụng cụ mài chỉnh hàm

- Các dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu.…

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu

- Vật liệu đổ mẫu….

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Chụp X.quang đánh giá tình trạng các răng còn lại.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Thiết kế sơ khảo hàm khung.

- Lấy dấu 2 hàm.

- Đổ mẫu nghiên cứu

- Khảo sát mẫu hàm, xác định răng đặt móc, hướng lắp và khung sơ khảo trên song song kế.

3.2. Sửa soạn răng đặt móc

- Dùng các mũi khoan thích hợp tạo điểm tựa trên răng mang móc.

- Dùng các mũi khoan thích hợp để mài chỉnh tạo hướng lắp cho hàm khung.

3.3. Lấy dấu và đổ mẫu:

- Lấy dấu hàm mất răng bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy dấu hàm đối.

- Đổ mẫu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

3.4. So mầu và chọn mầu răng:

Tùy trường hợp mà lựa chọn cách so mầu cho phù hợp.

3.5. Thiết kế hàm khung trên mẫu thạch cao

3.6. Đúc hàm khung bằng hợp kim.

Thực hiện tại Labo.

3.7. Thử khung trên miệng người bệnh.

- Lắp hàm khung trên miệng.

- Đo tương quan 2 hàm.

3.8. Lên răng

- Cố định mẫu hàm trên càng nhai

- Lên răng

3.9. Thử răng trên miệng

- Kiểm tra độ sát khít, khớp cắn, mầu sắc và hình thể răng….

- Chỉnh sửa nếu cần.

3.10. Chế tạo hàm

Thực hiện tại Labo.

3.11. Lắp hàm

- Lắp hàm trên miệng người bệnh.

- Chỉnh sửa nếu cần.

- Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng hàm giả.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

- Viêm loét niêm mạc miệng do hàm giả:

+ Điều trị viêm loét .

+ Chỉnh sửa hàm.

QT-104: HÀM KHUNG TITANIUM

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị phục hình mất răng từng phần bằng hàm giả tháo lắp có khung sườn đúc bằng hợp kim titanium.

II. CHỈ ĐỊNH

Mất răng từng phần.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các răng còn lại dưới 2 răng, không đủ tựa để mang hàm khung.

- Các răng còn lại lung lay, không đủ khả năng mang hàm khung.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám

- Dụng cụ đo mặt phẳng cắn (thước fox) và dụng cụ đo tầm cắn.

- Song song kế, càng nhai

- Dụng cụ mài chỉnh hàm

- Các dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu.…

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu

- Vật liệu đổ mẫu….

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Chụp X.quang đánh giá tình trạng các răng còn lại.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Thiết kế sơ khảo hàm khung.

- Lấy dấu 2 hàm.

- Đổ mẫu nghiên cứu

- Khảo sát mẫu hàm, xác định răng đặt móc, hướng lắp và khung sơ khảo trên song song kế.

3.2. Sửa soạn răng đặt móc

- Dùng các mũi khoan thích hợp tạo điểm tựa trên răng mang móc.

- Dùng các mũi khoan thích hợp để mài chỉnh tạo hướng lắp cho hàm khung.

3.3. Lấy dấu và đổ mẫu:

- Lấy dấu hàm mất răng bằng vật liệu thích hợp.

- Lấy dấu hàm đối.

- Đổ mẫu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

3.4. So mầu và chọn mầu răng:

Tùy trường hợp mà lựa chọn cách so mầu cho phù hợp.

3.5. Thiết kế hàm khung trên mẫu thạch cao

3.6. Đúc hàm khung bằng hợp kim Titanium.

Thực hiện tại Labo.

3.7. Thử khung trên miệng người bệnh.

- Lắp hàm khung trên miệng.

- Đo tương quan 2 hàm.

3.8. Lên răng

- Cố định mẫu hàm trên càng nhai

- Lên răng

3.9. Thử răng trên miệng

- Kiểm tra độ sát khít, khớp cắn, mầu sắc và hình thể răng….

- Chỉnh sửa nếu cần.

3.10. Chế tạo hàm

Thực hiện tại Labo.

3.11. Lắp hàm

- Lắp hàm trên miệng người bệnh.

- Chỉnh sửa nếu cần.

- Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng hàm giả.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

- Viêm loét niêm mạc miệng do hàm giả:

+ Điều trị viêm loét .

+ Chỉnh sửa hàm.

- Ghép và cố định mẫu.

- Thiết kế làm máng trên mẫu thạch cao đã cắt và ghép.

3.2. Làm máng hở mặt nhai: Thực hiện tại labo.

3.3. Hoàn thiện máng.

- Đặt thử máng trên mẫu.

- Chỉnh sửa máng cho phù hợp.

- Chuyển máng để điều trị cố định gãy xương hàm.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Trong quá trình thực hiện quy trình:

- Chảy máu: Cầm máu.

- Rơi chất lấy dấu vào đường thở: Lấy dị vật.

 

 

QT-105: ĐIỀU TRỊ THÓI QUEN NGHIẾN RĂNG BẰNG MÁNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị thói quen nghiến răng bằng máng chống nghiến.

II. CHỈ ĐỊNH

Tật nghiến răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sỹ Răng hàm mặt

Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay quả đậu, gương khám.

- Dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu.

- Tay khoan chậm và mũi khoan các loại….

2.2 Vật liệu:

- Vật liệu lấy dấu.

- Vật liệu đổ mẫu.

- Giấy thử cắn….

3. Người bệnh

Được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra đối chiếu hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Sửa soạn mẫu làm máng

-Lấy dấu hai hàm bằng vật liệu thích hợp:

- Lấy dấu cắn hai hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu bằng thạch cao đá.

- Thiết kế máng trên mẫu thạch cao.

3.2. Làm khí cụ máng chống nghiến:

-Thực hiện tại Labo.

3.3. Hướng dẫn điều trị.

- Thử khí cụ máng chống nghiến trên miệng người bệnh.

- Chỉnh sửa cho phù hợp.

- Đặt máng chống nghiến vào cung răng.

- Kiểm tra độ khít sát,khớp cắn.

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng.

3.4. Các lần hẹn điều trị tiếp theo.

- Kiểm tra tình trạng cơ và khớp thái dương hàm của người bệnh và chỉnh sửa máng cho phù hợp.

- Hỏi, kiểm tra tình trạng nghiến răng của người bệnh.

3.5. Kết thúc điều trị

Khi người bệnh đã ngừng hẳn thói quen nghiến răng, thì tháo máng và kết thúc điều trị.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Đau khớp thái dương hàm: Điều chỉnh độ cao của máng.

2. Sau khi điều trị

 

 

QT-106: THÁO CẦU RĂNG GIẢ

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật lấy bỏ cầu răng giả do cầu răng không đạt yêu cầu hoặc cần nhổ răng trụ

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng trụ cầu có bệnh lý tủy răng.

- Răng trụ cầu có bệnh lý viêm quanh cuống răng.

- Cầu sứ vỡ.

- Cầu răng không đạt yêu cầu về thẩm mỹ.

- Người bệnh có kế hoạch điều trị tia xạ vùng miệng và hàm mặt.

- Răng trụ cầu cần nhổ

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Răng trụ lung lay độ 4

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng cụ tháo chụp

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Thuốc tê.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng các răng trụ.

VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Cắt cầu.

- Dùng mũi khoan thích hợp cắt từng chụp ở các vị trí thuận lợi cho tháo cầu.

- Dùng dụng cụ thích hợp nới lỏng chụp.

3.2 Tháo cầu

- Dùng dụng cụ tháo chụp lấy chụp răng đã cắt ra khỏi răng mang chụp.

- Lấy bỏ xi măng gắn chụp khỏi bề mặt thân răng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Răng tổn thương mất mô cứng: Phục hồi lại mô cứng thân răng.

2. Sau khi điều trị

Không có tai biến.

 

 

QT-107: THÁO CHỤP RĂNG GIẢ

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật lấy bỏ chụp răng giả do chụp răng không đạt yêu cầu.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng mang chụp có bệnh lý tủy răng.

- Răng mang chụp có bệnh lý viêm quanh cuống răng.

- Chụp sứ vỡ.

- Chụp răng không đạt yêu cầu về thẩm mỹ.

- Người bệnh có kế hoạch điều trị tia xạ vùng miệng và hàm mặt.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Răng mang chụp lung lay độ 4.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm

- Bộ dụng cụ tháo chụp.

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Thuốc tê.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

- Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1 Cắt chụp.

- Dùng mũi khoan thích hợp cắt chụp ở các vị trí thuận lợi cho tháo chụp.

- Dùng dụng cụ thích hợp nới lỏng chụp.

3.2 Tháo chụp

- Dùng dụng cụ tháo chụp lấy chụp răng đã cắt ra khỏi răng mang chụp.

- Lấy bỏ xi măng gắn chụp khỏi bề mặt thân răng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Răng tổn thương mất mô cứng: Phục hồi lại mô cứng thân răng.

2. Sau khi điều trị

Không có tai biến.

 

 

QT-108: SỬA HÀM GIẢ GÃY

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật phục hồi lại hàm giả tháo lắp có nền nhựa bị gãy.

II. CHỈ ĐỊNH

- Hàm giả tháo lắp nền nhựa nứt.

- Hàm giả tháo lắp nền nhựa gãy.

III. CHỒNG CHỈ ĐỊNH

Hàm giả tháo lắp gãy nhiều mảnh không thể phục hồi chính xác được.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện kỹ thuật

- Bác sỹ Răng hàm mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay quả đậu, gương khám.

- Tay khoan chậm và mũi khoan các loại….

2.2 Vật liệu:

- Vật liệu lấy dấu

- Vật liệu đổ mẫu.

- Giấy thử cắn….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

- Đặt hai nửa hàm vào miệng người bệnh.

- Lấy dấu hàm:

+ Hàm mang hàm giả gãy:

* Hàm còn răng: Đặt hàm giả gãy lên miệng và lấy dấu.

* Hàm mất răng toàn bộ: Lấy dấu hàm không mang hàm giả.

+ Lấy dấu hàm đối.

- Đổ mẫu bằng thạch cao.

- Phục hồi hàm gãy:

+ Thực hiện tại Labo.

- Lắp hàm trên miệng:

  • Đặt hàm giả đã phục hồi lên miệng người bệnh.
  • Kiểm tra khớp cắn và mức độ sát khít của nền hàm.
  • Chỉnh sửa cho phù hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

- Viêm loét niêm mạc miệng do hàm giả:

+ Điều trị viêm loét .

+ Chỉnh sửa hàm.

 

 

QT-109: THÊM RĂNG CHO HÀM GIẢ THÁO LẮP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật thêm răng vào hàm giả tháo lắp do người bệnh mất thêm răng sau khi đã có hàm giả.

II. CHỈ ĐỊNH

Mất thêm răng ở người bệnh đã có hàm giả tháo lắp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Mất thêm nhiều răng.

- Mất hết các răng còn lại ở người bệnh có hàm giả tháo lắp từng phần.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay quả đậu, gương khám.

- Dụng cụ lấy dấu

- Tay khoan chậm và mũi khoan các loại….

2.2 Vật liệu:

- Vật liệu lấy dấu

- Vật liệu đổ mẫu.

- Giấy thử cắn….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Lấy dấu:

- Lấy dấu hai hàm:

  • Lấy dấu hàm cần thêm răng: Đặt hàm giả trên miệng và lấy dấu.
  • Lấy dấu hàm đối.

- Đổ mẫu.

- So mầu và chọn mầu răng cần thêm.

- Thiết kế nền hàm trên mẫu thạch cao.

3.2. Thêm răng:

Thực hiện tại labo.

3.3. Lắp hàm

- Đặt hàm giả đã thêm răng vào vùng mất răng.

- Kiểm tra khớp cắn răng mới thêm.

- Kiểm tra nền hàm vùng mới mở rộng và chỉnh sửa.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

- Viêm loét niêm mạc miệng do hàm giả:

+ Điều trị viêm loét .

+ Chỉnh sửa hàm.

 

 

QT-110: THÊM MÓC CHO HÀM GIẢ THÁO LẮP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật thêm móc vào hàm tháo lắp do hàm giả gãy móc hoặc mất răng mang móc, cần phải đặt móc sang răng khác

II. CHỈ ĐỊNH

- Gãy móc.

- Mất răng đang mang móc.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng lung lay không đủ vững để mang móc.

- Mất hết răng mang móc.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay quả đậu, gương khám.

- Dụng cụ lấy dấu

- Tay khoan chậm và mũi khoan các loại….

2.2 Vật liệu:

- Vật liệu lấy dấu

- Vật liệu đổ mẫu…

3. Người bệnh:

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

- Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1. Lấy dấu:

- Lấy dấu hai hàm:

  • Lấy dấu hàm cần thêm móc: Đặt hàm giả trên miệng và lấy dấu.
  • Lấy dấu hàm đối.

- Đổ mẫu.

3.2.Thêm móc:

Thực hiện tại labo.

3.3. Lắp hàm

- Đặt hàm giả đã thêm móc vào miệng người bệnh.

- Kiểm tra móc mới thêm.

- Chỉnh sửa nếu cần thiết.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Sang thương niêm mạc miệng do đầu tay móc quá sắc.Điều chỉnh đầu tay móc và điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

- Viêm loét niêm mạc miệng do hàm giả:

+ Điều trị viêm loét .

+ Chỉnh sửa hàm.

 

 

QT-111: ĐỆM HÀM NHỰA THƯỜNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật đệm lại hàm giả tháo lắp khi hàm bị lỏng do sống hàm tiêu

II. CHỈ ĐỊNH

- Hàm giả tháo lắp lỏng do tiêu sống hàm.

- Hàm giả tháo lắp lỏng do biên giới nền hàm không chính xác.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Sống hàm tiêu quá nhiều không còn khả năng lưu giữ hàm giả.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay quả đậu, gương khám.

- Tay khoan chậm và mũi khoan các loại….

2.2 Vật liệu:

- Nhựa đệm hàm.

- Giấy thử cắn….

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

- Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và sống hàm vùng mất răng.

3. Thực hiện quy trình kỹ thuật

3.1.Chuẩn bị hàm giả cần đệm

- Làm ráp bề mặt phần nền hàm giả tiếp xúc với niêm mạc.

- Làm thấp biên giới nền hàm khoảng 1mm.

- Mài bớt một nửa chiều dày phần nền hàm giả vùng tiếp xúc với niêm mạc môi má, sau đó làm ráp bề mặt.

3.2. Chuẩn bị nhựa đệm hàm

- Trộn nhựa tự cứng và nước nhựa theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Khi nhựa trùng hợp ở giai đoạn 2, đặt nhựa lên nền hàm giả ở các phần đã sửa soạn.

3.3.Đặt hàm giả lên miệng người bệnh

- Đặt hàm giả có nhựa đệm vào miệng người bệnh.

- Hướng dẫn người bệnh cắn ở vị trí cắn khít trung tâm.

- Làm các động tác môi má để hàm giả có biên giới nền hàm chính xác.

- Lấy bỏ phần nhựa thừa.

- Lấy hàm giả ra khỏi miệng người bệnh trước khi nhựa cứng sao cho nhựa được trùng hợp ở ngoài miệng.

3.4. Chỉnh sửa và hoàn thiện hàm giả đã đệm.

- Lắp hàm trên miệng.

- Kiểm tra về khớp cắn, độ bám dính, và chỉnh sửa các điểm gây đau.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Bỏng niêm mạc miệng do nhựa trùng hợp trong miệng: Điều trị bỏng niêm mạc.

- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

2. Sau khi điều trị

- Viêm loét niêm mạc miệng do hàm giả:

+ Điều trị viêm loét .

+ Chỉnh sửa hàm.

 

 

QT-112: SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ THÓI QUEN XẤU MÚT MÔI

I. ĐẠI CƯƠNG

Mút môi dưới là thói quen bất lợi cho hàm răng, là nguyên nhân gây ra sai khớp cắn như răng cửa trên bị đẩy ra phía ngoài, răng cửa dưới ngả trong, làm tăng độ cắn chùm, cắn chìa, tăng trưởng lực của cơ cằm

- Việc điều trị phải loại bỏ được thói quen xấu và điều chỉnh sai khớp cắn

II. CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có thói quen xấu mút môi gây sai khớp cắn hoặc có nguy cơ gây sai khớp cắn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Người bệnh không hợp tác

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ khám

- Bộ dụng cụ nắn chỉnh răng: cây ấn band, kìm tháo band,thìa lấy dấu...

- Vật liệu:

  • Vật liệu lấy dấu,
  • Band răng hàm 2 ống có kích thước phù hợp,
  • Khí cụ chặn môi có kích thước phù hợp...

3. Người bệnh

Người bệnh và người nhà Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định

- XQUANG: phim cephalometrics, panorama

- Ảnh chụp ngoài mặt và trong miệng

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Lần hẹn thứ nhất

- Lấy dấu, đổ mẫu 2 hàm

- Đặt chun tách khe phía gần, phía xa răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.

3.2. Lần hẹn thứ hai: thường sau 1 tuần

- Chọn band răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới phù hợp với kích thước răng trên mẫu hàm thạch cao.

- Chọn kích thước của dụng cụ chặn môi phù hợp sao cho khí cụ ở phía trước và phía dưới răng cửa dưới là 2mm

- Thử các band trên miệng người bệnh, đảm bảo band sát khít với răng.

- Gắn band vào các răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.

- Lắp khí cụ chặn môi vào ống band phụ sao cho khí cụ ở phía trước cung răng khoảng 2mm và phía dưới rìa cắn răng cửa dưới khoảng 2mm

- Cố định khí cụ chặn môi bằng các chun nối giữa band và móc của khí cụ chặn môi.

3.3. Các lần điều trị tiếp theo: tái khám 1 tháng/1 lần

- Đánh giá tình trạng khí cụ

- Hỏi đánh giá tình trạng thói quen mút môi

- Điều chỉnh khí cụ nếu cần

- Hướng dẫn cách chăm sóc khí cụ bổ xung cho người bệnh và người nhà nếu

cần

3.4. Lần điều trị cuối cùng: thường sau 1-2 năm điều trị

- Đánh giá tình trạng cung răng

- Hỏi xác định trẻ đã ngừng thói quen mút môi

- Tháo khí cụ

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Sang thương niêm mạc miệng do gãy band hoặc gãy khí cụ: điều trị sang thương và thay band khác

- Viêm quanh răng các răng mang band do lún hoặc gãy band: điều trị viêm quanh răng và thay band

 

 

QT-113: SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ THÓI QUEN XẤU ĐẨY LƯỠI

I. ĐẠI CƯƠNG

- Đẩy lưỡi là thói quen bất lợi cho hàm răng, là nguyên nhân sai khớp cắn như khớp cắn hở , tăng độ cắn chìa, cản trở mọc răng...

- Việc điều trị phải loại bỏ được thói quen xấu và điều chỉnh sai khớp cắn.

II. CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp có thói quen xấu đẩy lưỡi gây sai khớp cắn hoặc có nguy cơ gây sai khớp cắn.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh không hợp tác.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ

- Kỹ thuật viên nha khoa.

2. Phương tiện

- Ghế máy răng.

- Bộ khay khám

- Thìa lấy dấu và vật liệu lấy dấu

- Bộ dụng cụ và vật liệu nắn chỉnh răng: cây ấn band, kìm tháo band, band răng hàm lớn hàm trên…

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim sọ nghiêng cephalometry, phim Panorama.

- Ảnh chụp ngoài mặt và trong miệng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Lần hẹn thứ nhất:

- Lấy dấu, đổ mẫu 2 hàm

- Đặt chun tách khe phía gần, phía xa răng hàm lớn thứ nhất hàm trên

3.2. Lần hẹn thứ hai:

- Chọn band răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên phù hợp với kích thước răng trên mẫu hàm thạch cao.

- Thử các band trên miệng người bệnh, đảm bảo band sát khít với răng.

- Đặt band vào các răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.

- Lấy dấu hàm trên bằng vật liệu lấy dấu thông thường.

- Gỡ band và đặt band vào phần lấy dấu hàm trên.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thạch cao đá.

- Gỡ mẫu, vẽ thiết kế trên mẫu thạch cao và ghi hướng dẫn trên phiếu để chuyển đến Labo làm khí cụ.

- Làm khí cụ tại Labo.

3.3. Lần hẹn thứ 3:

- Kiểm tra khí cụ trước khi lắp trên người bệnh: kiểm tra các mối hàn

- Lắp khí cụ trên người bệnh:

  • Thử độ khít sát của khí cụ trên miệng người bệnh.
  • Làm sạch, cách ly, thổi khô các răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.
  • Dùng vật liệu Cement gắn khí cụ.

3.4. Các lần hẹn tiếp theo: tái khám 1 tháng /1 lần

- Đánh giá tình trạng khí cụ

- Hỏi đánh giá tình trạng thói quen đẩy lưỡi

- Điều chỉnh khí cụ nếu cần

- Hướng dẫn cách chăm sóc khí cụ bổ xung cho người bệnh và người nhà nếu cần

3.5. Lần hẹn cuối cùng: thường sau 1-2 năm điều trị

- Đánh giá tình trạng cung răng

- Hỏi xác định trẻ đã ngừng thói quen mút môi

- Tháo khí cụ

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Sang thương niêm mạc miệng do gãy band hoặc gãy khí cụ: điều trị sang thương và thay band khác hoặc sửa khí cụ bị gãy

- Viêm quanh răng các răng mang band do lún hoặc gãy band: điều trị viêm quanh răng và thay band

 

 

QT-114: SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ THÓI QUEN XẤU MÚT NGÓN TAY

I. ĐẠI CƯƠNG

- Mút ngón tay là thói quen bất lợi cho hàm răng, là nguyên nhân gây ra khớp cắn hở vùng răng cửa, hẹp hàm trên, khớp cắn chéo phía sau, tăng độ cắn chìa ...

-Việc điều trị phải loại bỏ được thói quen xấu và điều chỉnh sai khớp cắn

II. CHỈ ĐỊNH

-Các trường hợp sai khớp cắn do thói quen xấu mút ngón tay

- Thói quen xấu mút ngón tay có nguy cơ gây rối loạn khớp cắn

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh không hợp tác

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ

2. Phương tiện

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng

- Band răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên.

- Bộ dụng cụ và vật liệu Nắn chỉnh răng: Cây ấn band, kìm tháo band...

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim sọ nghiêng cephalometry, phim Panorama.

- Ảnh chụp ngoài mặt và trong miệng.

- Mẫu hàm thạch cao.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

- Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Lần hẹn thứ nhất:

- Lấy dấu 2 hàm,

- Đổ mẫu thạch cao

- Đặt chun tách khe phía gần, phía xa răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên.

3.2. Lần hẹn thứ hai:

- Chọn band các răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên ở trên mẫu hàm thạch cao.

- Thử các band trên miệng người bệnh

- Đặt band vào các răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên.

- Lấy dấu hàm trên bằng vật liệu lấy dấu thông thường.

- Gỡ và đặt các band và vào các vị trí tương ứng trên dấu hàm.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thạch cao đá.

- Gỡ mẫu, vẽ thiết kế trên mẫu thạch cao và ghi hướng dẫn và chỉ định làm khí cụ

- Chuyển đến Labo làm khí cụ.

3.3. Lần hẹn thứ 3:

- Lắp khí cụ trên người bệnh:

  • Thử khí cụ trên miệng người bệnh.
  • Gắn khí cụ trên miệng

- Hướng dẫn người bệnh:

  • Vệ sinh răng miệng
  • Cách thức bảo quản khí cụ trong miệng.

3.4. Các lần điều trị tiếp theo:

- Kiểm tra việc ngừng thói quen xấu

- Kiểm tra tình trạng vệ sinh răng miệng và tình trạng khí cụ để có hướng dẫn phù hợp

3.5. Lần hẹn cuối cùng:

- Tháo khí cụ

- Duy trì điều trị nắn chỉnh răng

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Viêm loét niêm mạc miệng :điều trị viêm loét và hướng dẫn người bệnh vệ sinh răng miệng. Nếu cần, có thể tháo phức hợp ốc nong nhanh.

- Viêm quanh răng các răng mang band do lún band: điều trị viêm và gắn lại band

- Sang thương niêm mạc miệng do gãy phức hợp ốc nong: điều trị sang thương và làm lại phức hợp.

 

 

QT-115: LẤY LẠI KHOẢNG BẰNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị tạo lại khoảng để đưa các răng lệch lạc về đúng vị trí giải phẫu trên cung hàm.

II. CHỈ ĐỊNH

Thiếu khoảng cho các răng mọc đúng vị trí giải phẫu.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Viêm quanh răng giai đoạn tiến triển.

- Có tình trạng nhiễm khuẩn cấp trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu.

- Bộ khám: khay, gương, gắp, thám châm.

- Bộ dụng cụ nắn chỉnh răng….

2.2 Vật liệu

- Bộ mắc cài.

- Dây cung.

- Lò xo tạo khoảng...

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo đúng quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng thiếu khoảng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1 Chuẩn bị cho gắn khí cụ cố định.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu hàm bằng thạch cao cứng.

- Đặt chun tách kẽ các răng có chỉ định đặt band.

3.2 Đặt gắn các khí cụ cố định.

- Tháo chun tách kẽ.

- Thử và chọn band.

- Gắn band.

- Gắn mắc cài.

3.3 Sắp thẳng răng chuẩn bị cho tạo khoảng.

- Đi các dây cung đàn hồi với các kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn.

3.4 Đặt khí cụ tạo khoảng

- Đi dây cung SS 0.016-0.022 hoặc 0.017-0.025

- Đặt lò xo đẩy tại vị trí cần tạo khoảng.

3.5 Các lần điều trị tiếp theo

- Kiểm tra tình trạng các răng cạnh vùng tạo khoảng.

- Đánh giá tình trạng di chuyển răng và khoảng được tạo.

- Duy trì lực đẩy bằng cách điều chỉnh lò xo đẩy cho phù hợp.

3.6. Kết thúc quy trình lấy khoảng.

Khi khoảng đã đủ rộng để đưa các răng lệch lạc về đúng vị trí giải phẫu thì kết thúc giai đoạn tạo khoảng và chuyển sang quy trình điều trị tiếp theo.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Trong quá trình điều trị

- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

- Lung lay quá mức các răng cạnh vùng tạo khoảng: Điều chỉnh lực đẩy.

 

 

QT-116: NONG RỘNG HÀM BẰNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH ỐC NONG NHANH

I. ĐẠI CƯƠNG

- Nong rộng hàm bằng khí cụ ốc nong nhanh là kỹ thuật sử dụng ốc nong nhanh nong rộng hàm trên trong một khoảng thời gian ngắn hỗ trợ cho điều trị chỉnh nha.

- Khí cụ ốc nong nhanh được gắn trên miệng người bệnh thông qua 2 band răng hàm lớn thứ nhất và 2 band răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên có máng nâng khớp hoặc không. Có thể gắn band răng hàm lớn thứ nhất và răng hàm sữa trên những người bệnh ở giai đoạn sớm của răng hỗn hợp.

II. CHỈ ĐỊNH

- Kém phát triển xương hàm trên

- Cắn chéo vùng răng sau 1 hoặc 2 bên do xương

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh không hợp tác

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng

- Bộ dụng cụ nắn chỉnh răng…

2.2 Vật liệu

- Ốc nong nhanh

- Band.

- Xi măng gắn….

3. Người bệnh

được giải thích trước khi điều trị và trước khi thực hiện kỹ thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định .

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

- Lần hẹn thứ nhất:

  • Lấy dấu 2 hàm
  • Đổ mẫu thạch cao cứng 2 hàm
  • Đặt chun tách kẽ các răng hàm
  • Chọn band và ốc nong nhanh

- Lần hẹn thứ 2

  • Thử band trên mẫu hàm thạch cao của người bệnh
  • Thử band trên miệng người bệnh không gắn cement
  • Lấy dấu có band
  • Đặt chun tách kẽ các răng hàm

- Lần hẹn thứ 3:

  • Đánh sạch răng người bệnh
  • Gắn ốc nong nhanh lên miệng người bệnh
  • Hướng dẫn người bệnh cách vệ sinh răng miệng
  • Hướng dẫn người bệnh cách tăng ốc từng ngày hoặc từng tuần theo nhu cầu điều trị cho đến khi đạt kết quả.

- Khe thưa giữa 2 răng cửa giữa hàm trên sẽ xuất hiện cùng với việc xương hàm trên được tách ra.

- Sau khi nong đủ, khí cụ ốc nong nhanh phải được giữ trong miệng ít nhất 3 tháng trước khi tháo bỏ.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Trong quá trình gắn khí cụ ốc nong nhanh:

Đau: chỉnh lại hoặc làm lại hàm ốc nong nhanh

- Trong quá trình điều trị

  • Viêm, loét miệng do kém vệ sinh: làm vệ sinh va hướng dẫn người bệnh tự làm vệ sinh, có thể tháo bỏ hàm ốc nong nhanh nếu viêm loét mức độ nặng nhất là hàm có thêm máng nâng khớp.
  • Lún band gây tổn thương túi nha chu và loét tại chỗ do bong chất gắn: làm sạch và gắn lại hàm ốc nong nhanh

 

 

QT-117: NONG RỘNG HÀM BẰNG KHÍ CỤ QUAD HELIX

I. ĐẠI CƯƠNG

- Nong rộng hàm là một kỹ thuật trong nắn chỉnh để làm rộng hàm và cung răng.

- Quad Helix là khí cụ được sử dụng để nong rộng hàm trên. Khí cụ này tác

động vào hàm qua 2 band tựa vào răng hàm lớn thứ nhất và cánh tay lực tựa vào các răng hàm nhỏ. Mỗi lần hẹn điều trị, khí cụ được tháo rời khỏi 2 band để điều chỉnh lực và vị trí tác động.

II. CHỈ ĐỊNH

- Hẹp hàm trên 1 bên hoặc 2 bên

- Hẹp hàm trên do khe hở vòm miệng

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh không hợp tác

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng

- Trợ thủ

2. Phương tiện:

- Bộ Quad Helix, 2 band cho răng hàm lớn hàm trên

- Các dụng cụ chuyên dụng.

3. Người bệnh

- Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

- Làm sạch răng

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

- Lần hẹn thứ nhất:

  • Lấy dấu 2 hàm
  • Đổ mẫu thạch cao cứng 2 hàm
  • Đặt chun tách kẽ các răng hàm
  • Chọn band và Quad Helix phù hợp.

- Lần hẹn thứ hai:

  • Gắn band vào các răng hàm lớn thứ nhất
  • Chỉnh Quad Helix sao cho có lực tác động phù hợp
  • Gài Quad Helix vào 2 band
  • Hướng dẫn người bệnh cách vệ sinh răng miệng

- Các lần điều trị tiếp theo.

  • Đánh giá tình trạng hàm răng và khí cụ.
  • Tháo Quad Helix ra khỏi band
  • Điều chỉnh Quad Helix để có lực tác động phù hợp
  • Đặt Quad Helix trở lại vào các band

- Lần điều trị duy trì

Đánh giá tình trạng hàm răng. Nếu cung răng đã đủ rộng như mong muốn thì cố định hàm bằng cách không tác động lực vào Quad Helix và lưu khí cụ từ 3 – 6 tháng.

- Lần hẹn cuối cùng

  • Dùng các dụng cụ chuyên dụng tháo Quad Helix và các band ra khỏi hàm răng.
  • Làm sạch răng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Trong quá trình điều trị:

+ Gãy khí cụ gây sang thương niêm mạc miệng: tháo khí cụ và thay thế khí cụ

khác.

+ Viêm lợi các răng hàm lớn thứ nhất do gãy hoặc lún band : tháo band và

thay band khác.

 

 

QT-118: NẮN CHỈNH MẤT CÂN XỨNG HÀM CHIỀU TRƯỚC SAU BẰNG KHÍ CỤ CHỨC NĂNG CỐ ĐỊNH FORSUS

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị người bệnh sai khớp cắn loại II xương do lùi hàm dưới có sử dụng khí cụ Forsus nhằm tạo lập khớp cắn loại I bằng cách đưa xương hàm dưới ra trước.

- Khí cụ forsus có cấu tạo gồm nhiều phần, bao gồm thanh đẩy lò xo có một đầu tựa vào band răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và đầu kia tỳ vào các răng trước hàm dưới để đưa hàm dưới ra trước.

II. CHỈ ĐỊNH

Điều trị sai khớp cắn loại II xương do hàm dưới lùi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh hết thời kỳ tăng trưởng.

- Nhiễm trùng cấp tính vùng miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng: kìm luồn dây.

- Các vật liệu nắn chỉnh răng cố định.

- Bộ Forsus.

3. Người bệnh

- Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị

- Người bệnh đã được gắn mắc cài và điều trị hoàn thành giai đoạn làm đều và sắp thẳng hàng các răng.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Chuẩn bị Forsus

- Chọn thanh đẩy:

  • Dùng thước đo có sẵn trong bộ Forsus đo khoảng cách từ mặt xa của ống ở mặt ngoài răng hàm lớn thứ nhất hàm trên tới mặt xa mắc cài gắn trên răng nanh hàm dưới khi người bệnh cắn khít trung tâm.
  • Tiến hành chọn thanh đẩy tương ứng với kích thước đo được.

- Lắp bộ phận lò xo titan của Forsus với chốt kim loại.

3.2. Lắp Forsus trên miệng

- Lắp chốt kim loại vào ống tương ứng ở mặt ngoài band răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.

- Lồng thanh đẩy vào lò xo của Forsus.

- Đặt đầu móc thanh đẩy vào dây cung hàm dưới ở vị trí giữa răng nanh và răng hàm nhỏ thứ nhất. Dùng kìm luồn dây (Kìm Weingart) bóp chặt đầu móc để giữ thanh đẩy.

- Lắp Forsus bên còn lại theo các bước tương tự như trên.

- Kiểm tra hoạt động của Forsus khi há ngậm miệng và chỉnh sửa cho phù hợp.

3.3. Điều chỉnh lực đẩy forsus:

- Mỗi lần hẹn điều trị sau 4-6 tuần, điều chỉnh lò xo để tăng lực đẩy của Forsus sao cho xương hàm dưới chuyển dịch từ từ ra phía trước so với xương hàm trên.

- Có thể thay các thanh đẩy với chiều dài lớn hơn nếu cần thiết để người bệnh có được khớp cắn loại I răng nanh.

3.4. Điều trị duy trì:

- Sau khi xương hàm dưới đã được đưa ra trước theo kế hoạch, khớp cắn răng nanh đạt được loại I thì ngừng điều chỉnh Forsus.

- Giữ nguyên Forsus để duy trì tương quan hai hàm trong thời gian từ 6-9 tháng.

3.5. Kết thúc điều trị Forsus:

- Kiểm tra tình trạng tương quan hai hàm.

- Chụp phim Cephalometry.

- Tháo khí cụ Forsus.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Sang thương niêm mạc miệng do đứt gãy khí cụ: Thay khí cụ.

- Viêm loét niêm mạc má do vệ sinh răng miệng kém: Điều trị viêm loét và hướng dẫn vệ sinh răng miệng. Trường hợp nặng có thể phải tháo Forsus.

 

 

QT-119: NẮN CHỈNH MẤT CÂN XỨNG HÀM CHIỀU TRƯỚC SAU BẰNG KHÍ CỤ CHỨC NĂNG CỐ ĐỊNH MARA

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị sai khớp cắn loại II xương do lùi hàm dưới có sử dụng khí cụ cố định Mara, tạo lập khớp cắn loại I.

II. CHỈ ĐỊNH

Sai khớp cắn loại II xương do lùi hàm dưới .

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh ở giai đoạn hết thời kỳ tăng trưởng.

- Có tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

- Viêm quanh răng cấp các răng đặt band.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về Nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng: khay, gương, gắp, thám châm.

- Bộ dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.

- Bộ dụng cụ nắn chỉnh răng cố định: kìm tháo band, cây ấn band.…

2.2 Vật liệu

- Các vật liệu gắn.

- Chun tách kẽ.

- Bộ khí cụ Mara: các chụp, cánh tay khuỷu, các vòng đệm….

3. Người bệnh

- Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

- Người bệnh đã được gắn mắc cài và điều trị hoàn thành giai đoạn làm đều và sắp thẳng các răng.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang Panorama, phim Cephalometry... đánh giá tình trạng lệch lạc răng và xương hàm.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện

3.1. Sửa soạn đặt chụp Mara.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu 2 hàm bằng thạch cao cứng.

- Đặt chun tách kẽ phía gần, phía xa các răng hàm lớn thứ nhất 2 hàm.

3.2. Lấy dấu, đổ mẫu và thiết kế hàm.

- Lấy bỏ chun tách kẽ.

- Chọn chụp Mara trên mẫu thạch cao.

- Thử chụp Mara trên miệng người bệnh.

- Lấy dấu 2 hàm với chụp:

+ Đặt các chụp Mara vào các răng hàm lớn thứ nhất.

+ Lấy dấu 2 hàm đã đặt chụp.

+ Gỡ thìa lấy dấu và đặt các chụp vào vị trí tương ứng trên dấu.

- Đổ mẫu 2 hàm bằng thạch cao siêu cứng.

- Thiết kế hàm trên mẫu bao gồm:

  • Cung TPA nối 2 chụp hàm trên.
  • Cung lưỡi nối 2 chụp hàm dưới.

3.3. Làm hàm với các cung. Thực hiện tại Labo.

3.4. Lắp khí cụ Mara trên miệng.

- Lắp khí cụ trên miệng.

- Gắn các chụp Mara với dây cung lần lượt vào hàm trên và hàm dưới.

- Lắp cánh tay khuỷu Mara vào ống mặt ngoài các chụp hàm trên.

- Dùng chun cố định cánh tay khuỷu với các chụp hàm trên.

- Hướng dẫn người bệnh trượt và đưa hàm dưới ra trước để cắn khít hai hàm.

3.5. Các lần điều trị tiếp theo

Định kỳ sau 4-6 tuần.

- Kiểm tra mức độ đưa ra trước của xương hàm dưới.

- Điều chỉnh lực đẩy của khí cụ Mara.

- Thay chun giữ cánh tay khuỷu với ống chụp hàm trên.

3.6. Điều trị duy trì:

- Ngừng tác động lực và điều trị duy trì khi xương hàm dưới đã được đưa ra trước và có khớp cắn răng nanh loại I.

- Giữ nguyên khí cụ Mara duy trì tương quan hai hàm trong thời gian từ 9-12 tháng.

3.7. Kết thúc điều trị với khí cụ Mara:

- Kết thúc điều trị duy trì và tháo khí cụ khi tương quan 2 hàm đã ổn định.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Trong quá trình điều trị:

- Sang thương niêm mạc miệng : Điều trị sang thương và chỉnh sửa khí cụ.

- Viêm loét niêm mạc miệng: Điều trị viêm loét, hướng dẫn vệ sinh răng miệng và chỉnh sửa hoặc tháo khí cụ Mara.

- Rối loạn đau khớp thái dương hàm: Điều trị đau khớp, chỉnh sửa hoặc tháo khí cụ nếu cần.

 

 

QT-120: NẮN CHỈNH RĂNG /HÀM DÙNG LỰC NGOÀI MIỆNG SỬ DỤNG HEADGEAR

I. ĐẠI CƯƠNG

- Headgear là khí cụ sử dụng lực ngoài miệng tác động vào răng và xương hàm trên nhằm tạo ra các thay đổi về răng và xương như mong muốn.

- Cấu tạo Headgear bao gồm: cung Headgear lắp vào ống band răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và đai kéo.

II. CHỈ ĐỊNH

- Điều trị khớp cắn loại II do quá phát xương hàm trên ở các người bệnh còn

trong thời kỳ đang tăng trưởng.

- Di xa răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.

- Tăng cường neo chặn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh không hợp tác.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về Nắn chỉnh hình răng

- Trợ thủ

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ nắn chỉnh răng: kìm tháo band, cây ấn band, thước đo lực...

- Vật liệu: bộ Headgear, chun tách kẽ, band có ống cho Headgear…

3. Người bệnh

Được giải thích các vấn đề liên quan tới quy trình điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim toàn cảnh, phim sọ nghiêng

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện

3.1. Lần hẹn 1:

- Lấy dấu hai hàm, đổ mẫu thạch cao cứng.

- Đặt chun tách kẽ vùng răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.

3.2. Lần hẹn 2:

- Chọn và thử khí cụ:

  • Chọn band loại có ống dành cho Headgear và cung Headgear trên mẫu hàm thạch cao.
  • Chọn đai Headgear tùy theo chỉ định điều trị ( HG kéo cao, HG kéo thấp hoặc HG kết hợp).
  • Thử band trên miệng.
  • Làm sạch răng và band.

- Gắn khí cụ :

  • Cách ly các răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên, làm khô răng
  • Gắn band trên miệng người bệnh, dùng cây ấn band điều chỉnh band ở vị trí đúng, cố định band cho đến khi xi măng đông cứng
  • Lấy chất gắn thừa và kiểm tra khớp cắn.

- Lắp Headgear:

  • Lồng cung Headgear vào ống band của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.
  • Điều chỉnh cung Headgear cho phù hợp.

- Tác động lực: Điều chỉnh khớp đai để có lực tác động phù hợp ở mức:

  • Khớp cắn loại II do quá phát xương hàm trên: lực 350-500 gram/bên.
  • Di xa răng hàm lớn thứ nhất hàm trên: lực 100 gram/bên.
  • Tăng cường neo chặn: lực cần phải lớn hơn lực kéo răng trước ra sau.

- Hướng dẫn người bệnh cách tháo lắp khí cụ và thời gian đeo ít nhất 12h/ngày và không được phép đeo khi hoạt động thể thao.

3.3. Các lần điều trị tiếp theo:

- Thông thường cách nhau từ 4-6 tuần.

- Điều chỉnh khớp đai để duy trì lực tác động ở mức mong muốn:

3.4. Điều trị duy trì:

- Sau khi răng hoặc xương hàm trên đã dịch chuyển đạt được mục đích điều trị thì ngừng điều chỉnh Headgear.

- Giữ nguyên Headgear để duy trì tương quan hai hàm trong thời gian từ 6-9 tháng hoặc lâu hơn tùy trường hợp.

3.5. Kết thúc điều trị:

- Kiểm tra tình trạng tương quan hai hàm.

- Chụp phim sọ nghiêng.

- Tháo khí cụ Headgear.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Sang thương niêm mạc miệng do lún hoặc gãy khí cụ: làm lại và điều trị vết thương.

- Viêm quanh răng các răng mang band: tùy mức độ, có thể dùng thuốc hoặc tháo band, chờ lành thương điều trị tiếp.

- Răng lung lay quá mức do tác động lực mạnh quá : ngừng tác động hoặc tháo khí cụ.

 

 

QT-121: ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT SỬ DỤNG KHÍ CỤ FACE MASK VÀ ỐC NONG NHANH

I. ĐẠI CƯƠNG

Face mask là khí cụ chỉnh hình sử dụng lực ngoài miệng tác động vào xương hàm trên nhằm mục đích kích thích sự tăng trưởng ra trước của xương hàm trên.

II. CHỈ ĐỊNH

Sai khớp cắn loại III do kém phát triển xương hàm trên

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Kém phát triển xương hàm trên mức độ nặng.

- Người bệnh đã hết tăng trưởng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng

- Trợ thủ

2. Phương tiện

- Dụng cụ: kìm tháo band, cây ấn band, thìa lấy dấu, thước đo lực.

- Vật liệu: face mask, chun kéo face mask, chun tách kẽ, chất lấy dấu, xi măng gắn.

- Ốc nong xương hàm trên, band.

3. Người bệnh

Được giải thích các vấn đề liên quan tới quy trình điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim toàn cảnh và phim sọ nghiêng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện

3.1 Lần hẹn 1:

- Lấy dấu 2 hàm và đổ mẫu thạch cao cứng

- Đặt chun tách kẽ vùng răng hàm cần đặt band (nếu dùng máng nâng khớp thì không cần đặt band và tách kẽ ).

3.2 Lần hẹn 2 (sau 1 vài ngày):

- Chọn band cho các răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hoặc răng hàm sữa thứ 2 trên mẫu thạch cao

- Thử band trên các răng của người bệnh

- Đặt band đã chọn vào các răng tương ứng

- Lấy dấu hàm trên (có band)

- Lấy sáp nâng khớp (nếu cần )

- Lấy band ra khỏi răng và đặt band vào đúng vị trí trên dấu .

- Đổ mẫu thạch cao cứng có band

- Chuyển mẫu tới Labo để chế tạo phức hợp ốc nong nhanh-band hàm trên

- Đặt lại chun tách kẽ và hẹn người bệnh tới lần hẹn tiếp theo.

3.3 Lần hẹn 3:

- Kiểm tra phức hợp ốc nong nhanh- band theo đúng tiêu chuẩn.

- Thử phức hợp ốc nong nhanh- band trên miệng người bệnh và mài chỉnh nếu cần.

- Làm sạch răng và phức hợp ốc nong- band

- Cách ly và làm khô răng.

- Đặt phức hợp với xi măng vào các răng đã chuẩn bị

- Dùng cây ấn band điều chỉnh và kiểm tra khớp cắn

- Hướng dẫn người nhà người bệnh nong ốc nong nhanh.

- Lắp và điều chỉnh face mask.

- Tác động lực:

  • Đặt 2 chun từ móc vị trí mặt ngoài răng nanh 2 bên hàm trên tới móc của thanh ngang của cung facemask.
  • Dùng thước đo lực để điều chỉnh lực kéo chun ở mức 300-500g mỗi bên.

- Hướng dẫn người bệnh cách tháo, lắp facemask và thay chun.

- Hướng dẫn người bệnh vệ sinh răng miệng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong lúc đặt facemask

Nếu thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thì không có tai biến gì.

2. Sau khi đặt facemask

- Sang thương niêm mạc miệng do lún hoặc gãy phức hợp trong miệng: làm lại và điều trị vết thương

- Viêm quanh răng các răng mang band: tùy mức độ, có thể dùng thuốc hoặc tháo band, chờ lành thương điều trị tiếp.

 

 

QT-122: NẮN CHỈNH RĂNG/HÀM DÙNG LỰC NGOÀI MIỆNG SỬ DỤNG CHIN-CUP

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị kiềm chế sự phát triển quá mức của xương hàm dưới sử dụng lực ngoài miệng bằng khí cụ Chin-cup.

- Chin-cup được thiết kế bao gồm chụp cằm, chụp đầu và phần điều chỉnh lực

II. CHỈ ĐỊNH

Sai khớp cắn loại III do quá phát xương hàm dưới, kiểu mặt dài.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh không còn trong độ tuổi tăng trưởng.

- Người bệnh có bệnh lý khớp thái dương hàm.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng

- Bộ khám: khay, gương, gắp, thám châm.

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Vật liệu

- Khí cụ Chin-cup.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu….

3. Người bệnh

Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng quá phát xương hàm dưới.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện

3.1. Đặt khí cụ Chin - cup trên người bệnh.

- Thử và chọn khí cụ Chin-cup cho phù hợp.

- Đặt phần chụp cằm vào cằm người bệnh.

- Đặt chụp mũ vào đầu người bệnh.

- Đặt phần điều chỉnh lực:

  • Lồng bộ phận điều chỉnh lực vào chụp đầu.
  • Lồng đầu còn lại của bộ phận điều chỉnh lực vào chụp cằm.

- Điều chỉnh lực sao cho để có thể đẩy cằm lên trên và ra sau với lực cho mỗi bên từ 16-24 oz ( 450-680 gr).

- Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng : cách tháo, đeo, bảo quản chin-cup.Thời gian đeo tối thiểu 14h/ ngày

3.2. Các lần hẹn tiếp theo:

- Thường cách nhau từ 3-6 tháng.

- Kiểm tra và đánh giá kết quả điều trị:

  • Trên lâm sàng.
  • Trên phim Cephalometric. So sánh với phim lần trước (chồng phim).
  • Chụp ảnh và đối chiếu với các lần trước.

- Kiểm tra và điều chỉnh lực.

- Hướng dẫn người bệnh các điểm lưu ý sử dụng Chin-cup.

3.3. Điều trị duy trì:

- Ngừng điều chỉnh lực và chuyển sang điều trị duy trì khi

  • Kết quả điều trị đạt mục tiêu, hoặc
  • Người bệnh hết thời kỳ tăng trưởng.

3.4. Kết thúc điều trị.

Sau thời gian điều trị duy trì, kết thúc giai đoạn điều trị có sử dụng Chin-cup.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Đau khớp thái dương hàm: giảm lực tác động hoặc ngừng đeo khí cụ.

- Viêm, loét da vùng cằm: Tháo khí cụ và điều trị viêm, loét.

2. Sau quá trình điều trị

Viêm da tiếp xúc tại chỗ đeo chụp cằm: xoa bột tan, dùng miếng lót không gây kích ứng

 

 

QT-123: DUY TRÌ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NẮN CHỈNH RĂNG BẰNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH

I. ĐẠI CƯƠNG

- Duy trì kết quả là một giai đoạn rất quan trọng trong quá trình điều trị nắn chỉnh răng nhằm tránh tái phát, được thực hiện sau khi tháo khí cụ gắn chặt và khí cụ tháo lắp.

- Khí cụ duy trì cố định được dán vào mặt trong các răng phía trước do vậy không phụ thuộc vào sự hợp tác của người bệnh trong việc đeo khí cụ.

II. CHỈ ĐỊNH

- Các trường hợp người bệnh trước điều trị có vùng răng phía trước chen chúc, răng xoay nhiều hoặc có khe thưa răng cửa giữa hàm trên.

- Người bệnh không muốn duy trì kết quả bằng khí cụ tháo lắp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không đủ khoảng ở các răng trước hàm trên do răng cửa dưới cắn chạm vào khí cụ duy trì cố định.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng

- Trợ thủ

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ nắn chỉnh răng: kìm tác dụng hàm, kìm cắt dây, đèn quang trùng hợp…

- Vật liệu: dây thép uốn sẵn hoặc dây xoắn kim loại để uốn, composite lỏng, a xít phosphoric 37%, keo dán…

3. Người bệnh

- Được giải thích các vấn đề liên quan tới quy trình điều trị.

- Người bệnh đã được kết thúc giai đoạn hoàn thiện điều trị nắn chỉnh răng.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện

3.1. Lần hẹn 1:

- Lấy dấu hàm.

- Đổ mẫu bằng thạch cao cứng.

- Chọn cung lưu giữ uốn sẵn rồi điều chỉnh trên mẫu thạch cao hoặc uốn từ dây xoắn cho phù hợp với các răng.

3.2. Lần hẹn 2: Gắn khí cụ

- Thử cung lưu giữ trên miệng người bệnh và điều chỉnh cho phù hợp với cung răng trên lâm sàng.

- Làm sạch mặt trong các răng phía trước, cách ly và làm khô.

- Dùng a xít phosphoric 37% xoi mòn men răng, bơm rửa, làm khô răng.

- Bôi keo dán lên bề mặt răng.

- Chiếu đèn quang trùng hợp.

- Cố định cung lưu giữ:

  • Đặt cung lưu giữ vào vị trí mặt trong các răng.
  • Cố định tạm thời cung lưu giữ.
  • Bơm composit lỏng phủ lên cung lưu giữ và bề mặt men răng.
  • Chiếu đèn quang trùng hợp cố định.

- Kiểm tra khớp cắn và các điểm dán composite.

- Mài chỉnh composite cho phù hợp.

3.3. Các lần điều trị tiếp theo:

- Hẹn người bệnh tái khám định kỳ cách nhau 2-3 tháng:

  • Kiểm tra sự ổn định của khí cụ, nếu bong composite thì gắn lại.
  • Kiểm tra tình trạng nha chu. Có thể phải lấy cao răng và hướng dẫn vệ sinh răng miệng nếu cần.

3.4. Kết thúc điều trị duy trì:

- Thông thường giữ khí cụ duy trì từ 1-2 năm hoặc lâu hơn.

- Dùng kìm luồn dây để tháo dây cung.

- Lấy bỏ composite và làm sạch răng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sang thương niêm mạc miệng do gãy cung lưu giữ: tháo khí cụ, điều trị hết tổn thương rồi dán lại bằng khí cụ khác.

 

 

QT-124: SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH NANCE LÀM NEO CHẶN TRONG ĐIỀU TRỊ NẮN CHỈNH RĂNG

I. ĐẠI CƯƠNG

- Nắn chỉnh răng sử dụng khí cụ cố định Nance là kỹ thuật nắn chỉnh các răng có sử dụng khí cụ Nance làm neo chặn.

- Khí cụ Nance gồm 1 cung dây thép có đường kính 0,9mm, cung dây thép phía sau nối với band gắn hai răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và phía trước nối với phần nhựa acrylic áp sát vào niêm mạc vòm miệng.

II. CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp nắn chỉnh răng cần neo chặn tối đa.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

- Viêm quanh răng

- Người bệnh dị ứng với nhựa acrylic.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt được đào tạo về Nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

- Các Band răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.

- Cây ấn band.

- Kìm tháo band.

- Thìa lấy khuôn.

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Khí cụ Nance.

3. Người bệnh

- Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim sọ nghiêng cephalometry, Phim Panorama.

- Ảnh chụp ngoài mặt và trong miệng.

- Mẫu hàm thạch cao.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện

3.1. Lần khám thứ nhất chuẩn bị cho đặt band:

Đặt chun tách khe phía gần, phía xa răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.

3.2. Lần khám thứ hai:

- Chọn band răng hàm lớn thứ nhất hàm trên phù hợp với kích thước răng trên mẫu hàm thạch cao.

- Thử các band trên miệng người bệnh, đảm bảo band sát khít với răng.

- Đặt band vào các răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.

- Lấy dấu hàm trên bằng vật liệu lấy dấu thông thường.

- Gỡ band và đặt band vào phần lấy dấu hàm trên.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thạch cao đá.

- Gỡ mẫu, vẽ thiết kế trên mẫu thạch cao và ghi hướng dẫn trên phiếu để chuyển đến Labo làm khí cụ Nance.

3.3. Lần khám thứ 3:

- Kiểm tra khí cụ Nance trước khi lắp trên người bệnh: kiểm tra chất lượng mối hàn nối giữa cung dây thép và mặt trong band răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và phần nhựa acrylic tựa trên niêm mạc vòm miệng phía trước.

- Lắp khí cụ Nance trên người bệnh:

  • Thử độ khít sát của khí cụ trên miệng người bệnh.
  • Làm sạch, cách ly, thổi khô các răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.
  • Dùng vật liệu xi măng gắn khí cụ Nance.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Trong quá trình điều trị: Sang thương niêm mạc vòm miệng do phần nền nhựa ép vào niêm mạc vòm miệng hoặc do đứt gãy khí cụ: thay khí cụ Nance khác và điều trị sang thương niêm mạc miệng.

 

 

QT-125: SỬ DỤNG CUNG NGANG VÒM KHẨU CÁI (TPA) LÀM NEO CHẶN TRONG ĐIỀU TRỊ NẮN CHỈNH RĂNG

I. ĐẠI CƯƠNG

- Nắn chỉnh răng sử dụng khí cụ cố định TPA là kỹ thuật nắn chỉnh các răng có sử dụng khí cụ TPA làm neo chặn. Khí cụ TPA hay còn gọi là cung ngang vòm khẩu cái có cấu tạo gồm một cung dây thép có đường kính 0,9mm, nối hai răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và đi ngang qua vòm miệng. Ở giữa vòm miệng cung thép được bẻ tạo thành một lúp có hình omega.

- Có hai loại cung ngang vòm khẩu cái-TPA: cung gắn chặt và cung tháo lắp. Cung tháo lắp được chế tạo sẵn, cung gắn chặt được chế tạo riêng cho từng người bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

- Neo chặn trung bình trong các trường hợp đóng khoảng.

- Kết hợp với khí cụ Headgear để tạo được neo chặn tối đa.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

- Viêm quanh răng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt được đào tạo về Nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ

2. Phương tiện

- Các Band răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.

- Cây ấn band.

- Kìm tháo band.

- Thìa lấy khuôn.

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Cung ngang vòm khẩu cái.

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim cephalometry, Phim Panorama.

- Ảnh chụp ngoài mặt và trong miệng.

- Mẫu hàm thạch cao.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Các bước thực hiện

3.1. Lần khám thứ nhất chuẩn bị cho đặt band:

Đặt chun tách khe phía gần, phía xa răng hàm lớn thứ nhất hàm trên .

3.2. Lần khám thứ hai:

- Thử và đặt các band răng hàm lớn thứ nhất hàm trên. Nếu dùng khí cụ TPA tháo lắp thì mặt trong của band phải có rãnh để lắp khí cụ TPA.

- Lấy dấu hàm trên bằng vật liệu lấy dấu thông thường.

- Gỡ các band và đặt các band vào phần lấy dấu hàm trên.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thạch cao đá.

- Trường hợp dùng khí cụ TPA gắn chặt:

- Gỡ mẫu, thiết kế trên mẫu thạch cao và ghi hướng dẫn trên phiếu để chuyển Labo làm khí cụ TPA.

- Làm khí cụ TPA tại Labo.

3.3. Lần khám thứ 3:

- Kiểm tra khí cụ TPA trước khi lắp trên người bệnh: Nếu dùng khí cụ TPA gắn chặt, kiểm tra chất lượng mối hàn nối giữa cung dây thép và mặt trong band răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và phần lúp phía trước ngang qua vòm miệng. Nếu dùng khí cụ TPA tháo lắp, chọn và thử trên mẫu hàm thạch cao.

- Lắp khí cụ TPA trên người bệnh:

  • Thử độ khít sát của khí cụ trên miệng người bệnh.
  • Làm sạch, cách ly, thổi khô các răng hàm lớn thứ nhất hàm trên .
  • Dùng vật liệu xi măng gắn khí cụ TPA.

3.4. Các lần hẹn tiếp theo: Kiểm tra cung TPA kết hợp với các thủ thuật điều trị nắn chỉnh răng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Trong quá trình điều trị: Sang thương niêm mạc miệng do đứt gãy khí cụ, hoặc do phần lúp omega ép vào niêm mạc vòm miệng: thay cung TPA khác và điều trị sang thương niêm mạc miệng.

 

 

QT-126: SỬ DỤNG CUNG LƯỠI LÀM NEO CHẶN TRONG ĐIỀU TRỊ NẮN CHỈNH RĂNG

I. ĐẠI CƯƠNG

- Cung lưỡi là khí cụ hỗ trợ trong điều trị nắn chỉnh răng dùng làm neo chặn. Cung lưỡi cấu tạo gồm một cung dây thép đường kính 0.9mm nối 2 band răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới để cố định hoặc di chuyển các răng theo kế hoạch.

- Có hai loại cung lưỡi: cung gắn chặt với các band và cung tháo lắp. Cung tháo lắp là khí cụ được chế tạo sẵn, cung gắn chặt được chế tạo riêng cho từng người bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

- Neo chặn trung bình trong các trường hợp đóng khoảng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

- Viêm quanh răng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về Nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Các Band răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.

- Cây ấn band.

- Kìm tháo band.

- Thìa lấy khuôn

- Cung lưỡi.

- Các vật liệu thông thường trong nắn chỉnh răng.

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Các phim Panorama và Cephalometry.

- Ảnh chụp ngoài mặt và trong miệng.

- Mẫu hàm thạch cao.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Các bước thực hiện

3.1. Lần hẹn thứ nhất:

- Lấy dấu hai hàm

- Đỗ mẫu thạch cao cứng.

- Đặt chun tách khe phía gần, phía xa các răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.

- Hẹn người bệnh đến điều trị tiếp sau một vài ngày.

3.2. Lần hẹn thứ hai:

- Lấy các chun tách khe ra khỏi cung răng.

- Đặt các band vào các răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.

- Lấy dấu hàm bằng vật liệu lấy dấu thông thường.

- Gỡ các band và đặt các band vào vị trí tương ứng trên dấu hàm.

- Đặt lại chun tách khe các răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thạch cao đá.

- Gỡ mẫu.

- Thiết kế cung lưỡi trên mẫu thạch cao và ghi phiếu hướng dẫn chuyển đến

Labo để làm cung lưỡi loại gắn chặt.

- Nếu dùng cung lưỡi có sẵn thì các band phải có ống ở mặt trong để lắp cung lưỡi và phải chọn kích thước phù hợp với cung răng của người bệnh.

3.3. Lần hẹn thứ 3:

- Lấy bỏ chun tách khe.

- Thử cung lưỡi:

  • Đặt cung lưỡi vào các vị trí tương ứng trên cung răng.
  • Kiểm tra độ khít sát của khí cụ trên miệng người bệnh.
  • Chỉnh sửa cung lưỡi nếu cần.

- Lắp cung lưỡi:

  • Làm sạch, cách ly, thổi khô các răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.
  • Dùng vật liệu xi măng đặt vào mặt trong các band.
  • Gắn cung lưỡi cố định vào hàm răng.
  • Lấy bỏ chất gắn thừa.

3.4. Các lần điều trị tiếp theo:

- Kiểm tra cung lưỡi kết hợp với các thủ thuật điều trị nắn chỉnh răng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Trong quá trình điều trị: Sang thương niêm mạc miệng do đứt gãy khí cụ:

thay cung lưỡi khác và điều trị sang thương niêm mạc miệng.

 

 

QT-127: NẮN CHỈNH RĂNG SỬ DỤNG NEO CHẶN BẰNG MICROIMPLANT

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật dịch chuyển các răng có sử dụng Microimplant để làm neo chặn.

- Microimplant được chế tạo từ hợp kim Titan, đường kính 1.2mm – 2.0mm và chiều dài 6mm, 8mm và 10mm.

- Có hai hệ thống: hệ thống tự bắt vít và hệ thống cần có khoan định hướng. Trong bài này chỉ đề cập đến hệ thống tự bắt vít.

II. CHỈ ĐỊNH

Trong các trường hợp cần có neo chặn tuyệt đối:

- Đóng khoảng răng.

- Làm lún răng.

- Làm trồi răng.

- Xoay răng

- Điều chỉnh trục của răng

- Các trường hợp dịch chuyển răng khác

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh đang có nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh viêm quanh răng.

- Người bệnh có các bệnh về máu.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

- Bộ đặt Microimplant:

- Bơm, kim tiêm gây tê.

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Panorama, phim tại chỗ.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Các bước thực hiện

1. Vô cảm

Gây tê tại chỗ: gây tê dưới niêm mạc vùng đặt Microimplant với liều lượng ¼ ống thuốc tê.

2. Đặt Microimplant

- Xác định vị trí đặt Microimplant trên phim Xquanguang Panorama và phim tại chỗ.

- Xác định vị trí đặt Microimplant trên miệng.

- Sát khuẩn vùng đặt Microimplant.

- Dùng tuốc nơ vít phù hợp lấy Microimplant .

- Đặt Microimplant vào vị trí đã định tạo một góc 90 độ với niêm mạc nếu đặt thẳng góc, hoặc 30-60 độ nếu đặt chếch.

- Xoay tuốc nơ vít theo chiều kim đồng hồ để đưa Microimplant vào sâu trong xương hàm cho hết chiều dài làm việc.

3. Kiểm tra:

- Chụp phim Xquanguang tại chỗ để kiểm tra vị trí và liên quan với các chân răng lân cận.

4. Đặt lực tác động:

- Sử dụng Microimplant làm neo chặn để dịch chuyển các răng theo kế hoạch điều trị.

- Điều chỉnh lực theo các lần hẹn điều trị định kỳ.

5. Kết thúc điều trị :

- Tháo Microimplant khi đạt được mục tiêu điều trị.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi đặt Microimplant

- Gãy Microimplant: lấy ra và đặt lại.

- Sang chấn chân răng lân cận:

  • Tháo ra và đặt lại.
  • Theo dõi và có thể điều trị tủy..

2. Sau khi đặt Microimplant

- Nhiễm trùng tại chỗ: Lấy ra, xử trí nhiễm trùng và đặt lại.

 

 

QT-128: NẮN CHỈNH RĂNG XOAY SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị răng xoay trục trở lại đúng trục giải phẫu bằng khí cụ cố định trong nắn chỉnh răng.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng xoay trục.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng sữa.

- Răng có chỉ định nhổ.

- Răng bị dính khớp (ankylosis).

- Có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu….

2.2 Vật liệu

- Dây cung 0.012 NiTi; 0.014 NiTi, dây cung 0.018; 0.016x0.022; 0.017x0.025 SS các loại….

- Lò xo đẩy, chun đơn, chun chuỗi, dây thép buộc….

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn….

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định

- Phim Panorama và Cephalomatric.

4. Người bệnh

Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước kỹ thuật

3.1 Sửa soạn cho gắn mắc cài

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu hàm bằng thạch cao cứng.

- Đặt chun tách kẽ các răng hàm lớn có chỉ định đặt band.

3.2 Gắn band và mắc cài.

- Gắn band.

- Gắn mắc cài cho các răng trên cung hàm: Thực hiện quy trình gắn mắc cài.

- Trường hợp răng xoay thiếu khoảng thì chờ khi đã tạo đủ khoảng thì gắn mắc cài cho răng xoay.

- Đặt dây cung phù hợp.

- Cố định dây cung bằng chun tại chỗ hoặc dây thép.

3.3. Các lần điều trị tiếp theo: Thường cách nhau 4-6 tuần.

- Kiểm tra đánh giá tình trạng răng xoay.

- Kiểm tra đánh giá tình trạng mô quanh răng của răng xoay và mức độ lung lay răng.

- Thay dây cung cho phù hợp.

- Điều chỉnh lực xoay cho phù hợp.

3.4. Điều trị duy trì:

- Khi răng xoay đã được điều chỉnh về đúng trục giải phẫu thì cố định bằng dây cung kích thước lớn trong thời gian 3-6 tháng.

3.5. Kết thúc điều trị:

- Tháo dây cung.

- Tháo mắc cài.

- Tháo band.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Sang thương niêm mạc lợi do lún band: Tháo band và gắn lại.

- Lung lay răng xoay quá mức: Điều chỉnh lại lực xoay.

- Sang thương niêm mạc má do dây cung: Điều trị sang thương và điều chỉnh dây cung.

2. Sau điều trị

Răng xoay chết tủy: Điều trị tủy.

 

 

QT-129: NẮN CHỈNH RĂNG MỌC NGẦM

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị các răng đã đến tuổi mọc nhưng còn ngầm trong xương. Khi chân răng đã hình thành được 2/3 mà răng vẫn chưa mọc thì được coi là răng ngầm

- Răng mọc ngầm có thể do các nguyên nhân sau:

  • Có yếu tố cản trở răng mọc như u răng, nang răng, lợi xơ dày...
  • Không có chỗ cho răng mọc lên...

II. CHỈ ĐỊNH

Các răng ngầm trong xương

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các răng ngầm dị dạng

- Các răng ngầm mọc theo hướng không thuận lợi như mọc ngược, trục răng theo hướng ngang...

- Bệnh toàn thân đang tiến triển.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ

2. Phương tiện

- Ghế nha khoa

- Bộ khám

- Dụng cụ và vật liệu nắn chỉnh răng cố định: mắc cài, band, dây cung...

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định

- Các phim Xquanguang: Conbeam, Cephalo, Panorama...

- Mẫu hàm, ảnh chụp.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước kỹ thuật

3.1. Bước1: Nắn chỉnh làm đều và sắp thẳng các răng trên cung hàm:

- Gắn mắc cài trên tất cả các răng vĩnh viễn, và band trên răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai.

- Làm đều và sắp thẳng các răng trên cung hàm bằng dây Niti tiết diện tròn, vuông, chữ nhật.

3.2. Bước 2: Tạo khoảng trên cung răng cho răng ngầm mọc:

- Đi dây thép chữ nhật kích thước 0.016 X 0.022 inch .

- Tạo khoảng cho răng ngầm mọc bằng lò xo đẩy.

- Tăng chiều rộng khoảng cho răng ngầm mọc: Lò xo được thay dần cho đến khi kích thước vùng được tạo khoảng lớn hơn kích thước của răng ngầm 2mm

3.3. Bước 3: Phẫu thuật bộc lộ răng ngầm và gắn mắc cài hoặc button

- Phẫu thuật bộc lộ thân răng ngầm.

- Tạo kết nối với răng ngầm:

  • Gắn mắc cài hoặc button vào thân răng ngầm, xoắn chỉ thép quanh mắc cài và để đầu chỉ thép lộ ra phía ngoài vạt lợi.
  • Trường hợp đặc biệt, có thể dùng mũi khoan tạo lỗ gần rìa cắn thân răng ngầm, buộc chỉ thép xuyên qua lỗ trên thân răng và để đầu chỉ thép lộ ra phía ngoài vạt lợi.

3.4. Bước 4: Di chuyển răng ngầm về cung răng

- Dùng chun tạo lực một đầu kết nối vào răng ngầm qua chỉ thép, một đầu kết nối vào dây cung.

Lưu ý: Hướng buộc chun tùy thuộc vào hướng mọc của răng ngầm, sao cho răng ngầm được di chuyển hướng vào vùng đã tạo khoảng.

- Gắn lại mắc cài đúng vị trí, khi thân răng đã được lộ,

- Đưa thân răng ngầm về vị trí chạm mặt phẳng cắn bằng cách sử dụng kỹ thuật hai dây:

  • Dây NiTi tròn, kích thước nhỏ 0.012 hoặc 0.014 để tiếp tục dịch chuyển răng
  • Dây SS kích thước lớn, tiết diện chữ nhật đi qua các răng còn lại để cố định các răng trên cung hàm và giữ khoảng.
  • Dùng một dây cung thay thế hai dây khi răng đã tiến về sát cung hàm:
  • Đi dây NiTi qua toàn bộ hàm răng,
  • Thay dần dây từ tiết diện nhỏ đến lớn để làm đều răng ngầm đã được kéo ra.

3.5. Bước 5: Điều trị duy trì

- Dùng dây thép chữ nhật cố định cung răng, thường trong thời gian 5-7 tháng.

3.6. Bước 6: Kết thúc điều trị

- Tháo dây cung, mắc cài, band.

- Làm sạch bề mặt thân răng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Tiêu chân răng các răng bên cạnh do sang chấn: điều chỉnh hướng kéo cho phù hợp.

 

 

QT-130: NẮN CHỈNH RĂNG LẠC CHỖ SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị các rối loạn mọc răng lạc chỗ, đưa răng về đúng vị trí giải phẫu trên cung hàm.

II .CHỈ ĐỊNH

Răng lạc chỗ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Chân răng dị dạng không di chuyển được.

- Răng có chỉ định nhổ.

- Răng bị dính khớp (ankylosis).

- Có tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm.

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu….

2.2 Vật liệu

- Dây cung đàn hồi với các kích thước khác nhau.

- Dây cung kích thước lớn SS hoặc TMA.

- Lò xo tạo chỗ, chun đơn, chun chuỗi, dây thép buộc….

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn….

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định

- Phim Panorama và Cephalometry đánh giá tình trạng răng, chân răng.

4. Người bệnh

Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước kỹ thuật

3.1 Sửa soạn gắn khí cụ.

- Lấy dấu hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu hàm bằng thạch cao cứng.

- Đặt chun tách kẽ các răng hàm lớn có chỉ định đặt band.

3.2 Gắn khí cụ

- Gắn band.

- Gắn mắc cài cho các răng trên cung hàm.

- Chọn, đặt và cố định dây cung trên các mắc cài và các ống band.

3.3 Điều trị tạo khoảng

-Thay các dây cung đàn hồi với kích thước lớn hơn để làm đều và sắp thẳng các răng.

-Tạo khoảng cho răng mọc lạc chỗ với dây cung thiết diện lớn SS hoặc TMA và lò so đẩy.

3.4 Đưa răng lạc chỗ về vị trí đúng trên cung hàm:

- Đánh giá khoảng răng được tạo.

- Tác động lực đưa răng về vị trí:

  • Cố định dây cung vào mắc cài trên răng lạc chỗ.
  • Có thể tăng cường các lực kéo khác để di chuyển răng lạc chỗ như chun, lò xo…
  • Sử dụng kỹ thuật hai dây nếu cần.

- Thay các dây đàn hồi có kích thước lớn dần ở các lần điều trị tiếp theo để dựng trục và di chuyển tiếp răng lạc chỗ.

3.5. Điều trị duy trì:

- Ngừng tác động lực và điều trị duy trì khi răng lạc chỗ đã được đưa về vị trí đúng trên cung, cố định bằng dây cung SS hoặc TMA kích thước lớn trong thời gian 3-6 tháng.

3.6. Kết thúc điều trị:

- Khi răng lạc chỗ đã ổn định ở vị trí mới thì kết thúc điều trị.

- Tháo bỏ dây cung, mắc cài và band.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Sang thương niêm mạc lợi do lún band: Tháo band và gắn lại.

- Lung lay răng lạc chỗ quá mức: Điều chỉnh lại lực tác động hoặc tháo dây cung.

- Sang thương niêm mạc má do dây cung: Điều trị sang thương và điều chỉnh dây cung.

2. Sau điều trị

Răng mọc lạc chỗ chết tủy: Điều trị tủy.

 

 

QT-131: QUY TRÌNH GIỮ KHOẢNG RĂNG BẰNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH CUNG NGANG KHẨU CÁI (TPA)

I. ĐẠI CƯƠNG

- Giữ khoảng răng là kỹ thuật giữ và duy trì khoảng do các răng hàm sữa thứ 2 hàm trên mất sớm mà các răng vĩnh viễn tương ứng chưa mọc để dự phòng xô lệch răng.

- Khí cụ cố định cung ngang khẩu cái (TPA) bao gồm 1 cung ngang khẩu cái được hàn chặt hoặc có khớp nối với 2 band răng hàm lớn thứ nhất hàm trên, nhằm hạn chế sự dịch chuyển về phía gần của 2 răng này.

II. CHỈ ĐỊNH

Khoảng do mất sớm các răng hàm sữa 1 hoặc 2 bên hàm trên

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Chưa mọc đủ 2 răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên

- Hai răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên đã mọc nhưng chưa đủ chiều cao thân răng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng,

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng

- Bộ dụng cụ gắn TPA: cây ấn band, kìm tháo band, kìm Weingart

- TPA chế tạo sẵn hoặc được làm ở labo và Band răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên….

2.2. Vật liệu

- Mẫu hàm thạch cao cứng

- Xi măng gắn…

3. Người bệnh

- Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị

- Đặt chun tách kẽ giữa răng hàm sữa thứ 2 và răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước kỹ thuật

Có thể áp dụng 1 trong 2 quy trình dưới đây:

1. Quy trình giữ khoảng sử dụng TPA chế tạo sẵn

- Chọn, thử band có ống lắp TPA

- Chọn, thử TPA trên mẫu hàm thạch cao của người bệnh.

- Thử band và TPA trên miệng người bệnh sao cho band khít và cung TPA cách đều vòm miệng ít nhất 2-3mm.

- Lấy band và TPA ra khỏi miệng.

- Gắn band và TPA:

  • Cách ly và làm khô vùng răng gắn
  • Đặt band có xi măng gắn vào răng đã chuẩn bị
  • Dùng cây ấn band điều chỉnh band về đúng vị trí và kiểm tra khớp cắn.
  • Cố định band cho đến khi xi măng đông cứng
  • Lấy chất gắn thừa (nếu có)
  • Lắp TPA vào 2 band đã gắn.

2. Quy trình giữ khoảng sử dụng TPA cá nhân

Lần hẹn thứ nhất:

- Chọn và thử band trên mẫu thạch cao cứng của người bệnh

- Thử band trên miệng người bệnh

- Lấy dấu đã đặt các band vào răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất trên miệng người bệnh

- Lấy band ra khỏi răng người bệnh và đặt vào đúng vị trí trên dấu

- Đổ mẫu bằng thạch cao cứng

- Chuyển mẫu tới labo để chế tạo TPA

- Đặt lại chun tách kẽ cho người bệnh

Lần hẹn thứ 2:

- Kiểm tra lại phức hợp band-TPA đáp ứng đúng tiêu chuẩn

- Thử band và TPA trên miệng người bệnh sao cho band khít và cung TPA cách đều vòm miệng ít nhất 2-3mm

- Tháo band và TPA ra khỏi miệng

- Làm sạch răng

- Cách ly và làm khô vùng răng gắn

- Gắn phức hợp band –TPA:

  • Đặt phức hợp band -TPA vào các răng đã chuẩn bị
  • Dùng cây ấn band điều chỉnh phức hợp band-TPA
  • Kiểm tra khớp cắn
  • Cố định phức hợp band – TPA cho đến khi xi măng đông cứng
  • Lấy chất gắn thừa

V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sau khi gắn và trong quá trình điều trị

- Sang thương niêm mạc vòm miệng do lún hoặc gãy cung TPA: tháo bỏ phức hợp band-TPA, đợi lành thương rồi tiến hành gắn lại.

- Viêm quanh răng các răng gắn band do lún band: tháo band và điều trị viêm quanh răng. Sau khi liền thương và gắn lại.

QT-132: QUY TRÌNH GIỮ KHOẢNG BẰNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH L.A

I. ĐẠI CƯƠNG

- Giữ khoảng răng là kỹ thuật giữ và duy trì khoảng do các răng hàm sữa thứ 2 hàm trên mất sớm mà các răng vĩnh viễn tương ứng chưa mọc để dự phòng xô lệch răng.

- Khí cụ cố định LA bao gồm 1 cung lưỡi được hàn chặt hoặc có khớp nối với 2 band răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới, nhằm hạn chế sự dịch chuyển về phía gần của 2 răng này.

II. CHỈ ĐỊNH

Khoảng do mất sớm các răng hàm sữa 1 hoặc 2 bên hàm dưới

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

- Viêm quanh răng

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt được đào tạo về Nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng:khay, gương, gắp, thám châm.

- Bộ dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.

- Bộ dụng cụ nắn chỉnh răng cố định (kìm tháo band và cây ấn band)…

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Band.

- Vật liệu gắn band.

- Khí cụ LA

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim sọ nghiêng cephalometry, Phim Panorama đánh giá tình trạng lệch lạc răng…

- Ảnh chụp ngoài mặt và trong miệng.

- Mẫu hàm thạch cao.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện kỹ thuật

3.1. Lần khám thứ nhất chuẩn bị cho đặt band:

Đặt chun tách khe phía gần, phía xa răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.

3.2. Lần khám thứ hai:

- Chọn band răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới phù hợp với kích thước răng trên mẫu hàm thạch cao.

- Thử các band trên miệng người bệnh, đảm bảo band sát khít với răng.

- Đặt band vào các răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới .

- Lấy dấu hàm dưới bằng vật liệu lấy dấu thông thường.

- Gỡ band và đặt band vào phần lấy dấu hàm dưới.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thạch cao đá.

- Gỡ mẫu, vẽ thiết kế trên mẫu thạch cao và ghi hướng dẫn trên phiếu để chuyển đến Labo làm khí cụ LA.

3.3. Lần khám thứ 3:

- Kiểm tra khí cụ LA trước khi lắp trên người bệnh: kiểm tra chất lượng mối hàn nối giữa cung dây thép và mặt trong band răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới

- Lắp khí cụ LA trên người bệnh:

  • Thử độ khít sát của khí cụ trên miệng người bệnh.
  • Làm sạch, cách ly, thổi khô các răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.
  • Dùng vật liệu xi măng gắn khí cụ LA.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Trong quá trình điều trị

Sang thương niêm mạc vòm miệng do đứt gãy khí cụ: thay khí cụ LA khác và điều trị sang thương niêm mạc miệng.

 

 

QT-133: NẮN CHỈNH MŨI-CUNG HÀM TRƯỚC PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ MÔI -VÒM MIỆNG GIAI ĐOẠN SỚM

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật được thực hiện ngay sau khi trẻ sinh và duy trì tới khi làm phẫu thuật môi thì đầu nhằm mục đích:

  • Để trẻ bú dễ dàng
  • Làm hẹp khe hở cung hàm, giúp phẫu thuật đóng khe hở được dễ dàng.
  • Kéo dài trụ mũi, giảm độ rộng và tăng độ nhô đỉnh mũi, thu hẹp chân cánh mũi, tạo sự cân xứng của lỗ mũi 2 bên.

II. CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có khe hở môi-vòm miệng toàn bộ 1 bên hoặc 2 bên với khe hở cung hàm rộng dưới 5mm.

- Người bệnh có khe hở cung hàm rộng trên 5mm nhưng đến muộn sau 2 tháng tuổi

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Có tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

- Ghế nha khoa

- Bộ khám

- Bộ dụng cụ và vật liệu lấy dấu Alginate hoặc Silicon

- Bộ kìm bẻ dây ( kìm 3 chấu, kìm cắt dây, kìm bẻ loop) và bút đánh dấu

- Tăm bông làm sạch miệng trước và sau khi lấy dấu

- Băng dính dán vào da

- Vật liệu bảo vệ da: dạng miếng băng mỏng hoặc dung dịch

- Chun tác động

- Nhựa tự cứng acrylic loại thường và loại mềm,

- Kéo.

3. Người bệnh

Bố mẹ hoặc người giám hộ Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Ảnh chụp ngoài mặt, trong miệng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện kỹ thuật

3.1. Lần hẹn thứ nhất:

- Lấy dấu:

  • Trẻ được bế ngồi nghiêng khoảng 45o
  • Chọn thìa lấy dấu phù hợp
  • Dùng tăm bông làm sạch miệng người bệnh
  • Lấy dấu
  • Dùng gương trong miệng ấn lưỡi để duy trì đường thở trong suốt quá trình lấy dấu
  • Gỡ thìa, lấy dấu ra khỏi miệng người bệnh
  • Dùng tăm bông lấy sạch hoàn toàn chất lấy dấu còn dính trong miệng.

- Đổ mẫu bằng thạch cao cứng

- Thiết kế hàm nắn chỉnh trên mẫu

- Gửi mẫu làm hàm nắn chỉnh tại labo.

3.2. Lần hẹn thứ 2:

-Thử và sửa hàm:

  • Thử hàm trên miệng người bệnh
  • Mài bớt phần nhựa bên trong nền hàm ở vùng sống hàm và mấu tiền hàm

- Đệm hàm:

  • Trộn vật liệu đệm: trộn chất nền và chất xúc tác để làm vật liệu đệm.
  • Đặt phần vật liệu đã trộn vào hàm nắn chỉnh tương ứng vùng sống hàm 2 bên khe hở (đối với khe hở toàn bộ 2 bên thì lót thêm vào vùng mấu tiền hàm phía trước)
  • Đặt hàm nắn vào miệng người bệnh sao cho sát khít
  • Giữ hàm nắn cho đến khi vật liệu đệm chuyển trạng thái.
  • Gỡ hàm nắn chỉnh ra khỏi miệng
  • Dùng kéo cắt bỏ phần vật liệu đệm thừa
  • Đặt lại hàm vào miệng cho nhựa trùng hợp thêm
  • Nhúng hàm vào nước nóng (khoảng 70 độ C) để vật liệu đệm trùng hợp hoàn toàn

- Tạo nên phần nắn chỉnh mũi: bẻ dây sao cho phù hợp với kích thước người bệnh và thêm nhựa tự cứng vào đầu dây ở phía mũi để tạo nên phần tác động

- Tạo nên phần lưu giữ hàm bằng cách thêm nhựa tự cứng vào dây thép đã được làm sẵn ở labo

- Đánh bóng hàm

- Lắp hàm

- Cố định hàm vào má người bệnh:

  • Đặt lớp bảo vệ vào vùng sẽ dán băng dính ở 2 bên má
  • Đặt chun tác động lực và băng dính vào hàm nắn chỉnh.
  • Dán băng dính vào 2 bên má để cố định hàm.
  • Đặt phần tác động vào lỗ mũi ở phía trong, sát trụ mũi: tác động theo chiều lên trên và vào trong cho đến khi thấy da ở vùng tác động của cánh mũi bắt đầu chuyển màu trắng.

- Hướng dẫn bố mẹ người bệnh:

  • Cách tháo và lắp hàm
  • Cách cố định hàm
  • Đeo hàm 24h/24h, làm sạch hàm hàng ngày
  • Cho người bệnh bú sữa khi đeo hàm
  • Cách bảo quản hàm

3.3. Các lần hẹn điều trị tiếp theo: thường cách nhau 1-2 tuần/1 lần

- Điều chỉnh hàm nếu cần

- Hướng dẫn người nhà cách chăm sóc bổ xung nếu cần

3.4. Lần hẹn cuối cùng:

- Duy trì việc đeo hàm cho đến khi người bệnh được phẫu thuật môi thì đầu, thường vào lúc 4-6 tháng tuổi, khi trẻ đạt 6kg.

- Tháo hàm và chuyển điều trị phẫu thuật tạo hình khe hở.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Dị ứng da vùng má có dán băng dính: cần dùng vật liệu bảo vệ phù hợp

- Sang thương niêm mạc miệng do lực quá mạnh: điều trị sang thương và điều chỉnh lực phù hợp

 

 

QT-135: KỸ THUẬT DÁN MẮC CÀI TRỰC TIẾP SỬ DỤNG CHẤT GẮN HÓA TRÙNG HỢP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật đặt và cố định khí cụ lên bề mặt ngoài các răng bằng phương pháp gắn trực tiếp sử dụng chất gắn hóa trùng hợp, để có thể dịch chuyển răng theo ý muốn trong quá trình điều trị nắn chỉnh răng.

II. CHỈ ĐỊNH

Lệch lạc răng có chỉ định sử dụng mắc cài.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Viêm quanh răng giai đoạn tiến triển.

- Có tình trạng nhiễm khuẩn cấp trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo nắn chỉnh răng

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế răng.

- Bộ khay khám …

- Bộ dụng cụ gắn mắc cài

- Chổi đánh bóng

2.2. Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Banh miệng, bông gòn.

- Bộ mắc cài

- Bộ vật liệu chất gắn mắc cài hóa trùng hợp.

- Chất đánh bóng…

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng lệch lạc răng

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước kỹ thuật

3.1. Lấy dấu và đổ mẫu hai hàm

- Lấy dấu hai hàm.

- Đổ mẫu bằng thạch cao cứng.

3.2. Sửa soạn răng để gắn mắc cài

- Làm sạch bề mặt các răng cần gắn mắc cài.

- Cô lập các răng gắn mắc cài.

- Étching bề mặt các răng tại vị trí dán mắc cài:

- Rửa sạch chất etching.

- Thổi khô

- Bôi keo dán hóa trùng hợp lền bề mặt các răng tại vị trí vừa được etching

3.3. Đặt và gắn mắc cài lên bề mặt răng

- Đặt mắc cài đã bôi keo và chất gắn hóa trùng hợp ở đế lên vị trí gắn.

- Chỉnh sửa mắc cài đúng vị trí.

- Lấy bỏ chất gắn thừa xung quanh đế mắc cài.

- Chờ đủ thời gian để chất gắn trùng hợp hoàn toàn

3.4. Kết thúc quy trình gắn mắc cài và chuyển sang quy trình điều trị tiếp

theo.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sau quá trình điều trị

- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

 

 

QT-136: KỸ THUẬT DÁN MẮC CÀI TRỰC TIẾP SỬ DỤNG ĐÈN QUANG TRÙNG HỢP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật đặt và cố định khí cụ lên bề mặt ngoài các răng bằng phương pháp gắn trực tiếp với sự hỗ trợ của đèn quang trùng hợp, để có thể dịch chuyển răng theo ý muốn trong quá trình điều trị nắn chỉnh răng.

II. CHỈ ĐỊNH

Lệch lạc răng có chỉ định sử dụng mắc cài.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Viêm quanh răng giai đoạn tiến triển.

- Có tình trạng nhiễm khuẩn cấp trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo nắn chỉnh răng

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế răng.

- Bộ khay khám …

- Bộ dụng cụ gắn mắc cài

- Đèn quang trùng hợp.

- Chổi đánh bóng

2.2. Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Banh miệng, bông gòn.

- Bộ mắc cài

- Bộ vật liệu chất gắn mắc cài quang trùng hợp.

- Chất đánh bóng…

3. Người bệnh

- Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng lệch lạc răng

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước kỹ thuật

3.1. Lấy dấu và đổ mẫu hai hàm

- Lấy dấu hai hàm.

- Đổ mẫu bằng thạch cao cứng.

3.2. Sửa soạn răng để gắn mắc cài

- Làm sạch bề mặt các răng cần gắn mắc cài.

- Cô lập các răng gắn mắc cài.

- Étching bề mặt các răng tại vị trí dán mắc cài:

- Rửa sạch chất etching.

- Thổi khô

- Bôi keo dán lền bề mặt các răng tại vị trí vừa được etching

3.3. Đặt và gắn mắc cài lên bề mặt răng

- Đặt mắc cài đã có keo dán ở đế lên vị trí gắn.

- Chỉnh sửa mắc cài đúng vị trí.

- Lấy bỏ chất gắn thừa xung quanh đế mắc cài.

- Chiếu đèn quang trùng hợp

3.4. Kết thúc quy trình gắn mắc cài và chuyển sang quy trình điều trị tiếp theo.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sau quá trình điều trị

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

 

 

QT-137: QUY TRÌNH GẮN MẮC CÀI MẶT LƯỠI BẰNG KỸ THUẬT GẮN GIÁN TIẾP

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật đặt và cố định khí cụ lên bề mặt lưỡi các răng bằng phương pháp gắn gián tiếp để có thể dịch chuyển răng theo ý muốn trong quá trình điều trị nắn chỉnh răng.

- Gắn gián tiếp là kỹ thuật gắn chính xác, giảm thời gian trên miệng và được thực hiện thông qua khay gắn dựa trên mẫu thạch cao.

II. CHỈ ĐỊNH

Lệch lạc răng

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Thân răng quá ngắn

- Có rối loạn chức năng khớp thái dương-hàm nặng

- Viêm quanh răng giai đoạn tiến triển.

- Có tình trạng nhiễm khuẩn cấp trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu.

- Bộ khám: khay, gương, gắp, thám châm.

- Bộ dụng cụ gắn mắc cài: kẹp, thước….

2.2 Vật liệu

- Bộ mắc cài mặt lưỡi

- Hồ dán mắc cài vào mẫu thạch cao.

- Bộ vật liệu dán mắc cài hóa trùng hợp

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo đúng quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng lệch lạc răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1 Sửa soạn mẫu thạch cao dán mắc cài

- Lấy dấu 2 hàm.

- Đổ mẫu bằng thạch cao siêu cứng.

- Thiết kế và xác định vị trí đặt mắc cài trên mẫu thạch cao.

- Dán mắc cài lên mẫu thạch cao.

3.2 Ép máng dính mắc cài.

Thực hiện tại Labo theo chỉ định.

3.3 Gắn mắc cài trên miệng.

- Làm sạch mặt lưỡi các răng gắn mắc cài.

- Cách ly và cô lập các răng gắn mắc cài.

- Sửa soạn bề mặt các răng vùng gắn mắc cài:

  •  Etching bề mặt men răng vùng định gắn mắc cài với acid phosphoric 35% trong 30 giây.
  • Rửa sạch.
  • Thổi khô bề mặt men đã xoi mòn.
  • Bôi keo dán lên bề mặt men răng đã xử lý.

- Gắn mắc cài vào mặt lưỡi các răng:

  • Phủ keo vào đế các mắc cài trong các khay gắn phân đoạn.
  • Gắn phân đoạn thứ nhất:

● Đặt từng phân đoạn có các mắc cài đã sửa soạn vào các mặt răng tương ứng.

● Ép nhẹ ngón tay lên mặt trong các răng tương ứng phân đoạn khay mắc cài (ngón cái đặt trên khay chỗ rìa cắn, các ngón khác tì vào mặt trong răng) và giữ khay trong thời gian khoảng 4 phút.

● Tháo khay bằng cách dùng mũi khoan chia cắt khay ở vùng kẽ răng cho từng răng và gỡ khay từ phía lợi lên phía rìa cắn.

  • Gắn các phân đoạn còn lại: Lặp lại quy trình trên.

- Kết thúc quy trình gắn mắc cài và chuyển sang quy trình điều trị tiếp theo.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

2. Sau quá trình điều trị

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

 

 

QT-138: QUY TRÌNH GẮN MẮC CÀI MẶT NGOÀI BẰNG KỸ THUẬT GẮN GIÁN TIẾP

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật đặt và cố định khí cụ lên bề mặt ngoài các răng bằng phương pháp gắn gián tiếp để có thể dịch chuyển răng theo ý muốn trong quá trình điều trị nắn chỉnh răng.

- Gắn gián tiếp là kỹ thuật gắn chính xác, giảm thời gian trên miệng và được thực hiện thông qua khay gắn dựa trên mẫu thạch cao.

II. CHỈ ĐỊNH

Lệch lạc răng có chỉ định đặt mắc cài mặt ngoài.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Viêm quanh răng giai đoạn tiến triển.

- Có tình trạng nhiễm khuẩn cấp trong khoang miệng.

IV . CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Máy ép máng nhựa trong Biostar

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu.

- Kéo cắt

- Bộ dụng cụ gắn mắc cài: kẹp, thước….

2.2 Vật liệu

- Bộ mắc cài mặt ngoài

- Hồ dán

- Hệ thống keo dán mắc cài hóa trùng hợp

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo đúng quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng lệch lạc răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1 Chuẩn bị mẫu thạch cao

- Lấy dấu 2 hàm.

- Đổ mẫu bằng thạch cao siêu cứng.

- Thiết kế và xác định vị trí đặt mắc cài trên mẫu thạch cao.

3.2 Ép máng dính mắc cài.

Thực hiện tại Labo theo chỉ định.

3.3 Gắn mắc cài trên miệng.

- Làm sạch răng.

- Cách ly và cô lập các răng gắn mắc cài.

- Sửa soạn bề mặt các răng vùng gắn mắc cài:

  • Etching bề mặt men răng vùng định gắn mắc cài với acid phosphoric 35% trong 30 giây.
  • Rửa sạch.
  • Thổi khô bề mặt men đã xoi mòn.
  • Bôi keo dán lên bề mặt men răng đã xử lý.

- Gắn mắc cài vào mặt ngoài các răng:

  • Phủ keo vào đế các mắc cài trong các khay gắn phân đoạn.
  • Gắn phân đoạn thứ nhất:

● Đặt từng phân đoạn có các mắc cài đã sửa soạn vào các mặt răng tương ứng.

● Ép nhẹ ngón tay lên mặt trong các răng tương ứng phân đoạn khay mắc cài (ngón cái đặt trên khay chỗ rìa cắn, các ngón khác tì vào mặt trong răng) và giữ khay trong thời gian khoảng 4 phút.

● Tháo khay bằng cách dùng mũi khoan chia cắt khay ở vùng kẽ răng cho từng răng và gỡ khay từ phía lợi lên phía rìa cắn.

  • Gắn các phân đoạn còn lại: Lặp lại quy trình trên.

- Kết thúc quy trình gắn mắc cài và chuyển sang quy trình điều trị tiếp theo.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

2. Sau quá trình điều trị

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

 

 

QT-139: SỬ DỤNG MẮC CÀI TỰ BUỘC TRONG NẮN CHỈNH RĂNG

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị các rối loạn lệch lạc răng có sử dụng mắc cài tự buộc.

- Mắc cài tự buộc có ưu điểm là tự giữ dây cung trong rãnh mắc cài mà không cần dây buộc, sinh lực ma sát thấp.

II. CHỈ ĐỊNH

Các rối loạn lệch lạc răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có dị ứng với vật liệu mắc cài, dây cung kim loại.

- Có tình trạng nhiễm trùng cấp trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ .

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng: các loại kìm , cây kẹp mắc cài, cây ấn dây cung, thước đo vị trí gắn mắc cài, banh miệng

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu.

- Dụng cụ làm sạch răng: chổi và chất đánh bóng.

- Đèn quang trùng hợp….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Vật liệu gắn band và mắc cài: Xi măng, composite.

- Bộ mắc cài tự buộc.

- Band hoặc ống cho các răng hàm lớn

- Các loại dây cung kim loại NiTi, SS, TMA với các kích thước: .012; .013; .014; .016 ; .014x.025; .016x.022; .016x.025; .017x.025; .018x.025; .019x .025

- Lò so đẩy, kéo …

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Panorama, Cephalometric....

4. Người bệnh

Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1 Sửa soạn cho gắn mắc cài

- Lấy dấu cung răng hai hàm.

- Đổ các mẫu hàm bằng thạch cao cứng.

- Đặt chun tách kẽ các răng hàm lớn cần gắn band nếu dùng band.

3.2. Gắn band và mắc cài.

- Lấy chun tách kẽ.

- Làm sạch răng bằng chổi và chất đánh bóng.

- Gắn band hoặc gắn ống cho các răng hàm lớn.

- Gắn mắc cài tự buộc cho các răng.

- Đặt dây cung vào rãnh mắc cài.Tùy theo tình trạng răng ( răng xoay, răng chen chúc) và giai đoạn điều trị mà sử dụng các loại dây khác nhau cho phù hợp:

3.2.1 Giai đoạn xếp thẳng răng:

- Giai đoạn đầu: Sử dụng dây Niti hoặc Cu-Niti có thiết diện tròn, lực nhẹ: .012 hoặc .013 hoặc .014.

Hẹn người bệnh tái khám sau 8-10 tuần một lần.

Thay dây kích thước lớn hơn sau 2- 5 tháng.

- Giai đoạn hoàn thiện xếp thẳng răng: Sử dụng dây có thiết diện chữ nhật.014x.025 Cu-NiTi hoặc .016x.022 NiTi để điều chỉnh độ nghiêng ngoài - trong của răng.

Hẹn người bệnh tái khám sau 8 tuần một lần. Thay dây kích thước lớn hơn sau 2,5- 5 tháng .

3.2.2 Giai đoạn chỉnh tương quan răng hàm lớn và đóng khoảng.

Thường kéo dài 6-7 tháng.

- Sử dụng dây có thiết diện chữ nhật .018x.025 Cu-NiTi hoặc .017x.025 SS. Hẹn người bệnh tái khám sau 4-6 tuần một lần.

- Kết hợp sử dụng chun chuỗi hoặc lò so đóng khoảng.

- Kết hợp sử dụng chun liên hàm chỉnh tương quan răng chiều trước – sau, chiều đứng.

3.2.3 Giai đoạn hoàn thiện. Thường kéo dài 2-2,5 tháng.

- Sử dụng dây có thiết diện chữ nhật .019x.025 SS hoặc TMA.

3.3. Kết thúc điều trị:

- Tháo mắc cài, band hoặc các ống răng hàm lớn.

- Làm sạch răng.

- Lấy dấu hai hàm.

- Làm hàm duy trì và hướng dẫn người bệnh sử dụng hàm duy trì.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Sang thương niêm mạc lợi do lún band: Tháo band và gắn lại.

- Sang thương niêm mạc má do đầu dây cung dài: Điều trị sang thương và điều chỉnh dây cung cho thích hợp.

 

 

QT-140: KỸ THUẬT LÀM LÚN CÁC RĂNG CỬA HÀM DƯỚI SỬ DỤNG DÂY CUNG BẺ LOOP L HOẶC DÂY CUNG ĐẢO NGƯỢC ĐƯỜNG CONG SPEE CÓ BẺ LOOP

I. ĐẠI CƯƠNG

- Đây là kỹ thuật trong điều trị nắn chỉnh răng nhằm làm lún các răng cửa hàm dưới.

- Để làm trồi các răng cửa hàm dưới có nhiều loại khí cụ, trong bài này chúng tôi giới thiệu kỹ thuật sử dụng dây cung bẻ loop L

II. CHỈ ĐỊNH

Độ cắn trùm lớn , răng cửa giữa HT ngả trước nhiều (góc răng cửa HT với mặt phẳng HT nhỏ hơn 70 độ)

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tất cả các trường hợp khác

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng: các loại kìm bẻ dây cung, thìa lấy dấu, bút đánh dấu …

- Các vật liệu nắn chỉnh răng:

  • Chất lấy dấu và thạch cao
  • Chun hoặc dây thép dùng để buộc mắc cài vào dây cung.
  • Dây cung 0.016 ,0.018, 0.020 SS HT.
  • Dây cung 0.014, 0.016, 0.018 Niti HD
  • Chun hoặc dây thép dùng để buộc mắc cài vào dây cung.

3. Người bệnh

- Người bệnh (hoặc phụ huynh) đã được giải thích về kế hoạch điều trị.

- Các răng cửa HD đã kết thúc giai đoạn xếp thẳng hàng.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định

- Phim Panorama và Cephalomatric.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Lần hẹn thứ nhất:

- Tháo dây cung

- Lấy dấu răng HD cho BN. Đổ mẫu thạch cao đá.

- Trên mẫu thạch cao: thực hiện các bước sau :

  • Bẻ dây cung tạo loop L trên mẫu thạch cao.Loop L nằm phía xa của răng cửa bên HD
  • Hoặc dùng dây cung đảo ngược đường cong Spee ( loại dây có sẵn hoặc phải bẻ dây) bẻ loop L trên mẫu thạch cao.Loop L nằm phía xa của răng cửa bên HD

3.2. Lần hẹn thứ hai:

- Tháo dây cung ra khỏi mắc cài và ống band các răng hàm lớn thứ nhất HD.

- Lắp dây cung đã bẻ loop L( hoặc dây cung đảo ngược đường cong Spee có loop L ) vào ống band răng hàm lớn thứ nhất HD và các rãnh mắc cài các răng cửa HD.

- Chỉnh sửa dây cung nếu cần thiết.

- Cố định dây cung có loop L( hoặc dây cung đảo ngược đường cong Spee có loop L) vào mắc cài các răng cửa bằng dây chun hoặc dây thép

- Lực yêu cầu khoảng 75gr

* Chú ý:

- Dây cung có loop L hoặc dây cung đảo ngược đường cong Spee có loop L ,sau khi lắp vào ống band răng hàm lớn thứ nhất HD phải nằm thấp hơn rãnh mắc cài các răng cửa vài mm ( tùy thuộc vào yêu cầu làm lún răng bao nhiêu mm ).

- Kỹ thuật thường gây nên các tác dụng : Làm trồi các răng hàm nhỏ HD; nghiêng xa các răng hàm lớn HD , ngả môi các răng cửa HD

3.3. Các lần điều trị tiếp theo (thường cách nhau 4 tuần)

- Kiểm tra lực của dây chun, điều chỉnh lực nếu cần.

- Thay dây nếu cần.

3.4. Kết thúc điều trị

- Đánh giá tình trạng các răng: Dừng làm lún răng khi răng đạt vị trí mong muốn.

- Lưu giữ kết quả 4-6 tháng.

- Chuyển giai đoạn điều trị nắn chỉnh răng tiếp theo.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Lung lay quá mức (độ 3, 4) răng cửa đang làm lún: điều chỉnh lại lực nhẹ hoặc tạm ngừng làm trồi răng chờ tổ chức quanh răng phục hồi, răng hết lung lay độ 3-4.

- Sang thương niêm mạc lợi miệng do lún band, gãy khí cụ:

  • Tháo khí cụ.
  • Điều trị sang thương.

 

 

QT-141: KỸ THUẬT LÀM LÚN CÁC RĂNG CỬA HÀM DƯỚI SỬ DỤNG DÂY CUNG TIỆN ÍCH ( UTILITY ARCHWIRE) VÀ CUNG PHỤ LÀM LÚN RĂNG CỬA

I. ĐẠI CƯƠNG

- Đây là kỹ thuật trong điều trị nắn chỉnh răng nhằm làm lún các răng cửa hàm dưới.

- Để làm lún các răng cửa hàm dưới có nhiều loại khí cụ, trong bài này chúng tôi giới thiệu kỹ thuật sử dụng cung tiện ích (utility arch), cung phụ làm lún phía trước.

II. CHỈ ĐỊNH

- Độ cắn trùm lớn , răng cửa giữa hàm trên ngả trước nhiều (góc răng cửa hàm trên với mặt phẳng hàm trên nhỏ hơn 70 độ)

- Hàm răng hỗn hợp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tất cả các trường hợp khác

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng: các loại kìm bẻ dây cung, thìa lấy dấu , bút đánh dấu …

- Các vật liệu nắn chỉnh răng:

  • Chất lấy dấu và thạch cao
  • Chun hoặc dây thép dùng để buộc mắc cài vào dây cung.
  • Dây cung 0.016x0.016 , 0.016 x 0. 022 SS hoặc TMA HT.

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định

- Phim Panorama và Cephalomatric.

4. Người bệnh

- Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

- Các răng cửa hàm dưới đã kết thúc giai đoạn xếp thẳng hàng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện kỹ thuật

3.1. Lần hẹn thứ nhất:

- Tháo dây cung

- Lấy dấu răng hàm dưới cho BN. Đổ mẫu thạch cao đá.

- Trên mẫu thạch cao: thực hiện bẻ dây tạo cung tiện ích

3.2. Lần hẹn thứ hai:

- Tháo dây cung

- Lắp dây cung tiện ích vào ống band răng hàm lớn hàm dưới hai bên. Phần phía trước dây cung sẽ nằm ở đáy ngách tiền đình sao cho ,khi nâng dây lên ngang mức rãnh mắc cài răng cửa, lực đo được là 75gr.

- Chỉnh sửa dây cung nếu cần thiết.

- Cố định dây cung tiện ích bằng chun hoặc dây thép (với mắc cài tự buộc không cần thiết buộc dây chun hoặc dây thép).

* Chú ý

- Kỹ thuật làm lún răng cửa hàm dưới sử dụng dây cung tiện ích thường gây nên các tác dụng nghiêng xa các răng hàm lớn HD , ngả môi các răng cửa hàm dưới.

3.3. Các lần điều trị tiếp theo (thường cách nhau 4 tuần)

- Kiểm tra lực, điều chỉnh lực nếu cần.

3.4. Kết thúc điều trị

- Đánh giá tình trạng các răng: Dừng làm lún răng khi răng đạt vị trí mong muốn.

- Lưu giữ kết quả 4-6 tháng.

- Chuyển giai đoạn điều trị nắn chỉnh răng tiếp theo.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Lung lay quá mức (độ 3, 4) răng cửa đang làm lún: điều chỉnh lại lực nhẹ hoặc tạm ngừng làm trồi răng chờ tổ chức quanh răng phục hồi, răng hết lung lay độ 3-4.

- Sang thương niêm mạc lợi miệng do lún band, gãy khí cụ:

  • Tháo khí cụ.
  • Điều trị sang thương.

 

 

QT-142: KỸ THUẬT LÀM TRỒI RĂNG HÀM NHỎ HÀM DƯỚI SỬ DỤNG KHÍ CỤ GẮN CHẶT

I. ĐẠI CƯƠNG:

- Đây là kỹ thuật trong điều trị nắn chỉnh răng nhằm làm trồi các răng cửa hàm dưới.

- Để làm trồi các răng cửa hàm dưới có nhiều loại khí cụ, trong bài này chúng tôi giới thiệu kỹ thuật sử dụng khí cụ gắn chặt

II. CHỈ ĐỊNH

Cắn hở theo chiều đứng tại vùng răng hàm nhỏ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Răng bị dính khớp (ankylosed )

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng: thước đo lực, các loại kìm bẻ dây cung, thìa lấy dấu HD , bút đánh dấu …

- Các vật liệu nắn chỉnh răng:

  • Chất lấy dấu và thạch cao.
  • Chun hoặc dây thép dùng để buộc mắc cài vào dây cung.
  • Dây cung 0.016 x 0. 022 hoặc 0.017 x 0.025 SS HT.
  • Dây cung 0.014, 0.016, 0.018 Niti HD.

3. Người bệnh

- Người bệnh (hoặc phụ huynh) đã được giải thích về kế hoạch điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định

- Phim Panorama và Cephalomatric.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Lần hẹn thứ nhất:

- Lấy dấu răng HD cho BN. Đổ mẫu thạch cao đá.

- Trên mẫu thạch cao: thực hiện các bước sau :

  • Xác định răng cần làm trồi, các răng dự định gắn mắc cài trên mẫu (thường gắn răng nanh, răng hàm nhỏ thứ nhất và thứ hai)
  • Xác định và đánh dấu độ cao ống band và rãnh mắc cài các răng trên mẫu bằng bút chì
  • Bẻ dây cung 0.016 x 0.022 SS hoặc 0.017x0.025 SS sao cho khi dây cung đặt vào rãnh mắc cài các răng ( trừ răng cần làm trồi) ở tình trạng thụ động.
  • Chọn band cho răng hàm lớn thứ nhất HD bên có răng hàm nhỏ cần làm trồi

- Đặt chun tách kẽ răng hàm lớn thứ nhất HD bên có răng cần làm trồi

3.2. Lần hẹn thứ hai:

- Làm sạch răng bên có răng cần làm trồi .

- Lấy chun tách kẽ

- Thực hiện kỹ thuật dán band cho răng hàm lớn.

- Thực hiện kỹ thuật dán mắc cài cho răng cạnh răng cần làm trồi.

-Thực hiện một trong các cách sau:

- Dùng sợi chun , mắc vào mắc cài răng hàm nhỏ cần làm trồi, rồi buộc vào dây cung chính.( đảm bảo độ căng dây đạt lực 35-60gr).

- Hoặc sử dụng kỹ thuật hai dây: dây cung .016 NiTi được đặt vào rãnh mắc cài của răng hàm cần làm trồi.

* Chú ý:

- Đảm bảo chiều cao ống band và rãnh mắc cài như đã đánh dấu trên mẫu .

- Đặt dây cung đã bẻ sẵn vào rãnh mắc cài đảm bảo dây ở tình trạng thụ động để không làm thay đổi vị trí các răng.

3.3. Các lần điều trị tiếp theo (thường cách nhau 4 tuần)

- Kiểm tra lực của dây chun ( 35-60gr), điều chỉnh lực nếu cần.

- Thay dây .016 bằng dây .018 NiTi.

3.4. Kết thúc điều trị

- Đánh giá tình trạng các răng: Dừng làm trồi răng khi răng đạt vị trí mong muốn.

- Dừng làm trồi răng khi răng đạt vị trí mong muốn.

- Lưu giữ kết quả 4-6 tháng.

- Chuyển giai đoạn điều trị nắn chỉnh răng tiếp theo.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Lung lay quá mức (độ 3, 4) răng hàm nhỏ đang làm trồi: điều chỉnh lại lực nhẹ hoặc tạm ngừng làm trồi răng chờ tổ chức quanh răng phục hồi, răng hết lung lay độ 3-4.

- Sang thương niêm mạc lợi miệng do lún band, gãy khí cụ:

  • Tháo khí cụ.
  • Điều trị sang thương.

 

 

QT-143: KỸ THUẬT ĐÓNG KHOẢNG RĂNG SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật di chuyển các răng để đóng kín khoảng bằng khí cụ cố định trong điều trị các rối loạn lệch lạc răng.

- Bài này giới thiệu kỹ thuật đóng khoảng sử dụng loop đóng và chun chuỗi.

II. CHỈ ĐỊNH

Còn khoảng trống sau nhổ răng khi đã kết thúc giai đoạn 1 trong điều trị nắn chỉnh răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Có tình trạng nhiễm trùng cấp trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ .

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng: Kìm kẹp dây cung, kìm kẹp chun, kìm cắt xa, …

- Bộ dụng cụ đặt vít neo chặn.

- Bơm tiêm, kim tiêm.

- Toan phẫu thuật….

2.2 Vật liệu

- Lò so kéo các cỡ.

- Chun chuỗi

-Vít neo chặn và lò so kéo dùng cho vít neo chặn, hook dài 6-10mm.

- Thuốc tê

- Thuốc sát trùng

- Bông

- Dây cung SS .016x22 hoặc .017x25….

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định

- Phim Panorama, Cephalometric….

4. Người bệnh

- Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

- Người bệnh đã được điều trị nắn chỉnh răng kết thúc giai đoạn 1 sắp thẳng răng.

V. CÁC BƯƠC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Kéo lùi các răng trước ra sau: Được thực hiện theo hai bước

3.1.1. Bước 1: Kéo lùi răng nanh

- Đặt dây cung chính SS .016 x .022 hoặc .017 x .025.

- Cố định và liên kết các răng sau.

- Dùng chun chuỗi ( hoặc lò xo có hai móc kéo) mắc từ khối các răng sau vào mắc cài răng nanh để kéo lùi răng nanh.

- Thay chun chuỗi sau 2-3 tuần, hoặc thay lò xo kéo sau 4-6 tuần. Chú ý luôn đảm bảo lực kéo từ 70-120 gr.

- Khi kéo lùi răng nanh xong, thì chuyển sang bước 2, kéo lùi các răng cửa.

1.2. Bước 2- Kéo lùi khối răng cửa bằng loop đóng

- Cố định và liên kết răng nanh với các răng sau bằng dây ligature.

- Đặt dây SS .016 x.022 hoặc .017x.025 sau khi đã bẻ loop đóng sao cho loop nằm gần vùng răng trước cần kéo lùi..

- Đóng khoảng bằng điều chỉnh loop:

  • Tác dụng loop bằng cách kéo phần dây cung phía sau ống band răng sau, sao cho chân loop mở 1-2mm, rồi bẻ đầu tận của dây xuống tạo góc 30-45độ.
  • Điều chỉnh loop 4-5 tuần một lần.

3.2. Kéo các răng sau ra trước.

- Thực hiện các bước tương tự như kéo lùi khối răng trước nhưng ngược lại, và thực hiện kéo tiến từng răng. (buộc cố định khối răng trước, kéo từng răng sau ra trước).

3.3. Phối hợp kéo các răng trước ra sau và kéo các răng sau ra trước.

- Thực hiện buộc cố định các răng sau thành một khối và các răng trước thành một khối.

- Kéo 2 khối đóng khoảng bằng chun chuỗi (hoặc lò xo, hoặc loop đóng)

3.4. Kết thúc điều trị:

- Kết thúc giai đoạn đóng khoảng khi khoảng đã được đóng kín.

- Chuyển sang giai đoạn III ( giai đoạn hoàn thiện) của quá trình điều trị nắn chỉnh răng toàn diện.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Sang thương niêm mạc lợi do lún band: Tháo band và gắn lại.

- Sang thương niêm mạc do đầu dây cung dài, do loop, lò xo kéo cọ sát lợi:

+ Chỉnh dây cung nếu dây bị trượt sang một bên hoặc cắt đầu dây cung bị dài.

+ Chỉnh lại loop, lò xo.

+ Điều trị sang thương, nhiễm trùng.

 

 

QT-144: ĐIỀU CHỈNH ĐỘ NGHIÊNG RĂNG BẰNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị rối loạn lệch lạc trục của răng bằng khí cụ cố định gắn trong miệng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Trục răng nghiêng vào trong hoặc nghiêng ra ngoài.

- Trục răng nghiêng gần hoặc nghiêng xa.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Viêm quanh răng cấp vùng răng cần điều chỉnh.

- Nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về Nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ .

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Bộ kìm bẻ dây các loại….

2.2 Vật liệu

- Các vật liệu thông thường trong nắn chỉnh răng, chun các loại.

- Dây cung kim loại thiết diện lớn 17x25, 19x25 hoặc dây TMA, hoặc dây Blue Elgiloy….

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

- Người bệnh đã được gắn mắc cài điều trị nắn chỉnh răng và đang ở giai đoạn chỉnh chi tiết chuẩn bị kết thúc điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Các phim Panorama và Cephalometry….

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Lần hẹn 1:

- Tháo dây cung ra khỏi mắc cài và các band đã đặt ở giai đoạn điều trị trước.

- Xác định vị trí răng và hướng nghiêng cần điều chỉnh.

- Chọn lựa kỹ thuật điều chỉnh độ nghiêng răng: gắn lại mắc cài hoặc bẻ dây:

  • Điều chỉnh độ nghiêng gần xa bằng cách gắn lại mắc cài:
  • Tháo mắc cài ra khỏi răng cần điều chỉnh.
  • Đặt và gắn lại mắc cài để chỉnh được độ nghiêng gần – xa.
  • Đặt và cố định dây cung Niti đi qua các mắc cài trên cung hàm.
  • Điều chỉnh độ nghiêng gần xa của răng bằng cách bẻ dây:
  • Chọn dây cung chữ nhật loại dây kim loại hoặc dây TMA hoặc Blue Elgiloy thiết diện lớn 17x25, 19x25.
  • Thử dây cung trên miệng.
  • Đánh dấu vị trí bẻ ở phía gần và phía xa của một răng hoặc các răng cần điều chỉnh bằng bút chì chuyên dụng .
  • Bẻ đoạn dây đã đánh dấu tạo thành một đoạn chéo so với mặt phẳng cắn sao cho có tác dụng chỉnh độ nghiêng gần – xa của răng bằng kìm mỏ chim hoặc kìm Tweed bẹt.
  • Đặt và cố định dây cung đã bẻ vào các mắc cài trên cung hàm.
  • Điều chỉnh độ nghiêng ngoài trong thân răng bằng cách gắn lại mắc cài chuyên dụng:
  • Tháo mắc cài đã được gắn ở giai đoạn điều trị trước ra khỏi răng cần điều chỉnh.
  • Chọn mắc cài có độ nghiêng trong ngoài phù hợp.
  • Đặt và cố định mắc cài đã chọn lên răng cần điều chỉnh.
  • Đặt và cố định dây cung thiết diện lớn lên các mắc cài trên cung hàm.
  • Điều chỉnh độ nghiêng ngoài trong thân răng bằng cách bẻ dây:
  • Chọn dây cung: chọn dây chữ nhật loại dây kim loại hoặc dây TMA
  • hoặc Blue Elgiloy thiết diện lớn17x25, 19x25.
  • Thử dây cung trên miệng.
  • Đánh dấu vị trí bẻ ở phía gần và phía xa của một răng hoặc các răng cần điều chỉnh bằng bút chì chuyên dụng.
  • Bẻ dây: Dùng kìm Key Torque điều chỉnh độ nghiêng trong ngoài của dây cho một răng, dùng kìm Tweed điều chỉnh độ nghiêng trong ngoài của dây cho một nhóm răng.
  • Đặt dây cung đã điều chỉnh độ nghiêng lên các mắc cài trên cung hàm và cố định dây.

3.2. Các lần hẹn tiếp theo:

- Đánh giá độ nghiêng các răng điều chỉnh.

- Đối với các trường hợp điều chỉnh độ nghiêng bằng gắn lại mắc cài: thay chun cố định, thay dây phù hợp.

- Đối với các trường hợp điều chỉnh độ nghiêng bằng bẻ dây: bẻ điều chỉnh lại dây.

3.3. Điều trị duy trì:

Khi răng đã đạt được độ nghiêng theo kế hoạch điều trị, thì điều trị duy trì bằng cách cố định các răng với dây Ligature trong thời gian tối thiểu 3 tháng.

3.4. Kết thúc điều trị:

- Tháo mắc cài.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Trong quá trình điều trị

- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương và loại bỏ yếu tố gây sang chấn.

QT-145: KỸ THUẬT ĐÓNG KHOẢNG BẰNG KHÍ CỤ THÁO LẮP

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật đẩy lùi khối tiền hàm bị nhô lên trên và ra trước đồng thời giúp cho các phần cung hàm bị ngăn cách nhau bởi khe hở tiến lại gần với nhau.

- Được thực hiện trước khi làm phẫu thuật môi thì đầu, giúp cho phẫu thuật dễ dàng hơn và sẹo môi đẹp hơn.

II. CHỈ ĐỊNH

Trẻ em có khe hở môi-vòm miệng toàn bộ 2 bên ngay sau khi sinh

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Dị ứng với các loại vật liệu dán dính

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ

2. Phương tiện

- Bộ khay khám

- Băng dính dán vào da

- Vật liệu bảo vệ da: dạng miếng mỏng hoặc dung dịch

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Ảnh chụp ngoài mặt

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

- Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Lần hẹn thứ nhất: trẻ em ngay sau khi sinh hoặc càng sớm càng tốt

- Dán băng dính đẩy mấu tiền hàm ra sau:

  • Dán hoặc bôi lớp bảo vệ vào vùng sẽ dán băng dính ở 2 bên má
  • Dùng ngón tay ép má người bệnh sao cho 3 phần của môi trên 2 bên các khe hở sát với nhau
  • Dán băng dính

Lưu ý: Dán băng dính sao cho có lực tác động ép các bên khe hở ở khoảng 100g-120g

- Hướng dẫn cha mẹ người bệnh:

  • Giữ băng dính liên tục 24h/24h
  • Thay băng dính hàng ngày
  • Khi tháo băng dính phải dùng bông thấm ướt trước, sau đó tháo nhẹ nhàng.

3.2. Các lần hẹn sau: thường 1 tuần/1 lần

- Đánh giá di chuyển của mấu tiền hàm

- Hướng dẫn người nhà cách chăm sóc bổ xung nếu cần

3.3. Lần hẹn cuối cùng:

- Nếu trẻ em được điều trị ngay từ khi mới sinh và gia đình hợp tác chăm sóc tốt thì giai đoạn điều trị tích cực (tác dụng lực ép mấu tiền hàm) thường được thực hiện 2 tuần – 4 tuần, sau đó duy trì kết quả cho đến khi thực hiện phẫu thuật môi thì đầu ( thường vào lúc 3-6 tháng tuổi).

- Đánh giá tình trạng sát khít mấu tiền hàm

- Khi phần mềm của 3 phần môi trên tiến sát nhau và tạo được sự liên tục của cung hàm thì sẽ dừng giai đoạn điều trị tích cực và duy trì kết quả

- Chuyển áp dụng biện pháp điều trị tiếp theo

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Dị ứng da vùng má có dán băng dính: cần dùng vật liệu bảo vệ phù hợp

2. Ép quá mức mấu tiền hàm ra sau: ngừng dán băng dính và theo dõi đến khi mấu tiền hàm trở về vị trí đúng

 

 

QT-146: KỸ THUẬT ĐÓNG KHOẢNG BẰNG KHÍ CỤ THÁO LẮP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị loại bỏ khoảng trên cung hàm bằng dịch chuyển các răng với khí cụ tháo lắp trong nắn chỉnh răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Khe thưa trên cung răng.

- Khoảng trống sau mất răng.

- Khoảng trống sau nhổ răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Sáp cắn

- Chun liên hàm.

- Bút chì ….

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định

- Phim Panorama và Cephalometric đánh giá tình trạng khoảng trên cung răng.

4. Người bệnh

- Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Thiết kế khí cụ

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu bằng thạch cao cứng.

- Thiết kế khí cụ đóng khoảng trên mẫu:

  • Các móc để kéo răng nanh di xa.
  • Các móc ở nền hàm phía vòm miệng làm neo chặn kéo răng nanh.

3.2 Làm khí cụ đóng khoảng. Thực hiện tại Labo theo thiết kế.

3.3. Đặt khí cụ điều trị đóng khoảng

- Kiểm tra khí cụ.

- Thử khí cụ trên miệng và điều chỉnh cho phù hợp.

- Lắp khí cụ trên miệng người bệnh.

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng:

  • Cách tháo lắp và mắc chun kéo.
  • Vệ sinh và bảo quản khí cụ.
  • Thời gian đeo khí cụ trên miệng.

3.4. Các lần điều trị tiếp theo:

- Hẹn người bệnh khám điều trị định kỳ 2 tuần/lần:

- Đánh giá tình trạng khoảng trên cung răng và các răng

- Điều chỉnh khí cụ và chun kéo với lực phù hợp.

- Khi răng nanh đã di chuyển về vị trí phía xa, thì lặp lại quy trình di các răng cửa ra sau để đóng khoảng trước răng nanh bằng khí cụ tháo lắp khác.

3.5 Điều trị duy trì.

- Đánh giá tình trạng khoảng trên cung răng, nếu khoảng đã được đóng kín thì ngừng tác dụng lực

- Đeo duy trì khí cụ trong vòng 3-6 tháng.

3.6 Kết thúc điều trị.

Khi cung răng đã ổn định sau giai đoạn duy trì thì kết thúc điều trị và tháo khí cụ.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương và chỉnh sửa hoặc làm lại khí cụ khác nếu cần.

 

 

QT-146: KỸ THUẬT NONG RỘNG HÀM BẰNG KHÍ CỤ THÁO LẮP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị các rối loạn hẹp cung răng bằng khí cụ tháo lắp.

II. CHỈ ĐỊNH

Cung răng hẹp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Hàm hẹp nguyên nhân do xương.

- Người bệnh ở thời kỳ hết giai đoạn tăng trưởng.

- Có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Sáp cắn

- Bút chì ….

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định

- Phim Panorama và Cephalometric đánh giá tình trạng hẹp cung răng.

4. Người bệnh

- Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Thiết kế khí cụ

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu hàm bằng thạch cao cứng.

- Thiết kế khí cụ tháo lắp với ốc nong trên mẫu.

3.2. Làm khí cụ nong hàm.

Thực hiện tại Labo theo thiết kế.

3.3 . Lắp khí cụ điều trị nong hàm trên miệng

- Kiểm tra khí cụ.

- Thử khí cụ trên miệng và điều chỉnh cho phù hợp.

- Lắp khí cụ trên miệng người bệnh.

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng:

+ Cách tháo lắp.

  • Vệ sinh và bảo quản khí cụ.
  • Thời gian đeo khí cụ trên miệng.
  • Cách điều chỉnh ốc nong.

3.4 Các lần điều trị tiếp theo:

- Hẹn người bệnh khám điều trị định kỳ hàng tuần:

  • Theo dõi tình trạng cung răng và hàm.
  • Điều chỉnh khí cụ cho phù hợp.

3.5 Điều trị duy trì.

- Đánh giá tình trạng cung răng và hàm, nếu cung răng và hàm đã được nong đủ rộng thì ngừng tác dụng lực

- Đeo duy trì khí cụ trong vòng 3-6 tháng.

3.6 Kết thúc điều trị.

Khi cung răng đã ổn định sau giai đoạn duy trì thì kết thúc điều trị và tháo khí cụ.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương và chỉnh sửa hoặc làm lại khí cụ khác nếu cần.

 

 

QT-147: NẮN CHỈNH MẤT CÂN XỨNG HÀM CHIỀU TRƯỚC SAU BẰNG KHÍ CỤ THÁO LẮP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị sai khớp cắn loại II xương do lùi hàm dưới có sử dụng khí cụ tháo lắp, tạo lập khớp cắn loại I bằng đưa hàm dưới ra trước .

II. CHỈ ĐỊNH

Sai khớp cắn loại II xương do lùi hàm dưới .

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh ở giai đoạn hết thời kỳ tăng trưởng.

- Có tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về Nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng: khay, gương, gắp, thám châm.

- Bộ dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.

- Kìm mỏ chim….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Sáp lá.

- Giấy cắn.

- Bút chì vẽ mẫu….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang Panorama, Cephalometry… đánh giá tình trạng lệch lạc xương hàm và răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Các bước thực hiện kỹ thuật

3.1. Thiết kế khí cụ.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu 2 hàm bằng thạch cao cứng.

- Lấy khớp sáp ghi tương quan hai hàm khi người bệnh đưa hàm dưới ra trước đạt được tương quan răng nanh là loại I.

- Thiết kế khí cụ tháo lắp trên mẫu:

  • Hàm Monoblock, hoặc hàm Bionator, hoặc hàm Twinblock.
  • Đặt ốc nong ở phần giữa nền hàm trên nếu hàm hẹp.
  • Móc Adams và cung ngoài cho hàm Monoblock hoặc hàm Bionator.

3.2 Làm khí cụ

- Thực hiện tại Labo theo thiết kế.

3.3 Lắp hàm trên miệng

- Kiểm tra khí cụ tháo lắp.

- Thử và đặt khí cụ trên miệng.

- Chỉnh sửa khí cụ tháo lắp cho phù hợp.

- Lắp khí cụ trên miệng.

- Hướng dẫn người bệnh và/ hoặc người giám hộ cách sử dụng:

  • Tháo và đeo khí cụ.
  • Vệ sinh và bảo quản.
  • Chỉnh ốc nong hàm nếu có.
  • Thời gian đeo.

3.4 Các lần điều trị tiếp theo.

Hẹn người bệnh tái khám hàng tháng:

- Kiểm tra đánh giá tình trạng răng.

- Kiểm tra tình trạng tương quan hai hàm theo chiều trước sau và theo chiều ngang.

- Tác động khí cụ:

  • Nong hàm,
  • Chỉnh dây cung.
  • Mài chỉnh phần nhựa của khí cụ….

3.5 Điều trị duy trì

- Ngừng tác động lực và điều trị duy trì khi tương quan 2 hàm đã đạt mục tiêu điều trị bao gồm:

  • Khớp cắn răng nanh loại I.
  • Tương quan theo chiều ngang có múi ngoài răng hàm hàm trên trùm ra ngoài răng hàm hàm dưới. Thời gian duy trì 9-12 tháng.

3.6. Kết thúc điều trị:

- Kết thúc điều trị duy trì khi tương quan 2 hàm đã ổn định.

- Tháo bỏ khí cụ điều trị và chuyển điều trị giai đoạn tiếp theo.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương và chỉnh sửa hoặc làm lại khí cụ nếu cần.

- Rối loạn đau khớp thái dương hàm: Điều trị khớp thái dương hàm và tạm ngừng đeo khí cụ, chỉnh sửa hoặc làm lại hàm khác.

2. Sau điều trị

Rối loạn đau khớp thái dương hàm: Điều trị khớp thái dương hàm.

 

 

QT-148: QUY TRÌNH DUY TRÌ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NẮN CHỈNH RĂNG BẰNG KHÍ CỤ THÁO LẮP

I. ĐẠI CƯƠNG

Duy trì kết quả là một giai đoạn rất quan trọng trong quá trình điều trị nắn chỉnh răng nhằm tránh tái phát, được thực hiện sau khi tháo khí cụ nắn chỉnh răng.

Khí cụ duy trì tháo lắp có ưu điểm là dễ vệ sinh nhưng đòi hỏi sự hợp tác của người bệnh trong việc đeo khí cụ.

II. CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp sau khi tháo khí cụ nắn chỉnh răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

- Dụng cụ: kìm tác dụng hàm, thìa lấy dấu…

- Vật liệu: chất lấy dấu, thạch cao đá…

3. Người bệnh

- Được giải thích các vấn đề liên quan tới quy trình điều trị.

- Người bệnh đã được tháo khí cụ nắn chỉnh răng.

4. Hồ sơ bệnh án

Theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Các bước thực hiện kỹ thuật

3.1. Lần hẹn 1:

- Lấy dấu.

- Đổ mẫu bằng thạch cao.

- Thiết kế khí cụ duy trì trên mẫu.

- Làm khí cụ duy trì loại tháo lắp tại Labo.

3.2. Lần hẹn 2:

- Kiểm tra khí cụ duy trì theo đúng tiêu chuẩn.

- Thử khí cụ trên miệng và điều chỉnh cho phù hợp.

- Lắp khí cụ trên miệng người bệnh.

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng:

  • Cách tháo lắp.
  • Vệ sinh khí cụ.
  • Thời gian đeo khí cụ trên miệng.

3.3.Các lần điều trị tiếp theo:

- Hẹn người bệnh khám định kỳ 2-3 tháng/lần:

  • Kiểm tra tình trạng hàm răng xem có tái phát không.
  • Kiểm tra tình trạng khí cụ và điều chỉnh nếu cần.

3.4 Kết thúc điều trị duy trì:

- Thông thường thời gian điều trị duy trì từ 1-2 năm hoặc lâu hơn.

- Tháo khí cụ và kết thúc quá trình điều trị.

VI. THEO DÕI TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Sang thương niêm mạc miệng do gãy khí cụ: điều trị tổn thương, làm lại khí cụ khác.

 

 

QT-149: KỸ THUẬT NẮN CHỈNH RĂNG XOAY SỬ DỤNG KHÍ CỤ THÁO LẮP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị răng xoay trục, chỉnh răng trở lại đúng trục giải phẫu bằng khí cụ tháo lắp trong nắn chỉnh răng.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng xoay trục.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng sữa.

- Răng có chỉ định nhổ.

- Răng bị dính khớp (ankylosis).

- Có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Panorama và Cephalometric.

4. Người bệnh

- Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Thiết kế khí cụ trên mẫu:

- Lấy dấu hàm răng bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu bằng thạch cao cứng.

- Thiết kế khí cụ điều trị răng xoay trên mẫu:

  • Tay gạt đàn hồi hoặc cung trong tại vị trí răng xoay.
  • Nền hàm.
  • Các móc lưu giữ.

3.2. Làm khí cụ điều trị

Thực hiện tại labo theo thiết kế.

3.3. Lắp khí cụ điều trị:

- Kiểm tra khí cụ.

- Thử khí cụ trên miệng và điều chỉnh cho phù hợp.

- Lắp khí cụ trên miệng người bệnh.

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng:

  • Cách tháo lắp.
  • Vệ sinh khí cụ.
  • Thời gian đeo khí cụ trên miệng: ít nhất 20 h/ngày.

3.4. Các lần điều trị tiếp theo:

Hẹn người bệnh khám và điều trị định kỳ 2-3 tuần/lần.

- Kiểm tra đánh giá tình trạng xoay của răng điều chỉnh.

- Kiểm tra đánh giá tình trạng mô quanh răng và mức độ lung lay của răng điều trị.

- Điều chỉnh lực xoay trên khí cụ cho phù hợp.

- Hướng dẫn thêm người bệnh cách vệ sinh răng miệng và sử dụng khí cụ nếu cần.

3.5. Điều trị duy trì:

- Khi răng xoay đã điều chỉnh về đúng trục giải phẫu thì điều trị duy trì kết quả:

  • Chỉnh cánh tay gạt ở vị trí thụ động.
  • Thời gian duy trì 6 -12 tháng.

3.6. Kết thúc điều trị:

Tháo khí cụ.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Lung lay răng xoay quá mức: Điều chỉnh lại lực xoay.

- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương

2. Sau điều trị

- Răng xoay chết tủy: Điều trị tủy.

 

 

QT-150: GIỮ KHOẢNG RĂNG BẰNG KHÍ CỤ THÁO LẮP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị giữ khoảng trên cung răng trong thời gian răng vĩnh viễn tương ứng chưa mọc bằng khí cụ tháo lắp.

II. CHỈ ĐỊNH

- Mất răng hàm sữa sớm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Có tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định

- Phim Panorama.

4. Người bệnh

Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Thiết kế khí cụ trên mẫu:

- Lấy dấu hàm răng bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu bằng thạch cao cứng.

- Thiết kế khí cụ điều trị giữ khoảng trên mẫu:

  • Bộ phận giữ khoảng.
  • Nền hàm.
  • Các móc lưu giữ.

3.2. Làm khí cụ điều trị

- Thực hiện tại labo theo thiết kế.

3.3. Lắp khí cụ điều trị:

- Kiểm tra khí cụ.

- Thử khí cụ trên miệng và điều chỉnh cho phù hợp.

- Lắp khí cụ trên miệng người bệnh.

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng:

  • Cách tháo lắp.
  • Vệ sinh khí cụ.
  • Đeo khí cụ liên tục.

3.4. Các lần điều trị tiếp theo:

Hẹn người bệnh khám và điều trị định kỳ 2-3 tháng/lần.

- Kiểm tra đánh giá tình trạng giữ khoảng.

- Kiểm tra đánh giá tình trạng mọc răng vĩnh viễn tương ứng trên lâm sàng và X quang.

- Chỉnh sửa khí cụ cho phù hợp.

- Hướng dẫn thêm người bệnh cách vệ sinh răng miệng và sử dụng khí cụ nếu cần.

3.5. Kết thúc điều trị:

- Đánh giá tình trạng mọc răng vĩnh viễn tương ứng.

- Khi răng vĩnh viễn mọc ngang cổ răng bên cạnh thì kết thúc điều trị.

- Tháo khí cụ.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Trong quá trình điều trị

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

 

 

QT-151: KỸ THUẬT NẮN CHỈNH RĂNG BẰNG KHÍ CỤ THÁO LẮP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị lệch lạc răng đơn giản bằng khí cụ tháo lắp.

II. CHỈ ĐỊNH

- Khớp cắn ngược dạng nhẹ.

- Răng trước xoay nhẹ.

- Độ cắn chìa tăng nhẹ.

- Khe thưa.

- Cung răng hẹp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Khớp cắn lệch lạc phức tạp.

- Có tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Bộ dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Sáp cắn….

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định

- Phim Panorama và Cephalometric.

4. Người bệnh

Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Thiết kế khí cụ tháo lắp:

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu bằng thạch cao cứng.

- Thiết kế khí cụ trên mẫu.

3.2. Làm khí cụ tháo lắp

Thực hiện tại Labo theo thiết kế.

3.3. Điều trị khớp cắn lệch lạc bằng khí cụ đã sửa soạn:

- Kiểm tra khí cụ.

- Thử khí cụ trên miệng.

- Điều chỉnh khí cụ cho phù hợp.

- Lắp khí cụ trên miệng người bệnh.

- Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng:

  • Cách tháo lắp.
  • Vệ sinh và bảo quản khí cụ.
  • Thời gian đeo khí cụ trên miệng.

3.4. Các lần điều trị tiếp theo:

Hẹn người bệnh khám điều trị định kỳ từ 1- 2 tuần/lần.

- Kiểm tra, đánh giá tình trạng răng và mức độ di chuyển răng.

- Kiểm tra tình trạng vệ sinh răng miệng.

- Kiểm tra đánh giá tình trạng khí cụ.

- Điều chỉnh khí cụ để hàm có tác dụng điều trị liên tục.

- Hướng dẫn thêm người bệnh cách sử dụng nếu cần.

3.5. Điều trị duy trì.

- Khi các răng đã dịch chuyển đến vị trí mong muốn thì ngừng tác động lực và điều trị duy trì.

- Điều chỉnh khí cụ ở dạng thụ động và kéo dài từ 3-6 tháng.

3.6. Kết thúc điều trị:

Tháo khí cụ và kết thúc quá trình điều trị.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sang thương niêm mạc miệng do gãy khí cụ: điều trị sang thương và chỉnh sửa hoặc làm lại khí cụ khác.

 

 

QT-152: LÀM LÚN RĂNG CỬA HÀM DƯỚI SỬ DỤNG KHÍ CỤ THÁO LẮP TẤM CẮN (BITE PLATE) HOẶC MẶT PHẲNG CẮN PHÍA TRƯỚC (ANTERIOR BITE PLANE)

I. ĐẠI CƯƠNG

- Đây là kỹ thuật trong điều trị nắn chỉnh răng nhằm làm lún các răng cửa hàm dưới.

- Để làm lún các răng cửa hàm dưới có nhiều loại khí cụ, trong bài này chúng tôi giới thiệu kỹ thuật sử dụng khí cụ tháo lắp tấm cắn hoặc mặt phẳng cắn phía trước

II. CHỈ ĐỊNH

- Độ cắn trùm lớn , đặc biệt trường hợp răng cửa giữa HT ngả trước nhiều (góc răng cửa HT với mặt phẳng HT nhỏ hơn 70 độ)

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tất cả các trường hợp khác

- Người bệnh không hợp tác.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng: kìm mỏ chim, …

- Các vật liệu nắn chỉnh răng:

  • Chất lấy dấu và thạch cao
  • Sáp lá…

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định

- Phim Panorama và Cephalomatric.

4. Người bệnh

Người bệnh (hoặc phụ huynh) đã được giải thích về kế hoạch điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Lần hẹn thứ nhất:

- Lấy dấu răng

- Lấy dấu sáp cắn độ dầy cho mặt phẳng cắn.

- Đổ mẫu hàm bằng thạch cao ( thạch cao cứng là tốt nhất).

- Vẽ thiết kế tấm cắn hoặc mặt phẳng cắn trên mẫu

- Gửi mẫu có sáp cắn tới xưởng để sản xuất tấm cắn hoặc mặt phẳng cắn (có thể là một thành phần của khí cụ tháo lắp bao gồm cung môi, dây cung mặt lưỡi, móc Adam…)

3.2. Lần hẹn thứ hai:

-Kiểm tra khí cụ tháo lắp trên mẫu, chỉnh sửa nếu cần thiết ( kiểm tra gờ sắc, các thành phần của khí cụ, mặt phẳng cắn- độ dầy, vị trí…)

- Đeo khí cụ tháo lắp có tấm cắn hoặc mặt phẳng cắn cho BN. Kiểm tra độ sát khít của các thành phần khí cụ đặc biệt là mặt phẳng cắn.

- Hướng dẫn BN cách đeo và bảo quản khí cụ :

  • Thời gian đeo ít nhất 12h/ ngày đeo liên tục
  • BN phải cắn mạnh sao cho tấm cắn hoặc mặt phẳng cắn phải thấy được vết răng.

* Chú ý:

- Sau khi đeo khí cụ tháo lắp,các răng hàm phía sau phải mở khớp ( không tiếp xúc cắn)

- Ngoài kết quả làm lún các răng cửa HD,tấm cắn còn đồng thời làm lún các răng cửa HT và làm trồi các răng hàm lớn và hàm nhỏ, làm ngả môi các răng cửa HT.

3.3. Các lần điều trị tiếp theo (thường cách nhau 2-3 tuần)

- Kiểm tra mức độ lún của răng

- Kiểm tra tấm cắn hoặc mặt phẳng cắn

3.4. Kết thúc điều trị

- Đánh giá tình trạng các răng: Dừng làm lún răng khi răng đạt vị trí mong muốn.

- Lưu giữ kết quả 4-6 tháng.

- Chuyển giai đoạn điều trị nắn chỉnh răng tiếp theo nếu cần.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Lung lay quá mức (độ 3, 4) răng cửa đang làm lún: điều chỉnh lại lực nhẹ hoặc tạm ngừng làm lún răng chờ tổ chức quanh răng phục hồi, răng hết lung lay độ 3-4.

- Sang thương niêm mạc lợi miệng do gãy khí cụ:

  • Tháo khí cụ.
  • Điều trị sang thương.

 

 

QT-153: KỸ THUẬT ĐÓNG KHOẢNG BẰNG KHÍ CỤ THÁO LẮP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị loại bỏ khoảng trên cung hàm bằng dịch chuyển các răng với khí cụ tháo lắp trong nắn chỉnh răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Khe thưa trên cung răng.

- Khoảng trống sau mất răng.

- Khoảng trống sau nhổ răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Sáp cắn

- Chun liên hàm.

- Bút chì ….

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định

- Phim Panorama và Cephalometric đánh giá tình trạng khoảng trên cung răng.

4. Người bệnh

Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Thiết kế khí cụ

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu bằng thạch cao cứng.

- Thiết kế khí cụ đóng khoảng trên mẫu:

  • Các móc để kéo răng nanh di xa.
  • Các móc ở nền hàm phía vòm miệng làm neo chặn kéo răng nanh.

3.2. Làm khí cụ đóng khoảng. Thực hiện tại Labo theo thiết kế.

3.3. Đặt khí cụ điều trị đóng khoảng

- Kiểm tra khí cụ.

- Thử khí cụ trên miệng và điều chỉnh cho phù hợp.

- Lắp khí cụ trên miệng người bệnh.

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng:

  • Cách tháo lắp và mắc chun kéo.
  • Vệ sinh và bảo quản khí cụ.
  • Thời gian đeo khí cụ trên miệng.

3.4. Các lần điều trị tiếp theo:

- Hẹn người bệnh khám điều trị định kỳ 2 tuần/lần:

- Đánh giá tình trạng khoảng trên cung răng và các răng

- Điều chỉnh khí cụ và chun kéo với lực phù hợp.

- Khi răng nanh đã di chuyển về vị trí phía xa, thì lặp lại quy trình di các răng cửa ra sau để đóng khoảng trước răng nanh bằng khí cụ tháo lắp khác.

3.5. Điều trị duy trì.

- Đánh giá tình trạng khoảng trên cung răng, nếu khoảng đã được đóng kín thì ngừng tác dụng lực

- Đeo duy trì khí cụ trong vòng 3-6 tháng.

3.6. Kết thúc điều trị.

Khi cung răng đã ổn định sau giai đoạn duy trì thì kết thúc điều trị và tháo khí cụ.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương và chỉnh sửa hoặc làm lại khí cụ khác nếu cần.

 

 

QT-154: SỬ DỤNG KHÍ CỤ THÁO LẮP ĐIỀU TRỊ THÓI QUEN XẤU MÚT MÔI

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị loại bỏ thói quen xấu mút môi gây lệch lạc răng bằng khí cụ tháo lắp.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng lệch lạc do thói quen xấu mút môi.

- Thói quen xấu mút môi có nguy cơ gây lệch lạc răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng:khay, gương, gắp, thám châm.

- Bộ dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.

- Kìm Adams….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng lệch lạc răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

2. Các bước thực hiện kỹ thuật

3.1. Thiết kế khí cụ tháo lắp trên mẫu hàm.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu 2 hàm bằng thạch cao cứng.

- Thiết kế khí cụ tháo lắp trên mẫu: Có bộ phận chặn môi để môi không tác động đến nhóm răng cửa dưới

3.2 Làm khí cụ tháo lắp

Thực hiện tại Labo theo thiết kế.

3.3 Lắp hàm trên miệng người bệnh

- Kiểm tra khí cụ tháo lắp.

- Lắp khí cụ trên miệng người bệnh.

- Chỉnh sửa khí cụ tháo lắp cho phù hợp.

- Hướng dẫn người bệnh và/ hoặc người giám hộ cách sử dụng khí cụ.

3.4 Các lần điều trị tiếp theo.

Hẹn người bệnh tái khám hàng tháng:

- Kiểm tra đánh giá tình trạng răng.

- Hỏi, khám và đánh giá tình trạng thói quen xấu.

- Hướng dẫn người bệnh và/ hoặc người giám hộ duy trì đeo khí cụ.

3.5. Kết thúc điều trị:

- Kiểm tra đánh giá tình trạng răng.

- Hỏi, khám và đánh giá tình trạng thói quen xấu.

Nếu người bệnh đã ngừng hẳn thói quen xấu mút môi được ít nhất 3 tháng, thì tháo khí cụ và kết thúc điều trị.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương và chỉnh sửa hoặc làm lại khí cụ nếu cần.

 

 

QT-155: SỬ DỤNG KHÍ CỤ THÁO LẮP ĐIỀU TRỊ THÓI QUEN XẤU ĐẨY LƯỠI

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị loại bỏ thói quen xấu đẩy lưỡi gây lệch lạc răng bằng khí cụ tháo lắp.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng lệch lạc do thói quen xấu đẩy lưỡi.

- Thói quen xấu đẩy lưỡi có nguy cơ gây lệch lạc răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng:khay, gương, gắp, thám châm.

- Bộ dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.

- Kìm Adams….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng lệch lạc răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện kỹ thuật

3.1. Thiết kế khí cụ tháo lắp trên mẫu hàm.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu 2 hàm bằng thạch cao cứng.

- Thiết kế khí cụ tháo lắp trên mẫu: Có bộ phận chặn lưỡi không để lưỡi tác động đẩy các răng trước.

3.2 Làm khí cụ tháo lắp

Thực hiện tại Labo theo thiết kế.

3.3 Lắp hàm trên miệng người bệnh

- Kiểm tra khí cụ tháo lắp.

- Lắp khí cụ trên miệng người bệnh.

- Chỉnh sửa khí cụ tháo lắp cho phù hợp.

- Hướng dẫn người bệnh và/ hoặc người giám hộ cách sử dụng khí cụ.

3.4 Các lần điều trị tiếp theo.

Hẹn người bệnh tái khám hàng tháng:

- Kiểm tra đánh giá tình trạng răng.

- Hỏi, khám và đánh giá tình trạng thói quen xấu.

- Hướng dẫn người bệnh và/ hoặc người giám hộ duy trì đeo khí cụ.

3.5. Kết thúc điều trị:

- Kiểm tra đánh giá tình trạng răng.

- Hỏi, khám và đánh giá tình trạng thói quen xấu.

Nếu người bệnh đã ngừng hẳn thói quen xấu đẩy lưỡi được ít nhất 3 tháng, thì tháo khí cụ và kết thúc điều trị.

4. Lần hẹn cuối cùng:

- Đánh giá tình trạng cung răng

- Hỏi xác định trẻ đã ngừng thói quen đẩy lưỡi

- Tháo khí cụ

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sang thương niêm mạc miệng do khí cụ: điều trị sang thương và làm lại khí cụ nếu cần

 

 

QT-156: SỬ DỤNG KHÍ CỤ THÁO LẮP ĐIỀU TRỊ THÓI QUEN XẤU MÚT NGÓN TAY

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị loại bỏ thói quen xấu mút ngón tay gây lệch lạc răng bằng khí cụ tháo lắp.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng lệch lạc do thói quen xấu mút ngón tay.

- Thói quen xấu mút ngón tay có nguy cơ gây lệch lạc răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng:khay, gương, gắp, thám châm.

- Bộ dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.

- Kìm Adams….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng lệch lạc răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện kỹ thuật

3.1. Thiết kế khí cụ tháo lắp trên mẫu hàm.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu 2 hàm bằng thạch cao cứng.

- Thiết kế khí cụ tháo lắp trên mẫu: Có bộ phận ngăn cản việc mút ngón tay.

3.2 Làm khí cụ tháo lắp

Thực hiện tại Labo theo thiết kế.

3.3 Lắp hàm trên miệng người bệnh

- Kiểm tra khí cụ tháo lắp.

- Lắp khí cụ trên miệng người bệnh.

- Chỉnh sửa khí cụ tháo lắp cho phù hợp.

- Hướng dẫn người bệnh và/ hoặc người giám hộ cách sử dụng khí cụ.

3.4 Các lần điều trị tiếp theo.

Hẹn người bệnh tái khám hàng tháng:

- Kiểm tra đánh giá tình trạng răng.

- Hỏi, khám và đánh giá tình trạng thói quen xấu.

- Hướng dẫn người bệnh và/ hoặc người giám hộ duy trì đeo khí cụ.

3.5. Kết thúc điều trị:

- Kiểm tra đánh giá tình trạng răng.

- Hỏi, khám và đánh giá tình trạng thói quen xấu.

Nếu người bệnh đã ngừng hẳn thói quen xấu mút ngón tay được ít nhất 3 tháng, thì tháo khí cụ và kết thúc điều trị.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương và chỉnh sửa hoặc làm lại khí cụ nếu cần.

 

 

QT-157: ĐIỀU TRỊ THÓI QUEN XẤU THỞ MIỆNG BẰNG KHÍ CỤ THÁO LẮP

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị loại bỏ thói quen thở miệng bằng khí cụ tháo lắp với tấm chắn miệng ( oral screen).

II. CHỈ ĐỊNH

Trẻ em có thói quen thở miệng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Có cản trở thở đường mũi.

- Amidan quá phát chẹn đường thở.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu.

- Bộ khám: khay, gương, gắp, thám châm….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu

- Bút chì vẽ mẫu….

- Tấm chắn miệng có sẵn các cỡ hoặc vật liệu chế tạo….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng đường thở …

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước kỹ thuật

3.1. Lấy dấu và đổ mẫu hai hàm

- Lấy dấu.

- Đổ mẫu bằng thạch cao siêu cứng.

3.2. Làm khí cụ tháo lắp tấm chắn miệng.

- Thiết kế khí cụ có 3-4 lỗ trên tấm chắn.

- Làm khí cụ tháo lắp tấm chắn miệng thực hiện tại Labo theo thiết kế.

* Nếu sử dụng tấm chắn miệng có sẵn: Chọn tấm chắn miệng trên mẫu cho phù hợp.

3.3. Điều trị thói quen xấu thở miệng bằng khí cụ

- Kiểm tra khí cụ và chỉnh sửa nếu cần.

- Lắp khí cụ trên miệng người bệnh.

- Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng:

+ Lắp và tháo khí cụ.

+ Vệ sinh khí cụ.

+ Cách bảo quản.

3.4. Các lần điều trị tiếp theo.

Tái khám hàng tháng.

- Hỏi, kiểm tra và đánh giá tình trạng thở đường mũi.

- Chỉnh kích thước lỗ trên tấm chắn cho phù hợp: chỉnh kích thước lỗ nhỏ dần lại hoặc giảm số lượng lỗ hoặc cả hai.

- Kết hợp hướng dẫn người bệnh luyện cơ vòng môi.

3.5. Kết thúc điều trị

Người bệnh thích nghi và tự thở đường mũi tốt thì dừng đeo tấm chắn.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Trong quá trình điều trị

- Sang thương niêm mạc ngách tiền đình và ngách má do tấm chắn cọ sát: Điều trị sang thương và chỉnh sửa khí cụ.

 

 

QT-158: KỸ THUẬT GẮN BAND

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật đặt, cố định khí cụ hỗ trợ neo chặn trong nắn chỉnh răng.

II. CHỈ ĐỊNH

Điều trị lệch lạc răng cần neo chặn hoặc tăng cường neo chặn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng chỉ định gắn band có tổn thương viêm quanh răng.

- Răng chỉ định gắn band nhưng thân răng quá ngắn hoặc chưa mọc hết.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ .

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…

- Bộ dụng cụ gắn band: cây ấn band, kìm tháo band

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu.

- Tay khoan chậm và chổi đánh bóng….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Chun tách kẽ.

- Chất gắn band….

3. Người bệnh

- Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Panorama và Cephalometric.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Chuẩn bị gắn band

- Lấy dấu bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu hàm bằng thạch cao cứng.

- Đặt chun tách kẽ vào các kẽ cần gắn band.

3.2.Gắn band

- Lấy bỏ chun tách kẽ.

- Làm sạch các răng đặt band.

- Chọn band trên mẫu hàm.

- Thử band trên miệng người bệnh.

- Dùng cây ấn điểm để chỉnh sửa band cho vừa khít với răng.

- Gắn cố định band:

+ Làm sạch và thổi khô band.

+ Cô lập răng cần gắn band

+ Trộn xi măng gắn cho vào band.

+ Đặt band với xi măng vào răng đã sửa soạn.

+ Dùng cây ấn band đẩy band vào vị trí đúng.

+ Lấy hết xi măng thừa.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình đặt band

Sang thương niêm mạc lợi do lún band: Tháo band, điều trị sang thương và gắn lại.

2. Sau đặt band

- Viêm quanh răng các răng mang band:

+ Tháo band.

+ Điều trị viêm quanh răng.

 

 

QT-159: MÁNG ĐIỀU TRỊ ĐAU KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị rối loạn đau khớp thái dương hàm bằng khí cụ tháo lắp.

II. CHỈ ĐỊNH

- Đau khớp thái dương hàm.

- Hội chứng SADAM.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Có tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

- Dính khớp thái dương hàm.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm.

- Bộ dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.

- Bộ càng nhai….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Sáp hoặc silicone đặc….

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Panorama, Cephalometric, Conbeam CT đánh giá tình trạng khớp thái dương hàm.

4. Người bệnh

- Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Thiết kế khí cụ điều trị

- Lấy dấu hai hàm

- Đổ mẫu bằng thạch cao cứng.

- Ghi tương quan tâm bằng sáp hoặc silicone đặc.

- Lấy tương quan hàm trên bằng cung mặt.

- Lên càng nhai theo tương quan trung tâm.

- Thiết kế máng trên mẫu:

+ Máng phủ mặt nhai và rìa cắn tất cả các răng.

+ Phủ 1/3 ngoài thân răng phía rìa cắn.

+ Phủ quá mặt trong các răng và 5mm niêm mạc vòm miệng .

3.2. Làm khí cụ điều trị

Thực hiện khí cụ tại labo theo thiết kế trên mẫu.

3.3. Đặt khí cụ điều trị

- Kiểm tra khí cụ.

- Thử khí cụ trên miệng và chỉnh sửa cho phù hợp.

- Lắp khí cụ trên cung răng.

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng:

+ Cách tháo lắp.

+ Vệ sinh và bảo quản khí cụ .

+ Thời gian đeo khí cụ trên miệng: đeo liên tục.

3.4 Các lần điều trị tiếp theo

Hẹn người bệnh khám và điều trị định kỳ:

- Đánh giá mức độ giảm đau khớp thái dương hàm.

- Điều chỉnh khí cụ nếu cần thiết.

3.5 Kết thúc điều trị

- Kết thúc điều trị khi hết triệu chứng đau khớp thái dương hàm.

- Chỉnh sửa máng hạ dần tầm cắn.

- Tháo bỏ khí cụ.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương và chỉnh sửa hoặc làm lại khí cụ nếu cần.

 

 

QT-160: KỸ THUẬT MÀI CHỈNH KHỚP CẮN

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị loại bỏ các điểm chạm sớm và các điểm cản trở khớp cắn để điều trị và dự phòng lệch lạc khớp cắn, các bệnh về răng, quanh răng và khớp thái dương hàm.

II. CHỈ ĐỊNH

- Sai lệch cắn khít trung tâm do có điểm chạm sớm.

- Sai lệch cắn khít trung tâm do cản trở cắn ở hàm răng sữa, hỗn hợp hoặc vĩnh viễn

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Có tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm.

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.

- Bộ dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.

- Bộ càng nhai, cung mặt.

- Bút đánh dấu da….

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Sáp lá hồng, sáp nhôm hoặc silicone đặc

- Giấy thử cắn độ dày 40µm màu đỏ và màu xanh….

3. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định

- Phim Panorama và Cephalometric.

4. Người bệnh

Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Chuẩn bị các mẫu hàm.

- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.

- Đổ mẫu bằng thạch cao siêu cứng.

- Lấy tương quan hàm trên bằng cung mặt

- Ghi tương quan hai hàm ở tương quan tâm

3.2 Xác định mức độ mài chỉnh các mẫu trên càng nhai.

- Vào mẫu trên càng nhai dựa trên các tương quan đã lấy.

- Xác định các điểm cản trở cắn, điểm chạm sớm trên càng nhai.

- Đánh dấu các điểm chạm sớm.

- Dùng mũi khoan mài chỉnh các điểm chạm sớm trên mẫu thạch cao.

- Đánh dấu các vị trí đã mài chỉnh.

3.3. Mài chỉnh các điểm chạm sớm trên miệng.

- Đối chiếu và đánh dấu các điểm cần mài trên răng theo mẫu.

- Dùng mũi khoan kim cương mài chỉnh các điểm chạm sớm đã đánh dấu.

- Hướng dẫn người bệnh cắn khít ở vị trí trung tâm, kiểm tra tình trạng cản trở và chỉnh sửa tiếp nếu cần.

- Kiểm tra lại chức năng khớp cắn động:

Hướng dẫn người bệnh chuyển động hàm dưới các hướng và chỉnh sửa nếu cần.

- Chống ê buốt các răng mài chỉnh.

- Hướng dẫn người bệnh:

+ Cách ăn nhai đều 2 bên.

+ Loại bỏ thói quen xấu nếu có.

3.4. Kết thúc điều trị:

- Đánh giá tình trạng khớp cắn, chuyển giai đoạn điều trị nếu cần.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.

- Ê buốt răng: Điều trị ê buốt.

 

 

QT-161: PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG LẠC CHỖ

I. ĐẠI CƯƠNG

Răng lạc chỗ có thể ngầm trong xương hoặc xuất hiện trên cung hàm nhưng sai vị trí. Trong bài này chỉ đề cập tới các trường hợp răng lạc chỗ đã mọc.

Răng lạc chỗ thường ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khó kiểm soát mảng bám răng và còn là nguyên nhân gây lệch lạc răng và gây rối loạn khớp cắn.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng lạc chỗ không có chỉ định nắn chỉnh.

- Răng lạc chỗ gây biến chứng hoặc có nguy cơ gây biến chứng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật nhổ răng.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

2.2. Thuốc

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Dung dịch bơm rửa.

- Vật liệu cầm máu.

- Bông, gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng.

- Xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Vô cảm:

Tùy trường hợp cụ thể mà có thể gây tê hoặc gây mê.

- Phẫu thuật lấy răng thừa:

+ Tách nếp niêm mạc và dây chằng quanh răng bằng cây bóc tách.

+ Dùng bẩy tách chân răng với xương ổ răng.

+ Dùng kìm thích hợp lấy răng ra khỏi ổ răng.

+ Kiểm soát huyệt ổ răng.

+ Sửa chữa và tạo hình xương ổ răng nếu cần.

+ Cầm máu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi làm thủ thuật

- Sốc: điều trị chống sốc.

- Chảy máu: Cầm máu.

- Gãy chân răng: lấy chân răng.

- Sang chấn răng liền kề: Tùy mức độ có thể chỉ theo dõi hoặc cố định.

2. Sau khi làm thủ thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

 

 

QT-162: PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG NGẦM

I. ĐẠI CƯƠNG

- Răng ngầm là răng không mọc ra được hoặc là một răng thừa.

- Các răng ngầm có thể là nguyên nhân của nang thân răng hoặc các biến chứng khác.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng ngầm gây cản trở các răng khác mọc.

- Răng ngầm gây lệch lạc răng phải nhổ để nắn chỉnh.

- Răng ngầm có nang thân răng.

- Răng ngầm chèn ép thần kinh gây đau.

- Răng ngầm gây tổn thương răng kế cận.

- Răng ngầm lạc chỗ gây rối loạn chức năng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Dung dịch bơm rửa.

- Vật liệu cầm máu.

- Vật liệu ghép xương.

- Bông, gạc vô khuẩn.

- Kim, chỉ khâu.

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng ngầm.

- Xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Vô cảm:

Tùy trường hợp cụ thể mà có thể gây tê hoặc gây mê.

- Phẫu thuật lấy răng ngầm:

+ Tạo vạt niêm mạc màng xương thích hợp để mở xương và lấy răng.

+ Mở xương: dùng dụng cụ thích hợp mở xương bộc lộ răng ngầm.

+ Chia cắt răng ngầm: dùng mũi khoan cắt răng và chia tách chân răng để dễ đưa răng ra khỏi xương hàm nếu cần.

+ Dùng dụng cụ thích hợp lấy răng và các chân răng đã chia tách ra khỏi xương.

+ Kiểm soát vùng phẫu thuật.

+ Ghép xương nếu cần.

+ Khâu đóng vạt.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi làm thủ thuật

- Sốc: điều trị chống sốc.

- Chảy máu: Cầm máu.

- Tổn thương xương và các cấu trúc lân cận: Tùy từng trường hợp mà chọn giải pháp điều trị thích hợp.

2. Sau khi làm thủ thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

 

 

QT-163: PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN MỌC LỆCH HÀM TRÊN

I. ĐẠI CƯƠNG

Răng khôn hàm trên mọc lệch thường không có chức năng ăn nhai và còn có thể gây ra các biến chứng. Vì vậy khi xác định được răng khôn mọc lệch thì nên nhổ sớm.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng khôn hàm trên mọc lệch.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật nhổ răng.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng .

- Bộ dụng cụ mở xương.

- Kìm bẩy thích hợp

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê: Loại có Adrenaline và không Adrenaline.

- Thuốc sát khuẩn

- Vật liệu cầm máu.

- Dung dịch bơm rửa.

- Bông gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

Chụp phim X-quang để xác định mức độ răng kẹt.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ, bệnh án.

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần nhổ.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn.

- Gây tê tại chỗ, trong một số trường hợp phối hợp gây tê vùng.

- Rạch niêm mạc: trong một số trường hợp cần tạo vạt thì thực hiện theo các bước sau:

+ Rạch niêm mạc nếp niêm mạc.

+ Bóc tách vạt niêm mạc để bộc lộ răng.

- Lấy răng ra khỏi huyệt ổ răng bằng dụng cụ thích hợp.

- Kiểm soát huyệt ổ răng.

- Khâu đóng phần mềm trong trường hợp có tạo vạt.

- Cắn gạc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

- Sốc: Chống sốc

- Chảy máu: cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: cầm máu.

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân.

 

 

QT-164: PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI MỌC LỆCH

I. ĐẠI CƯƠNG

Răng khôn hàm dưới mọc lệch thường không có chức năng ăn nhai và còn có thể gây ra các biến chứng. Vì vậy khi xác định được răng khôn mọc lệch thì nên nhổ sớm.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng khôn hàm dưới mọc lệch .

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật nhổ răng.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

- Bộ dụng cụ mở xương.

- Bộ dụng cụ cắt răng.

- Kìm và bẩy thích hợp.

2.2 Thuốc và vật liệu:

- Thuốc tê: Loại có Adrenaline và không Adrenaline.

- Thuốc sát khuẩn.

- Vật liệu cầm máu.

- Dung dịch bơm rửa.

- Bông gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

Được giải thích và đồng ý thực hiện kỹ thuật

4. Hồ sơ bệnh án:

Chuẩn bị đầy đủ theo đúng quy định.

Chụp phim X-quang để xác định mức độ răng lệch.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần nhổ.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn.

- Gây tê tại chỗ, trong một số trường hợp phối hợp gây tê vùng.

- Rạch niêm mạc: trong một số trường hợp cần tạo vạt thì thực hiện theo các bước sau:

+ Rạch niêm mạc.

+ Bóc tách vạt niêm mạc để bộc lộ răng cần nhổ

- Lấy răng ra khỏi huyệt ổ răng bằng dụng cụ thích hợp.

- Kiểm soát huyệt ổ răng.

- Khâu đóng phần mềm trong trường hợp có tạo vạt.

- Cắn gạc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

- Sốc: Chống sốc

- Chảy máu: cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: cầm máu.

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân.

 

 

QT-165: PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN MỌC LỆCH CÓ CẮT THÂN

I. ĐẠI CƯƠNG

Là phẫu thuật trong các trường hợp răng khôn mọc lệch cần cắt thân răng để lấy răng.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng khôn mọc lệch có phần thân răng bị kẹt dưới thân răng liền kề.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

- Bộ dụng cụ mở xương.

- Bộ dụng cụ cắt răng.

- Kìm và bẩy thích hợp.

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Thuốc gây mê.

- Thuốc sát khuẩn

- Vật liệu cầm máu.

- Vật liệu ghép.

- Kim, chỉ khâu.

- Dung dịch bơm rửa.

- Bông gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng mọc lệch.

- Xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần nhổ.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Vô cảm:

Tùy trường hợp cụ thể mà có thể gây tê hoặc gây mê.

- Phẫu thuật lấy răng khôn lệch:

+ Tạo vạt:

* Rạch niêm mạc màng xương.

* Bóc tách vạt niêm mạc để bộc lộ vùng xương ổ răng

+ Mở xương: dùng mũi khoan mở xương ổ răng bộc lộ phần thân răng khôn lệch.

+ Cắt thân răng: Dùng mũi khoan cắt ngang qua cổ răng hoặc thân răng để lấy bỏ phần thân răng sao cho phần còn lại có thể lấy dễ dàng ra khỏi ổ răng.

+ Lấy phần thân ra khỏi huyệt ổ răng.

+ Lấy phần chân răng ra khỏi huyệt ổ răng bằng dụng cụ thích hợp.

+ Kiểm soát huyệt ổ răng.

+ Ghép xương nếu cần.

+ Khâu đóng phần mềm.

+ Cắn gạc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

- Sốc: Chống sốc

- Chảy máu: cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: cầm máu.

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

 

 

QT-166: PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN MỌC LỆCH CÓ CẮT THÂN, CHIA CHÂN RĂNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Trong các trường hợp răng khôn mọc lệch, thường gặp răng khôn lệch gần có thân răng bị kẹt dưới cổ răng hàm lớn liền kề. Vì vậy phải cắt thân răng để lấy răng ra khỏi huyệt ổ răng và tránh tổn thương răng liền kề.

Trường hợp chân răng dị dạng hoặc nhiều chân thì cần phải cắt và chia tách chân răng lấy hết chân răng ra khỏi huyệt ổ răng.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng khôn mọc lệch có phần thân răng bị kẹt dưới thân răng liền kề và răng có nhiều chân hoặc chân dị dạng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật nhổ răng.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt

- Trợ thủ nha khoa.

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

- Bộ dụng cụ mở xương

- Bộ dụng cụ cắt răng.

- Kìm bẩy thích hợp

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê: Loại có Adrenaline và không Adrenaline.

- Thuốc sát khuẩn

- Vật liệu cầm máu.

- Kim và chỉ khâu.

- Dung dịch bơm rửa.

- Bông gạc vô khuẩn

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

Chụp phim X-quang để xác định mức độ răng kẹt.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần nhổ.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn.

- Gây tê tại chỗ, trong một số trường hợp phối hợp gây tê vùng.

- Rạch niêm mạc: trong một số trường hợp cần tạo vạt thì thực hiện theo các bước sau:

+ Rạch niêm mạc màng xương.

+ Bóc tách vạt niêm mạc để bộc lộ vùng xương ổ răng

- Mở xương: Trong một số trường hợp cần mở xương, dùng mũi khoan mở xương ổ răng bộc lộ phần thân răng cắt bỏ.

- Cắt thân răng: Dùng mũi khoan cắt ngang qua cổ răng hoặc thân răng để lấy bỏ phần thân răng sao cho phần còn lại có thể lấy dễ dàng ra khỏi ổ răng.

- Lấy phần thân ra khỏi huyệt ổ răng.

- Cắt và chia tách chân răng.

- Lấy phần chân răng ra khỏi huyệt ổ răng bằng dụng cụ thích hợp.

- Kiểm soát huyệt ổ răng.

- Khâu đóng phần mềm trong trường hợp có tạo vạt.

- Cắn gạc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

- Sốc: Chống sốc

- Chảy máu: cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: cầm máu.

- Nhiễm trùng: kháng sinh toàn thân.

 

 

QT-167: NHỔ RĂNG VĨNH VIỄN

I. ĐẠI CƯƠNG

Răng vĩnh viễn có chỉ định nhổ là tình trạng thường gặp trên lâm sàng để loại bỏ các răng bệnh lý không thể điều trị bảo tồn được hoặc để điều trị nắn chỉnh các răng lệch lạc.

II. CHỈ ĐỊNH

- Các răng có bệnh quanh răng nặng không thể điều trị bảo tồn được.

- Các răng sâu mất nhiều mô cứng không còn khả năng bảo tồn.

- Các răng lung lay quá mức không điều trị bảo tồn được.

- Các răng thừa.

- Răng mọc lạc chỗ

- Các răng bị chấn thương mất mô cứng vùng thân răng hoặc gãy chân răng không điều trị bảo tồn được.

- Các răng có chỉ định nhổ để nắn chỉnh răng, phục hình răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép nhổ răng.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt .

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

2.2. Thuốc

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Dung dịch bơm rửa.

- Vật liệu cầm máu.

- Bông, gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và vùng răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Gây tê tại chỗ

- Tách nếp niêm mạc và dây chằng quanh răng bằng cây bóc tách.

- Dùng bẩy tách chân răng với xương ổ răng.

- Dùng kìm thích hợp lấy răng ra khỏi ổ răng.

- Kiểm soát huyệt ổ răng.

- Sửa chữa và tạo hình xương ổ răng nếu cần.

- Cầm máu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi làm thủ thuật

- Sốc: điều trị chống sốc.

- Chảy máu: Cầm máu.

- Gãy chân răng: lấy chân răng.

- Sang chấn răng liền kề: Tùy mức độ có thể chỉ theo dõi hoặc cố định

- Chân răng lọt vào xoang hàm hoặc thông đáy xoang: lấy chân răng và bịt lỗ thông xoang.

- Sai khớp thái dương hàm: Nắn khớp.

2. Sau khi làm thủ thuật

- Chảy máu: Cầm máu

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh toàn thân.

 

 

QT-168: NHỔ RĂNG VĨNH VIỄN LUNG LAY

I. ĐẠI CƯƠNG

Nhổ răng vĩnh viễn lung lay để loại bỏ các răng không còn chức năng ăn nhai hoặc loại bỏ các ổ nhiễm khuẩn tiềm tàng trong khoang miệng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng lung lay quá mức không còn chức năng ăn nhai

- Răng có bệnh lý vùng quanh răng không còn khả năng điều trị bảo tồn

- Các trường hợp sang chấn không có chỉ định bảo tồn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

2.2. Thuốc

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Dung dịch bơm rửa.

- Vật liệu cầm máu.

- Bông, gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và vùng răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Gây tê tại chỗ

- Tách nếp niêm mạc

- Dùng kìm phù hợp lấy răng ra khỏi huyệt ổ răng.

- Kiểm soát huyệt ổ răng

- Cầm máu

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh và chống viêm.

- Chảy máu: cầm máu

 

 

QT-169: NHỔ CHÂN RĂNG VĨNH VIỄN

I. ĐẠI CƯƠNG

Các chân răng còn lại trên cung răng không còn chức năng ăn nhai và còn là ổ nhiễm khuẩn. Các chân răng còn trở ngại cho việc phục hình bằng hàm giả tháo lắp hoặc cố định.

II. CHỈ ĐỊNH

- Các chân răng còn lại do sâu răng

- Các chân răng còn lại do chấn thương không có chỉ định bảo tồn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt .

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

2.2. Thuốc

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Dung dịch bơm rửa.

- Vật liệu cầm máu.

- Bông, gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và vùng răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Gây tê tại chỗ

- Tách nếp niêm mạc và dây chằng quanh chân răng bằng cây bóc tách.

- Dùng bẩy thích hợp để tách chân răng và làm đứt dây chằng quanh chân răng

- Dùng kìm thích hợp lấy chân răng ra khỏi ổ răng.

- Kiểm soát huyệt ổ răng.

- Cầm máu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh và chống viêm.

- Chảy máu: cầm máu

 

 

QT-170: NHỔ RĂNG THỪA

I. ĐẠI CƯƠNG

Các răng thừa thường không có chức năng và còn gây ảnh hưởng thẩm mỹ, là nguyên nhân làm lệch lạc răng và rối loạn khớp cắn.Vì vậy, trong hầu hết các trường hợp cần nhổ bỏ các răng thừa.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng thừa không có chức năng thay thế răng khác

- Răng thừa mọc ngoài cung răng

- Răng thừa có hình thể bất thường gây ảnh hưởng thẩm mỹ

- Răng thừa là nguyên nhân gây lệch lạc răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép nhổ răng.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt .

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

2.2. Thuốc

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Dung dịch bơm rửa.

- Vật liệu cầm máu.

- Bông, gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và vùng răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Gây tê tại chỗ

- Tách nếp niêm mạc và dây chằng quanh răng bằng cây bóc tách.

- Dùng bẩy tách chân răng với xương ổ răng.

- Dùng kìm thích hợp lấy răng ra khỏi ổ răng.

- Kiểm soát huyệt ổ răng.

- Sửa chữa và tạo hình xương ổ răng nếu cần.

- Cầm máu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi làm thủ thuật

- Sốc: điều trị chống sốc.

- Chảy máu: Cầm máu.

- Gãy chân răng: lấy chân răng.

- Sang chấn răng liền kề: Tùy mức độ có thể chỉ theo dõi hoặc cố định

- Chân răng lọt vào xoang hàm hoặc thông đáy xoang: lấy chân răng và bịt lỗ thông xoang.

- Sai khớp thái dương hàm: Nắn khớp.

2. Sau khi làm thủ thuật

- Chảy máu: Cầm máu

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh toàn thân.

 

 

QT-171: PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG CÓ TẠO HÌNH XƯƠNG Ổ RĂNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật nhổ răng có tạo hình xương ổ răng là kỹ thuật nhổ răng khó phải mở xương để lấy răng hoặc chân răng, sau đó có tạo hình xương ổ răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng hoặc chân răng bị kẹt giữa các răng lân cận hoặc cành lên xương hàm dưới

- Các trường hợp chân răng dị dạng như chân hình dùi trống, các răng nhiều chân cong dính vào nhau vv...

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

2.2. Thuốc

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Dung dịch bơm rửa.

- Vật liệu cầm máu.

- Bông, gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Gây tê tại chỗ và gây tê vùng.

- Rạch và tạo vạt niêm mạc màng xương.

- Tách và bộc lộ xương hàm vùng mở xương.

- Mở xương: dùng mũi khoan cắt bỏ xương, bộc lộ răng hoặc chân răng.

- Lấy răng, chân răng: dùng dụng cụ thích hợp.

- Làm sạch vùng phẫu thuật và tạo hình xương ổ răng.

- Đặt vật liệu cầm máu.

- Khâu phục hồi niêm mạc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh và chống viêm.

- Chảy máu: cầm máu

 

 

QT-172: PHẪU THUẬT TẠO HÌNH XƯƠNG Ổ RĂNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật tạo hình xương ổ răng là kỹ thuật sửa chữa và tạo hình lại sống hàm sau nhổ răng hoặc mất răng, giúp cho việc mang hàm giả.

II. CHỈ ĐỊNH

- Sống hàm vùng răng trước sau khi mất răng phát triển ra trước quá mức.

- Sống hàm biến dạng hình thể làm trở ngại mang hàm giả.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt .

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

2.2. Thuốc

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Dung dịch bơm rửa.

- Vật liệu cầm máu.

- Bông, gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án.

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và vùng xương ổ răng cần phẫu thuật.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Gây tê tại chỗ

- Rạch niêm mạc màng xương:

- Dùng dao rạch niêm mạc màng xương dọc theo sống hàm sao cho thuận nếp niêm mạc để bộc lộ phần sống hàm cần điều chỉnh.

- Bóc tách và bộc lộ sống hàm.

- Sửa chữa và tạo hình sống hàm.

- Khâu đóng niêm mạc màng xương.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh và chống viêm.

- Chảy máu: cầm máu

 

 

QT-173: PHẪU THUẬT MỞ XƯƠNG CHO RĂNG MỌC

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật mở xương cho răng mọc là kỹ thuật lấy bỏ một phần xương hàm cản trở để mở đường cho răng mọc.

II. CHỈ ĐỊNH

Các răng vĩnh viễn còn nằm toàn bộ trong xương hàm mà đã đến tuổi hoặc quá tuổi mọc răng đó.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật nhổ răng.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng

- Bộ dụng cụ mở xương

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê

- Thuốc sát khuẩn

- Dung dịch bơm rửa

- Vật liệu cầm máu

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Gây tê tại chỗ

- Tạo vạt: tạo vạt niêm mạc hình thang hoặc hình vợt, tách bóc bộc lộ xương vùng răng ngầm.

- Mở xương: dùng mũi khoan cắt bỏ xương ổ răng từ ngoài vào để đủ khoảng cho răng mọc hoặc có thể kéo ra bằng kỹ thuật nắn chỉnh răng.

- Khâu đóng vạt niêm mạc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh và chống viêm.

- Chảy máu: cầm máu

 

 

QT-174: PHẪU THUẬT NẠO QUANH CUỐNG RĂNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Nạo cuống răng là phẫu thuật lấy bỏ phần viêm và hoại tử quanh cuống răng, giúp cho quá trình liền thương.

II. CHỈ ĐỊNH

- Tổn thương u hạt quanh cuống răng.

- Các trường hợp sau điều trị nội nha mà chất hàn đi quá cuống răng gây bệnh lý vùng cuống.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt .

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

2.2. Thuốc

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Dung dịch bơm rửa.

- Vật liệu cầm máu.

- Bông, gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn.

- Gây tê tại chỗ.

- Tạo vạt:

+ Dùng dao rạch niêm mạc màng xương tương ứng vùng cuống răng.

+ Dùng cây tách bóc tách vạt niêm mạc màng xương, bộc lộ xương hàm vùng cuống răng.

- Mở xương: Dùng mũi khoan cắt hoặc mở rộng phần xương tương ứng vùng cuống răng cần bộc lộ.

- Nạo quanh cuống răng :

+ Dùng cây nạo thích hợp lấy bỏ phần viêm hoại tử quanh cuống răng

+ Dùng cây nạo thích hợp nạo sạch quanh cuống răng

- Kiểm soát và bơm rửa quanh cuống răng

- Khâu đóng vạt niêm mạc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh và chống viêm.

- Chảy máu: Cầm máu.

 

 

QT-175: PHẪU THUẬT CẮT CUỐNG RĂNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Cắt cuống răng là phẫu thuật cắt bỏ phần cuống răng bệnh lý và mô hoại tử quanh cuống.

II. CHỈ ĐỊNH

- U hạt quanh cuống răng có kích thước lớn.

- Nang chân răng

- Chân răng cong biến dạng bất thường vùng cuống không thể hàn kín ống tủy tới cuống răng được.

- Gãy dụng cụ trong ống tủy ở vùng cuống răng không lấy ra được ảnh hưởng kết quả điều trị tủy.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

2.2. Thuốc

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Dung dịch bơm rửa.

- Vật liệu cầm máu.

- Bông, gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

- Răng bệnh lý đã được điều trị nội nha.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn.

- Gây tê tại chỗ.

- Tạo vạt:

+ Dùng dao rạch niêm mạc màng xương tương ứng vùng cuống răng.

+ Dùng cây tách bóc tách vạt niêm mạc màng xương, bộc lộ xương hàm vùng cuống răng.

- Mở xương: Dùng mũi khoan cắt hoặc mở rộng phần xương tương ứng vùng cuống răng cần bộc lộ.

- Cắt cuống răng:

+ Dùng mũi khoan cắt và lấy bỏ phần cuống răng bệnh lý.

+ Dùng cây nạo thích hợp lấy bỏ phần viêm hoại tử quanh cuống răng.

- Hàn ngược cuống răng: Trong một số trường hợp có chỉ định.

- Kiểm soát và bơm rửa quanh cuống răng.

- Khâu đóng vạt niêm mạc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh và chống viêm.

- Chảy máu: cầm máu.

 

 

QT-176: PHẪU THUẬT CẮT, NẠO XƯƠNG Ổ RĂNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật cắt, nạo xương ổ răng là kỹ thuật cắt, nạo xương hoại tử do bệnh lý hoặc tai biến điều trị.

II. CHỈ ĐỊNH

Viêm hoại tử xương ổ răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật nhổ răng.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

2.2. Thuốc

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Dung dịch bơm rửa.

- Vật liệu cầm máu.

- Bông, gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Gây tê tại chỗ và gây tê vùng.

- Tạo vạt: đầu vạt phải nhỏ hơn cuống vạt, bề dài của vạt không được quá bề rộng vạt.

- Cắt xương: dùng mũi khoan và kìm bấm xương lấy bỏ toàn bộ vùng xương chết đến vùng xương bình thường.

- Làm sạch vùng phẫu thuật: rũa nhẵn bờ xương sắc, nạo tổ chức nhiễm trùng, rửa sạch.

- Khâu kín phục hồi vạt niêm mạc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh và chống viêm.

- Chảy máu: cầm máu.

 

 

QT-177: CẮT LỢI XƠ CHO RĂNG MỌC

I. ĐẠI CƯƠNG

Cắt nếp niêm mạc xơ cho răng mọc là kỹ thuật cắt bỏ phần nếp niêm mạc xơ cản trở mọc răng, giúp cho răng mọc được bình thường.

II. CHỈ ĐỊNH

Các răng vĩnh viễn nằm dưới nếp niêm mạc không thể tự mọc ra khỏi cung hàm mà đã đến tuổi hoặc quá tuổi mọc răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

2.2. Thuốc

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Dung dịch bơm rửa.

- Vật liệu cầm máu.

- Bông, gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và vùng nếp niêm mạc xơ cần phẫu thuật.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Gây tê tại chỗ.

- Rạch và cắt bỏ niêm mạc nếp niêm mạc xơ ở vùng trên răng mọc.

- Tách và kiểm soát niêm mạc nếp niêm mạc xơ đảm bảo đủ chỗ cho răng mọc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh và chống viêm.

- Chảy máu: cầm máu.

 

 

QT-178: LỢI TRÙM RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI

I. ĐẠI CƯƠNG

Nếp niêm mạc trùm phủ bề mặt răng khôn thường gây ra ứ đọng thức ăn, là nguyên nhân gây viêm quanh thân răng và các biến chứng khác. Nếu răng không có chỉ định nhổ thì phải cắt bỏ phần nếp niêm mạc trùm để bộc lộ thân răng.

II. CHỈ ĐỊNH

Nếp niêm mạc trùm phủ một phần hoặc toàn phần thân răng mà răng không có chỉ định nhổ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Nếp niêm mạc trùm đang trong giai đoạn viêm cấp tính.

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính ở nơi khác trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng .

- Thuốc tê.

- Dao điện hoặc máy đốt laser.

- Thuốc sát khuẩn.

- Dung dịch bơm rửa.

- Xi- măng phẫu thuật.

- Vật liệu cầm máu.

- Bông gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

Chụp phim X-quang để xác định răng không có chỉ định nhổ.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Bơm rửa sạch túi quanh thân răng.

- Sát khuẩn.

- Gây tê tại chỗ

- Cắt bỏ vạt quanh thân răng:

+ Dùng dao, kéo hoặc dao điện cắt bỏ phần nếp niêm mạc trùm phủ trên bề mặt và vạt quanh thân răng, đặc biệt phía xa để bộc lộ thân răng.

+ Kiểm soát bề mặt và quanh thân răng.

- Đặt xi-măng phẫu thuật.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh và chống viêm.

- Chảy máu: cầm máu

 

 

QT-179: CẮT PHANH NIÊM MẠC ĐỂ LÀM HÀM GIẢ

I. ĐẠI CƯƠNG

Cắt nếp niêm mạc di động để làm hàm giả là kỹ thuật được sử dụng để loại bỏ phần nếp niêm mạc di động gây cản trở bám giữ hoặc mất cân bằng của hàm giả.

II. CHỈ ĐỊNH

Sống hàm vùng mất răng có nếp niêm mạc di động gây cản trở bám giữ hoặc mất cân bằng của hàm giả .

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật nhổ răng.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt .

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

2.2. Thuốc

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Dung dịch bơm rửa.

- Vật liệu cầm máu.

- Bông, gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

Được thăm khám, giải thích và đồng ý thực hiện kỹ thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

- Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và vùng nếp niêm mạc di động cần phẫu thuật.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Gây tê tại chỗ

- Rạch, bóc tách, tạo hình lại phần nếp niêm mạc di động gây cản trở bám giữ hoặc mất cân bằng của hàm giả .

- Khâu phục hồi niêm mạc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh và chống viêm.

- Chảy máu: cầm máu

 

 

QT-180: PHẪU THUẬT CẮT PHANH LƯỠI

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật cắt phanh lưỡi là kỹ thuật cắt và sửa chữa phanh lưỡi bám bất thường gây cản trở vận động của lưỡi.

II. CHỈ ĐỊNH

- Phanh lưỡi bám sai vị trí cản trở vận động của lưỡi

- Phanh lưỡi bám sai vị trí cản trở điều trị nắn chỉnh răng.

- Phanh lưỡi bám sai vị trí cản trở đeo hàm tháo lắp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

2.2. Thuốc

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Dung dịch bơm rửa.

- Vật liệu cầm máu.

- Bông, gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

3. Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và phanh lưỡi cần phẫu thuật.

4. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Gây tê tại chỗ

- Rạch và cắt phanh lưỡi:

+ Người phụ nâng lưỡi lên làm căng phanh lưỡi sao cho bờ trước phanh lưỡi thẳng góc với trục của lưỡi.

+ Phẫu thuật viên dùng dao cắt ngang qua phanh lưỡi .

- Kiểm soát và điều chỉnh niêm mạc của phanh lưỡi sao cho đủ để lưỡi vận động bình thường.

- Khâu phục hồi.

Lưu ý : Trong một số trường hợp khó, cần gây mê để cắt phanh lưỡi theo đường rạch hình chữ Z để tăng tối đa khả năng vận động của lưỡi.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: cầm máu.

2. Sau phẫu thuật:

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh và chống viêm.

- Chảy máu: cầm máu

 

 

QT-181: PHẪU THUẬT CẮT PHANH MÔI

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật cắt phanh môi là kỹ thuật cắt và sửa chữa phanh môi bám bất thường gây trở ngại vận động của môi, gây lệch lạc răng, co kéo nếp niêm mạc bờ gây viêm nếp niêm mạc, và trở ngại đeo hàm giả.

II. CHỈ ĐỊNH

- Phanh môi bám bất thường gây trở ngại vận động của môi.

- Phanh môi bám bất thường gây khe thưa răng cửa.

- Phanh môi bám bất thường làm co kéo nếp niêm mạc bờ gây viêm nếp niêm mạc hoặc co nếp niêm mạc.

- Phanh môi bám bất thường gây trở ngại đeo hàm giả.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt .

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

2.2. Thuốc

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Dung dịch bơm rửa.

- Vật liệu cầm máu.

- Bông, gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và phanh môi cần phẫu thuật.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Gây tê tại chỗ

- Rạch và cắt phanh môi:

+ Người phụ nâng môi lên làm căng phanh môi sao cho bờ trước phanh môi thẳng góc với trục của môi.

+ Phẫu thuật viên dùng dao cắt ngang qua phanh môi .

- Kiểm soát và điều chỉnh niêm mạc của phanh môi sao cho đủ để môi vận động bình thường.

- Khâu phục hồi.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh và chống viêm.

- Chảy máu: cầm máu

 

 

QT-182: PHẪU THUẬT CẮT PHANH MÁ

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật cắt phanh má là kỹ thuật cắt và tạo hình lại dải niêm mạc đi từ niêm mạc má tới nếp niêm mạc mà có ảnh hưởng tới sự bám dính của hàm giả.

II. CHỈ ĐỊNH

- Phanh má bám sát bờ nếp niêm mạc ảnh hưởng tới bám dính của hàm giả.

- Phanh má bám sát bờ nếp niêm mạc là nguyên nhân của tổn thương mô quanh răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

2.2. Thuốc

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Dung dịch bơm rửa.

- Vật liệu cầm máu.

- Bông, gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và phanh má cần phẫu thuật.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Gây tê tại chỗ.

- Bộc lộ và cắt phanh má:

+ Bộc lộ và làm căng phanh má định phẫu thuật.

+ Dùng dao cắt đường ngang, vuông góc với phanh má.

+ Bóc tách, bộc lộ và cắt đứt ngang dải xơ.

- Khâu niêm mạc má và nếp niêm mạc:

+ Tách hai bờ đường cắt.

+ Khâu niêm má và nếp niêm mạc theo chiều dọc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh và chống viêm.

- Chảy máu: cầm máu

QT-183: CẤY LẠI RĂNG BẬT KHỎI Ổ RĂNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Cấy lại răng là kỹ thuật đặt lại răng đã bị bật khỏi ổ răng về vị trí ban đầu.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng bật khỏi ổ răng do chấn thương.

- Răng đã ra khỏi ổ răng do nhổ nhầm răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Mất xương ổ răng quá nhiều.

- Răng bị bật khỏi ổ răng quá 6 giờ.

- Răng bật khỏi ổ răng có tổn thương vùng chân răng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

2.2. Thuốc

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Dung dịch bơm rửa.

- Vật liệu cầm máu.

- Bông, gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Xử trí răng đã bị bật khỏi ổ răng

- Rửa sạch răng bằng nước muối sinh lí.

- Kiểm tra và đánh giá tình trạng dây chằng quanh răng và xương răng.

- Đặt răng vào môi trường dinh dưỡng hoặc nước muối sinh lí.

3.2 Kiểm soát huyệt ổ răng

- Bơm rửa và làm sạch huyệt ổ răng

- Đánh giá và kiểm soát tình trạng huyệt ổ răng.

3.3 Cấy răng trở lại vị trí ban đầu

- Dùng dụng cụ thích hợp lấy răng bị bật nhổ ra khỏi dung dịch nuôi dưỡng và đặt vào huyệt ổ răng theo giải phẫu ban đầu.

- Kiểm tra khớp cắn, đảm bảo răng không chạm mặt phẳng cắn.

- Cố định răng.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Răng lung lay: Cố định lại.

- Sang chấn khớp cắn: Chỉnh sửa khớp cắn.

- Nhiễm trùng: Điều trị kháng sinh.

 

 

QT-184: ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH THÂN RĂNG CẤP

I. ĐẠI CƯƠNG

Các trường hợp răng khôn có thân răng không được bộc lộ và bị bao phủ bởi vạt quanh thân răng, là nguyên nhân gây ra các đợt viêm cấp.

Điều trị viêm quanh thân răng cấp nhằm làm giảm mức độ viêm cấp của tổ chức quanh răng bằng biện pháp dẫn lưu mủ kết hợp với điều trị kháng sinh, chống viêm toàn thân.

II. CHỈ ĐỊNH

Viêm quanh thân răng cấp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định tuyệt đối.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.

- Thuốc tê.

- Dung dịch bơm rửa.

- Bông gạc vô khuẩn.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Bơm rửa bằng nước ấm để loại bỏ cặn, mảnh vụn thức ăn và dịch rỉ viêm.

- Dùng cây lấy cao răng nâng nhẹ vạt tách ra khỏi răng, dùng gạc sát khuẩn lau bên trong túi nếp niêm mạc lấy đi cặn bên dưới túi nếp niêm mạc.

- Bơm rửa lại túi nếp niêm mạc bằng nước ấm.

- Trường hợp trong túi nếp niêm mạc có mủ, rạch phần nếp niêm mạc trùm theo chiều trước sau để dẫn lưu.

- Dùng kháng sinh toàn thân.

- Sau khi các triệu chứng cấp đã thuyên giảm, tùy từng trường hợp có thể nhổ răng hoặc cắt nếp niêm mạc trùm.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

- Chảy máu: cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh và chống viêm.

- Chảy máu: cầm máu.

 

 

QT-185: TRÁM BÍT HỐ RÃNH BẰNG GLASS IONOMER CEMENT QUANG TRÙNG HỢP

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật hàn phủ các hố rãnh ở các bề mặt răng vĩnh viễn có nguy cơ khởi phát sâu răng hoặc đã có tổn thương sâu răng sớm bằng GIC.

- GIC (Glass Ionomer cement) là vật liệu phục hồi có ưu điểm bám dính tốt vào men, đồng thời có khả năng phóng thích Fluor vì vậy có tác dụng dự phòng sâu răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Các hố rãnh tự nhiên trên bề mặt răng khó làm sạch và có nguy cơ sâu răng.

- Sâu răng ở các hố rãnh giai đoạn sớm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Dị ứng với GIC.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ .

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ hàn GIC….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Vật liệu trám bít hố rãnh GIC….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sửa soạn bề mặt răng:

+ Làm sạch mảng bám răng bằng chổi hoặc đài cao su với bột đánh bóng.

+ Trong một số trường hợp dùng mũi khoan thích hợp mở rộng hố rãnh khó làm sạch.

+ Rửa sạch hố rãnh và bề mặt răng.

+ Làm khô.

+ Đặt dung dịch Coditioner vào hố rãnh trong 10 giây.

+ Rửa sạch và làm khô.

- Đặt vật liệu trám bít GIC vào hố rãnh:

+ Đặt GIC vào một phía của hố rãnh, miết nhẹ với lực vừa đủ để GIC tràn đầy hố rãnh.

+ Tạo hình bề mặt theo hình thể giải phẫu răng.

- Chiếu đèn 20 giây.

- Kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn.

- Phủ dầu cách ly lên bề mặt trám bít.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Không có tai biến cả trong và sau quá trình điều trị.

 

 

QT-186: TRÁM BÍT HỐ RÃNH BẰNG COMPOSITE HÓA TRÙNG HỢP

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật hàn phủ các hố rãnh ở các bề mặt răng vĩnh viễn có nguy cơ khởi phát sâu răng hoặc đã có tổn thương sâu răng sớm.

- Composite là vật liệu được sử dụng trong nha khoa phục hồi, có ưu điểm bám dính tốt vào men răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Các hố rãnh tự nhiên trên bề mặt răng khó làm sạch và có nguy cơ sâu răng.

- Sâu răng ở các hố rãnh giai đoạn sớm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Dị ứng với Composite.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ .

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ hàn Composite….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Composite và vật liệu kèm theo….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Sửa soạn bề mặt răng:

+ Làm sạch mảng bám răng bằng chổi hoặc đài cao su với bột đánh bóng.

+ Trong một số trường hợp dùng mũi khoan thích hợp mở rộng hố rãnh khó làm sạch.

+ Rửa sạch hố rãnh và bề mặt răng.

+ Làm khô.

+ Etching men răng bằng axit phosphoric 37% từ 10 đến 20 giây

+ Rửa sạch.

- Cách ly và làm khô.

3.2. Trám bít hố rãnh

- Đặt vật liệu trám bít Composite vào hố rãnh:

+ Đặt Composite vào một đầu của hố rãnh với 1 lực vừa đủ để Composite tràn đầy hố rãnh.

+ Chỉnh sửa bề mặt trám bít.

- Kiểm tra và chỉnh sửa khớp cắn.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Không có tai biến cả trong và sau quá trình điều trị.

 

 

QT-187: TRÁM BÍT HỐ RÃNH BẰNG COMPOSITE QUANG TRÙNG HỢP

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật hàn phủ các hố rãnh ở các bề mặt răng vĩnh viễn có nguy cơ khởi phát sâu răng hoặc đã có tổn thương sâu răng sớm.

- Composite là vật liệu được sử dụng trong nha khoa phục hồi, có ưu điểm bám dính tốt vào men răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Các hố rãnh tự nhiên trên bề mặt răng khó làm sạch và có nguy cơ sâu răng.

- Sâu răng ở các hố rãnh giai đoạn sớm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Dị ứng với Composite.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ .

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ hàn Composite….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Composite và vật liệu kèm theo….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Sửa soạn bề mặt răng:

+ Làm sạch mảng bám răng bằng chổi hoặc đài cao su với bột đánh bóng.

+ Trong một số trường hợp dùng mũi khoan thích hợp mở rộng hố rãnh khó làm sạch.

+ Rửa sạch hố rãnh và bề mặt răng.

+ Làm khô.

+ Etching men răng bằng axit phosphoric 37% từ 10 đến 20 giây

+ Rửa sạch.

- Cách ly và làm khô.

3.2. Trám bít hố rãnh

- Đặt vật liệu trám bít Composite vào hố rãnh:

+ Đặt Composite vào một đầu của hố rãnh với 1 lực vừa đủ để Composite tràn đầy hố rãnh.

+ Chỉnh sửa bề mặt trám bít.

+ Chiếu đèn quang trùng hợp trong 20-30 giây.

- Kiểm tra và chỉnh sửa khớp cắn.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Không có tai biến cả trong và sau quá trình điều trị.

 

 

QT-188: TRÁM BÍT HỐ RÃNH BẰNG NHỰA SEALANT

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật hàn phủ các hố rãnh ở các bề mặt răng vĩnh viễn có nguy cơ khởi phát sâu răng hoặc đã có tổn thương sâu răng sớm.

- Nhựa Sealant thường được sử dụng là vật liệu hóa trùng hợp....

II. CHỈ ĐỊNH

- Các hố rãnh tự nhiên trên bề mặt răng khó làm sạch và có nguy cơ sâu răng.

- Sâu răng ở các hố rãnh giai đoạn sớm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Dị ứng với nhựa trám bít.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ .

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ hàn ….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Vật liệu trám bít hố rãnh hóa trùng hợp….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Sửa soạn bề mặt răng:

+ Làm sạch mảng bám răng bằng chổi hoặc đài cao su với bột đánh bóng.

+ Trong một số trường hợp dùng mũi khoan thích hợp mở rộng hố rãnh khó làm sạch.

+ Rửa sạch hố rãnh và bề mặt răng.

+ Làm khô.

+ Etching men răng bằng axit phosphoric 37% từ 10 đến 20 giây

+ Rửa sạch.

- Cách ly và làm khô.

3.2. Trám bít hố rãnh

- Đặt vật liệu trám bít Sealant vào hố rãnh:

+ Đặt Sealant vào một đầu của hố rãnh với 1 lực vừa đủ để Sealant tràn đầy hố rãnh.

+ Chỉnh sửa bề mặt trám bít.

- Kiểm tra và chỉnh sửa khớp cắn.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Không có tai biến cả trong và sau quá trình điều trị.

 

 

QT-189: TRÁM BÍT HỐ RÃNH BẰNG GLASS IONOMER CEMENT

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật hàn phủ các hố rãnh ở các bề mặt răng vĩnh viễn có nguy cơ khởi phát sâu răng hoặc đã có tổn thương sâu răng sớm.

- GIC (Glass Ionomer cement) là vật liệu phục hồi có ưu điểm bám dính tốt vào men, đồng thời có khả năng phóng thích Fluor vì vậy có tác dụng dự phòng sâu răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Các hố rãnh tự nhiên trên bề mặt răng khó làm sạch và có nguy cơ sâu răng.

- Sâu răng ở các hố rãnh giai đoạn sớm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Dị ứng với GIC.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ hàn GIC….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Vật liệu trám bít hố rãnh GIC….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sửa soạn bề mặt răng:

+ Làm sạch mảng bám răng bằng chổi hoặc đài cao su với bột đánh bóng.

+ Trong một số trường hợp dùng mũi khoan thích hợp mở rộng hố rãnh khó làm sạch.

+ Rửa sạch hố rãnh và bề mặt răng.

+ Làm khô.

+ Đặt dung dịch Coditioner vào hố rãnh trong 10 giây.

+ Rửa sạch và làm khô.

- Đặt vật liệu trám bít GIC vào hố rãnh:

+ Đặt GIC vào một phía của hố rãnh, miết nhẹ với lực vừa đủ để GIC tràn đầy hố rãnh.

+ Tạo hình bề mặt theo hình thể giải phẫu răng.

+ Kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn.

+ Phủ dầu cách ly lên bề mặt trám bít.

V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Không có tai biến cả trong và sau quá trình điều trị.

 

 

QT-190: HÀN RĂNG KHÔNG SANG CHẤN VỚI GLASS IONOMER CEMENT

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị phục hồi tổn thương mô cứng thân răng bằng GIC với dụng cụ cầm tay.

- GIC (Glass Ionomer cement) là vật liệu phục hồi có ưu điểm bám dính tốt vào men ngà, vì vậy có khả năng tiết kiệm tối đa mô cứng của răng.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng sâu ngà.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng có chỉ định nhổ.

- Người bệnh dị ứng với GIC.

- Tổn thương sâu sát tủy.

- Tổn thương sâu ngà mất nhiều mô cứng khó lưu giữ khối phục hồi.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt .

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế hoặc bàn cho người bệnh nằm.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ dụng cụ hàn GIC.

- Bộ cây nạo ngà.

- Bộ cây vạt men….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- GIC và vật liệu kèm theo.

3. Người bệnh

Người bệnh và / hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sửa soạn xoang hàn:

+ Làm sạch bề mặt răng.

+ Dùng cây vạt men thích hợp mở rộng bờ men bộc lộ xoang sâu

+ Dùng cây nạo ngà thích hợp lấy mô ngà bệnh lý và hoại tử

+ Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý

+ Làm khô xoang hàn.

+ Đặt dung dịch conditioner vào xoang hàn trong 10 giây

+ Rửa sạch và làm khô xoang hàn.

- Hàn phục hồi

+ Dùng dụng cụ đưa GIC lấp đầy xoang hàn.

+ Phủ dầu cách ly, đàn nhẹ và sửa bề mặt khối phục hồi trước khi vật liệu đông cứng.

- Kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn.

- Phủ dầu cách ly lên bề mặt khối phục hồi.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1.Trong quá trình điều trị

Tổn thương hở tủy: Chụp tủy theo quy trình chụp tủy.

2. Sau quá trình điều trị

Viêm tủy : Điều trị tủy.

 

 

QT-191: PHÒNG NGỪA SÂU RĂNG VỚI THUỐC BÔI BỀ MẶT

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị dự phòng sâu răng bằng Fluor độ tập trung cao sử dụng tại chỗ do thầy thuốc thực hiện.

II. CHỈ ĐỊNH

- Sâu răng sớm.

- Người bệnh có nguy cơ sâu răng cao.

- Sâu răng lan nhanh.

- Nhạy cảm ngà.

- Trẻ em ở khu vực thiếu Fluor cung cấp theo đường toàn thân.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có tình trạng nhiễm fluor răng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ dụng cụ làm sạch mặt răng.

2.2 Thuốc và vật liệu

- Tăm bông.

- Vécni Fluor có nồng độ Fluor cao.

3. Người bệnh

Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ .

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Làm sạch bề mặt răng:

- Lấy cao răng bằng dụng cụ thích hợp (nếu có).

- Làm sạch răng bằng chổi hoặc đài cao su với bột đánh bóng

- Làm khô răng.

3.2. Đặt Fluor

- Cách ly và cô lập răng.

- Dùng tăm bông có Vécni Fluor phủ một lớp mỏng Fluor lên bề mặt răng.

- Hướng dẫn người bệnh không ăn nhai, không đánh răng trong thời gian 2 giờ.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Không có tai biến.

 

 

QT-192: PHÒNG NGỪA SÂU RĂNG VỚI MÁNG GEL FLUOR

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị dự phòng sâu răng bằng fluor có độ tập trung cao do thầy thuốc thực hiện.

II. CHỈ ĐỊNH

- Sâu răng sớm.

- Người bệnh có nguy cơ sâu răng cao.

- Sâu răng lan nhanh.

- Nhạy cảm ngà.

- Trẻ em ở khu vực thiếu Fluor cung cấp theo đường toàn thân.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có tình trạng nhiễm fluor.

- Trẻ em dưới 6 tuổi.

- Người bệnh có rối loạn tâm thần.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ .

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ máng đặt gel fluor làm sẵn.

- Bộ dụng cụ làm sạch mặt răng.

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Gel Fluor có độ tập trung cao….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ .

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Làm sạch bề mặt răng:

- Lấy cao răng bằng dụng cụ thích hợp (nếu có).

- Làm sạch răng bằng chổi hoặc đài cao su với bột đánh bóng.

3.2. Đặt Fluor lên răng:

- Thử và chọn máng phù hợp với cung răng.

- Đặt Gel Fluor có độ tập trung cao vào máng đã chọn với mức độ phù hợp.

- Làm khô mặt răng.

- Đặt máng có Gel Fluor lên các cung răng và ép nhẹ để thuốc dàn đều trên mặt răng.

- Lấy bỏ Gel Fluor thừa.

- Giữ máng trong thời gian khoảng 5 phút.

- Lấy máng ra khỏi hàm răng.

- Để Gel Fluor đọng lại trên bề mặt răng và hướng dẫn người bệnh không nuốt nước bọt, không súc miệng trong khoảng thời gian 30 phút.

- Lấy hết Gel Fluor trên bề mặt răng.

3.3. Các lần điều trị tiếp theo

Lặp lại các bước điều trị trên trong thời gian 5-7 ngày liên tiếp, mỗi ngày 1 lần.

V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Ngộ độc Fluor: Ngừng điều trị gel fluor và điều trị ngộ độc.

 

 

QT-193: ĐIỀU TRỊ RĂNG SỮA VIÊM TỦY CÓ HỒI PHỤC.

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị bảo tồn tủy răng trong các trường hợp viêm tủy nhẹ có khả năng hồi phục bằng cách loại bỏ các yếu tố bệnh nguyên gây kích thích tủy. II. CHỈ ĐỊNH

- Răng viêm tủy nhẹ do sâu có khả năng hồi phục.

- Răng viêm tủy nhẹ do chấn thương có khả năng hồi phục

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng viêm tủy có hở tủy do sâu răng.

- Răng có mô tủy canxi hóa

- Răng có chỉ định nhổ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng Hàm Mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ cách ly cô lập răng….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn

- Vật liệu chụp tủy : Canxi hydroxit, hoặc vật liệu chụp tủy khác….

- Vật liệu hàn phục hồi….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng tổn thương răng.

V. CÁC BƯỚC KỸ THUẬT

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sửa soạn xoang hàn

+ Dùng mũi khoan thích hợp mở rộng bờ men bộc lộ các thành bên và đáy lỗ sâu.

+ Dùng dụng cụ thích hợp lấy bỏ mô ngà bệnh lý và hoại tử.

+ Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.

+ Làm khô.

- Đặt vật liệu chụp tủy:

+ Đặt canxi hydroxit hoặc vật liệu chụp tủy khác phủ kín đáy xoang hàn.

+ Dùng viên bông nhỏ lèn nhẹ và làm phẳng bề mặt hydroxit canxi

- Hàn phục hồi xoang hàn:

+ Hàn phục hồi bằng GIC hoặc vật liệu phục hồi khác.

+ Tạo hình khối phục hồi theo bề mặt giải phẫu răng.

+ Kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Tổn thương hở tủy: Điều trị tủy.

2. Sau quá trình điều trị

Viêm tủy : Điều trị tủy.

 

 

QT-194: LẤY TỦY BUỒNG RĂNG SỮA

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật lấy bỏ phần tủy răng bị nhiễm trùng hoặc có nguy cơ bị nhiễm trùng ở buồng tủy và bảo tồn phần tủy ở chân răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Hở tủy do sâu răng mà không có các dấu hiệu viêm tủy.

- Hở tủy do thầy thuốc gây ra trong quá trình sửa soạn xoang hàn điều trị sâu ngà.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng có biểu hiện viêm tủy không hồi phục, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống.

- Răng có chỉ định nhổ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1.Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm…

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ lấy tủy buồng….

2.2.Thuốc và vật liệu:

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Vật liệu hàn phục hồi.…

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định hình thái tủy răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn

3.2 Vô cảm

Gây tê tại chỗ và/hoặc gây tê vùng.

3.3 Cách ly răng

Sử dụng đam cao su (Rubber dam) cách ly và cô lập răng điều trị.

3.4. Mở tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp mở tủy.

- Dùng mũi khoan thích hợp để mở rộng hết trần buồng tủy.

3.5. Lấy tủy buồng

- Dùng cây nạo ngà sắc cắt lấy bỏ toàn bộ phần tủy buồng.

- Rửa khoang buồng tủy bằng nước muối sinh lý.

- Cầm máu.

3.6. Bảo vệ tủy chân

- Đặt bông tẩm Formocresol vào khoang buồng tủy, sát miệng ống tủy trong khoảng thời gian 5 phút.

- Hàn phủ sàn buồng tủy, che kín mặt cắt tủy chân răng bằng vật liệu MTA hoặc vật liệu thích hợp.

3.7. Phục hồi thân răng

Hàn kín khoang buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp..

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Tổn thương tủy chân: Điều trị tủy toàn bộ

2. Sau điều trị

- Viêm tủy không hồi phục: Điều trị tủy toàn bộ.

- Tủy hoại tủy: Điều trị tủy toàn bộ.

- Viêm quanh cuống răng: Điều trị viêm quanh cuống răng.

 

 

QT-195: ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG SỮA

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị nội nha răng sữa để bảo tồn răng trong các trường hợp có bệnh lý tủy răng, giữ răng đến tuổi thay.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng sữa viêm tủy.

- Răng sữa có tủy hoại tử

- Răng sữa viêm quanh cuống

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng có chỉ định nhổ

- Răng sữa viêm tủy có hồi phục.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm…

- Bộ dụng cụ điều trị tủy

- Bộ cách ly cô lập răng….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê

- Thuốc sát khuẩn

- Dung dịch bơm rửa ống tủy

- Vật liệu điều trị tủy răng sữa….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá lại tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Vô cảm.

- Sát khuẩn.

- Nếu tủy răng còn sống thì vô cảm bằng gây tê tại chỗ.

- Gây mê nếu cần.

3.2. Cách ly răng

Sử dụng đam cao su (Rubber dam) để cách ly, cô lập răng.

3.3. Mở tủy:

- Dùng mũi khoan thích hợp mở đường vào buồng tủy

- Dùng mũi khoan thích hợp mở rộng trần buồng tủy

3.4. Sửa soạn hệ thống ống tủy

- Lấy tủy buồng và tủy chân bằng trâm gai

- Xác định miệng ống tủy và số lượng ống tủy bằng dụng cụ thích hợp

- Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy

+ Sử dụng file thích hợp để tạo hình hệ thống ống tủy.

+ Làm sạch hệ thống ống tủy bằng bơm rửa với dung dịch nước muối sinh lý hoặc oxy già 3 thể tích…

3.5. Hàn kín hệ thống ống tủy

- Làm khô hệ thống ống tủy với bông và côn giấy.

- Đưa paste vào các ống tủy cho đến hết chiều dài ống tủy bằng lentulo.

- Dùng bông lau khô phần paste thừa trên miệng ống tủy.

3.6. Hàn phục hồi

Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Thủng sàn buồng tủy: Hàn phục hồi sàn tủy bằng MTA hoặc canxi hydroxit hoặc GIC…

- Thủng thành ống tủy: Hàn kín thành ống tủy bằng MTA hoặc canxi hydroxit …

- Gãy dụng cụ trong ống tủy: Lấy dụng cụ gãy và điều trị tiếp…

2. Sau điều trị

Viêm quanh cuống răng: Điều trị viêm quanh cuống.

 

 

QT-196: ĐIỀU TRỊ ĐÓNG CUỐNG RĂNG BẰNG CANXI HYDROXIT

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị đóng kín cuống răng bằng Canxi hydroxit ở các răng chưa hoàn thiện có bệnh lý tủy răng, tạo điều kiện cho điều trị nội nha thành công.

- Các răng chưa đóng cuống là các răng vĩnh viễn mới mọc, còn đang trong thời kỳ hình thành và hoàn thiện chân răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng viêm tủy ở thời kỳ chưa đóng cuống.

- Răng có tủy hoại tử ở thời kỳ chưa đóng cuống

- Răng viêm quanh cuống ở thời kỳ chưa đóng cuống

- Tổn thương tủy do chấn thương ở thời kỳ răng chưa đóng cuống.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Răng có chỉ định nhổ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm…

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ điều trị tủy….

2.2 Thuốc và vật liệu:

- Thuốc tê

- Thuốc sát khuẩn

- Dung dịch bơm rửa.

- Canxi Hydroxit.

- Vật liệu hàn phục hồi….

3. Người bệnh

Người bệnh và / hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng cuống răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá lại tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.

3. Các bước tiến hành

Lần 1:

3.1. Sát khuẩn

3.2. Vô cảm: Gây tê tại chỗ hoặc/và gây tê vùng.

3.3. Cách ly răng

Dùng đam cao su (rubber dam) cách ly, cô lập răng.

3.4. Mở tủy:

- Dùng mũi khoan thích hợp mở tủy.

- Dùng mũi khoan thích hợp mở rộng trần buồng tủy.

3.5. Sửa soạn ống tủy

- Dùng trâm gai lấy tủy buồng và tủy chân.

- Tìm miệng các ống tủy và xác định số lượng ống tủy.

- Xác định chiều dài làm việc của các ống tủy.

- Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy

+ Sử dụng file thích hợp để tạo hình hệ thống ống tủy.

+ Làm sạch hệ thống ống tủy bằng bơm rửa với dung dịch nước muối sinh lý hoặc oxy già 3 thể tích…

3.6. Hàn kín hệ thống ống tủy

- Làm khô hệ thống ống tủy với bông và côn giấy.

- Đưa canxi hydroxit vào các ống tủy cho đến hết chiều dài ống tủy bằng

lentulo.

- Lấy canxi hydroxit thừa trên miệng ống tủy.

- Hàn tạm

3.7. Kiểm tra vùng cuống trên Xquanguang.

3.8. Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng.

Lần 2: Khám lại sau 03 tháng

- Chụp phim Xquanguang, đánh giá tình trạng đóng cuống.

- Nếu cuống đã được đóng:

+ Lấy hết canxi hydroxit trong ống tủy.

+ Hàn kín ống tủy và phục hồi thân răng theo quy trình điều trị tủy răng đã đóng cuống.

- Nếu cuống răng chưa đóng:

Tùy từng trường hợp, có thể theo dõi thêm hoặc thực hiện lại quy trình đóng cuống.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Thủng sàn buồng tủy: Hàn phục hồi sàn tủy bằng MTA hoặc canxi hydroxit hoặc GIC…

- Thủng thành ống tủy: Hàn kín thành ống tủy bằng MTA hoặc canxi hydroxit…

- Gãy dụng cụ trong ống tủy: Lấy dụng cụ gãy và điều trị tiếp…

2. Sau điều trị

Viêm quanh cuống răng: Điều trị viêm quanh cuống.

 

 

QT-197: ĐIỀU TRỊ ĐÓNG CUỐNG RĂNG BẰNG MTA

I. ĐỊNH NGHĨA

- Là kỹ thuật điều trị đóng kín cuống răng ở các răng chưa đóng cuống có bệnh lý tủy răng bằng MTA.

- MTA ( Mineral trioxide aggregate ) là một hợp chất có khả năng đông cứng trong môi trường ẩm, độ tương hợp sinh học cao, cản quang.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng viêm tủy ở thời kỳ chưa đóng cuống.

- Răng có tủy hoại tử ở thời kỳ chưa đóng cuống

- Răng viêm quanh cuống ở thời kỳ chưa đóng cuống

- Tổn thương tủy do chấn thương ở thời kỳ răng chưa đóng cuống.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Răng có chỉ định nhổ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm…

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ điều trị tủy

- Bộ dụng cụ đưa chất hàn….

2.2 Thuốc và vật liệu:

- Thuốc tê

- Thuốc sát khuẩn

- Dung dịch bơm rửa.

- MTA.

- Vật liệu hàn phục hồi….

3. Người bệnh

Người bệnh và / hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang đánh giá tình trạng cuống răng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá lại tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.

3. Các bước tiến hành

3.1. Sát khuẩn

3.2. Vô cảm: Gây tê tại chỗ hoặc/và gây tê vùng nếu cần.

3.3. Cách ly răng

Dùng đam cao su ( rubber dam) cách ly, cô lập răng.

3.4. Mở tủy:

- Dùng mũi khoan thích hợp mở tủy.

- Dùng mũi khoan thích hợp mở rộng trần buồng tủy.

3.5. Sửa soạn ống tủy

- Dùng trâm gai lấy tủy buồng và tủy chân.

- Tìm miệng các ống tủy và xác định số lượng ống tủy.

- Xác định chiều dài làm việc của các ống tủy.

- Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy

+ Sử dụng file thích hợp để tạo hình hệ thống ống tủy.

+ Làm sạch hệ thống ống tủy bằng bơm rửa với dung dịch nước muối sinh lý hoặc oxy già 3 thể tích…

3.6. Đặt vật liệu đóng cuống

- Làm khô hệ thống ống tủy với bông và côn giấy.

- Dùng dụng cụ thích hợp đưa MTA đến vùng chóp răng, tiếp tục lèn MTA cho đến khi đạt độ dày 3-4mm ở phía cuống răng.

- Đặt bông ẩm vào hệ thống ổng tủy bên trên.

- Hàn tạm.

3.7. Kiểm tra vùng cuống trên Xquanguang.

3.8. Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng.

- Hàn kín hệ thống ống tủy theo quy trình điều trị nội nha.

- Phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

- Thủng sàn buồng tủy: Hàn phục hồi sàn tủy bằng MTA

- Thủng thành ống tủy: Hàn kín thành ống tủy bằng MTA

2. Sau điều trị

- Viêm quanh cuống răng: Điều trị viêm quanh cuống.

 

 

QT-198: ĐIỀU TRỊ RĂNG SỮA SÂU NGÀ PHỤC HỒI BẰNG AMALGAM

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị phục hồi tổn thương mô cứng thân răng sữa do sâu bằng Amalgam.

- Amalgam là vật liệu được sử dụng trong nha khoa phục hồi, có tính chịu lực cao.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng sữa sâu ngà.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Răng có chỉ định nhổ.

- Răng sữa có bệnh lý viêm tủy, tủy hoại tử, viêm quanh cuống….

- Người bệnh dị ứng với một trong các thành phần của amalgam.

- Răng sâu ngà rộng, mất nhiều thành, khó lưu giữ khối phục hồi.

- Sâu răng sữa ở các răng trước.

IV. CHUẨN BỊ.

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng Hàm Mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ hàn amalgam: cây đưa amalgam, cây điêu khắc, đai hàn, chêm gỗ, các mũi đánh bóng, dụng cụ đánh amalgam….

- Bộ dụng cụ trộn amalgam

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Amalgam.

- Vật liệu hàn lót….

3. Người bệnh

Người bệnh và / hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sửa soạn xoang hàn

+ Dùng mũi khoan thích hợp mở rộng bờ men bộc lộ các thành bên và đáy lỗ sâu.

+ Dùng mũi khoan thích hợp hoặc nạo ngà lấy sạch mô ngà hoại tử.

+ Dùng mũi khoan thích hợp tạo xoang hàn theo Black.

+ Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.

+ Làm khô.

- Hàn lót bảo vệ tủy:

+ Sửa soạn vật liệu hàn lót: Trộn xi măng GIC hoặc các vật liệu hàn lót khác.

+ Đưa vật liệu hàn lót đã chuẩn bị phủ lớp mỏng ở đáy xoang hàn để che phủ các ống ngà và bảo vệ tủy răng.

+ Sửa soạn đáy xoang hàn sau khi hàn lót.

- Hàn Amalgam:

+ Đặt từng lớp amalgam vào xoang hàn.

+ Lèn chặt amalgam từng lớp đến khi đầy xoang hàn.

+ Tạo hình khối phục hồi theo bề mặt giải phẫu răng.

+ Kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn.

+ Đánh bóng sau 24h bằng mũi hoàn thiện.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1.Trong quá trình điều trị

Tổn thương hở tủy: Chụp tủy bằng vật liệu thích hợp.

2. Sau quá trình điều trị

- Ê buốt răng: Hàn lại với chất hàn lót.

- Viêm tủy : Điều trị tủy.

 

 

QT-199: ĐIỀU TRỊ RĂNG SỮA SÂU NGÀ PHỤC HỒI BẰNG GLASS IONOMER CEMENT

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật điều trị phục hồi tổn thương mô cứng của răng sữa do sâu.

- Sâu ngà răng là tổn thương mất mô cứng của răng, chưa gây ra bệnh lý ở tủy.

- GIC (Glass Ionomer cement) là vật liệu phục hồi có ưu điểm bám dính tốt vào men ngà, vì vậy có khả năng tiết kiệm tối đa mô cứng của răng.

II. CHỈ ĐỊNH

Răng sữa sâu ngà

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh dị ứng với GIC

- Tổn thương sâu ngà mất nhiều mô cứng khó lưu giữ khối phục hồi.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.

- Bộ cách ly cô lập răng.

- Bộ dụng cụ hàn GIC….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc sát khuẩn.

- Glass Ionomer Cement….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sửa soạn xoang hàn:

+ Dùng mũi khoan thích hợp mở rộng bờ men bộc lộ xoang sâu.

+ Dùng mũi khoan thích hợp làm sạch mô ngà bệnh lý và hoại tử.

+ Sửa lại các thành của xoang hàn để dễ làm sạch và đặt vật liệu.

+ Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.

+ Làm khô xoang hàn.

+ Đặt dung dịch Coditioner vào xoang hàn trong 10 giây.

+ Rửa sạch và làm khô xoang hàn.

- Hàn phục hồi

+ Dùng dụng cụ đưa GIC lấp đầy xoang hàn.

+ Đàn nhẹ và sửa bề mặt khối phục hồi trước khi vật liệu đông cứng.

- Kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn.

- Phủ dầu cách ly lên bề mặt khối phục hồi.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong quá trình điều trị

Tổn thương hở tủy: Chụp tủy.

2. Sau quá trình điều trị

Viêm tủy: Điều trị tủy.

 

 

QT-200: PHỤC HỒI THÂN RĂNG SỮA BẰNG CHỤP THÉP

I. ĐỊNH NGHĨA

Là kỹ thuật phục hồi thân răng hàm sữa bị tổn thương mất nhiều mô cứng, đảm bảo chức năng ăn nhai và giữ khoảng cho tới thời kỳ thay răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Tổn thương mất nhiều mô cứng thân răng.

- Răng có nguy cơ vỡ thân răng sau điều trị nội nha.

- Răng có nguy cơ bong khối phục hồi sau điều trị hàn phục hồi thân răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Răng có chỉ định nhổ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt

- Trợ thủ

2. Phương tiện và dụng cụ

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Tay khoan và mũi khoan các loại.

- Bộ khay khám gồm: gương, gắp, thám trâm.

- Bộ dụng cụ gắn chụp.

- Chụp thép làm sẵn.

- Bông, gạc vô khuẩn….

2.2. Thuốc và vật liệu:

- Vật liệu gắn chụp.

- Thuốc tê….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Kiểm tra khớp cắn.

3.2. Sửa soạn thân răng gắn chụp.

- Mài sửa soạn mặt nhai theo hình thể giải phẫu.

- Mài sửa soạn các mặt bên.

3.3. Chọn và thử chụp: có 2 cách

- Thử trực tiếp trên răng.

- Thử trên mẫu hàm thạch cao của người bệnh.

- Sửa chụp: Dùng kìm thích hợp uốn bờ và thành chụp cho phù hợp với thân răng đã sửa soạn.

- Làm nhẵn và đánh bóng.

3.4. Gắn chụp:

- Sát khuẩn bề mặt thân răng.

- Sát khuẩn chụp.

- Làm khô bề mặt thân răng và chụp.

- Gắn chụp vào thân răng đã sửa soạn bằng vật liệu gắn chụp.

3.5. Kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong điều trị

Sang thương lợi: Điều trị sang thương.

2. Sau điều trị

Viêm lợi: Điều trị viêm lợi và hướng dẫn vệ sinh răng miệng.

 

 

QT-201: NHỔ RĂNG SỮA

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị nhổ bỏ răng sữa, tạo chỗ cho răng vĩnh viễn mọc đúng thời kỳ sinh lý và vị trí trên cung hàm.

II. CHỈ ĐỊNH

- Răng sữa đến tuổi thay.

- Răng sữa gây cản trở sự mọc răng vĩnh viễn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép nhổ răng.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khám: gương, gắp….

- Bộ dụng cụ nhổ răng sữa….

2.2. Thuốc

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Bông, gạc vô khuẩn….

3. Người bệnh

Người bệnh và / hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng sữa và mầm răng vĩnh viễn.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần nhổ.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Vô cảm: Tùy từng trường hợp có thể thấm tê hoặc tiêm tê tại chỗ.

- Nhổ răng:

+ Tách lợi.

+ Dùng kìm thích hợp lấy răng ra khỏi ổ răng.

+ Kiểm soát huyệt ổ răng.

- Cắn gạc cầm máu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi làm thủ thuật

- Sốc: điều trị chống sốc.

- Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau khi làm thủ thuật

- Chảy máu: Cầm máu

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

 

 

QT-202: NHỔ CHÂN RĂNG SỮA

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật lấy bỏ chân răng sữa ra khỏi huyệt ổ răng, loại bỏ ổ nhiễm khuẩn trong khoang miệng và tạo khoảng cho răng vĩnh viễn mọc.

II. CHỈ ĐỊNH

- Còn chân răng sữa ở thời kỳ mọc răng vĩnh viễn tương ứng.

- Còn chân răng sữa khi đã mọc răng vĩnh viễn tương ứng.

- Chân răng sữa là nguyên nhân gây viêm nhiễm tại chỗ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép nhổ răng.

- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ .

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ nhổ chân răng sữa….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Thuốc sát khuẩn.

- Bông, gạc vô khuẩn….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo đúng quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và chân răng cần nhổ.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Vô cảm; Tùy trường hợp có thể thấm tê hoặc tiêm tê tại chỗ.

- Nhổ chân răng sữa:

+ Tách lợi.

+ Dùng kìm hoặc bẩy thích hợp lấy chân răng ra khỏi ổ răng.

+ Kiểm soát huyệt ổ răng.

- Cắn gạc cầm máu.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi làm thủ thuật

- Sốc: Điều trị chống sốc.

- Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau khi làm thủ thuật

Nhiễm trùng: Dùng kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

 

 

QT-203: CHÍCH ÁP-XE LỢI Ở TRẺ EM

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kĩ thuật mở, dẫn lưu mủ từ ổ áp xe khu trú ở lợi.

- Áp-xe lợi là tổn thương nhiễm trùng đã hình thành mủ có thể do viêm lợi, hoặc các nguyên nhân khác….

II. CHỈ ĐỊNH

Áp - xe lợi

II .CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khay khám gồm: gương, gắp, thám trâm.

- Bơm tiêm

- Dụng cụ chích áp-xe

2.2. Thuốc

- Thuốc tê.

- Dung dịch sát trùng Betadine, nước muối sinh lý….

3. Người bệnh

Người bệnh và / hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn.

- Vô cảm: Tùy từng trường hợp có thể thấm tê hoặc tiêm tê tại chỗ.

- Mở áp-xe và dẫn lưu mủ:

+ Xác định điểm mở dẫn lưu mủ.

+ Mở áp-xe: dùng dụng cụ thích hợp mở thông vào ổ áp-xe.

+ Ép nhẹ để dẫn lưu mủ.

+ Làm sạch với nước muối sinh lý hoặc dung dịch ôxy già 3 thể tích

V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Sau quá trình điều trị:

Nhiễm trùng lan rộng: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

 

 

QT-204: ĐIỀU TRỊ VIÊM LỢI Ở TRẺ EM (DO MẢNG BÁM)

I. ĐẠI CƯƠNG

Viêm lợi ở trẻ em có nhiều thể bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Bài này giới thiệu kỹ thuật điều trị viêm lợi ở trẻ em do mảng bám.

Điều trị viêm lợi trẻ em do mảng bám là kĩ thuật điều trị viêm lợi và loại bỏ các yếu tố kích thích của vi khuẩn ở mảng bám răng.

II. CHỈ ĐỊNH

Viêm lợi trẻ em do mảng bám.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định tuyệt đối.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ:

- Ghế máy nha khoa

- Bộ khay khám gồm: gương, gắp, thám trâm.

- Bộ dụng cụ lấy cao răng.

- Bộ dụng cụ làm sạch mảng bám....

2.2. Thuốc và vật liệu:

- Bông, gạc vô khuẩn.

- Thuốc tê.

- Dung dịch oxy già 3 thể tích….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

IV- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Sát khuẩn

- Vô cảm: Tê thấm nếu cần.

- Lấy cao răng nếu có bằng dụng cụ thích hợp.

- Làm sạch mảng bám răng.

- Làm nhẵn mặt răng bằng dụng cụ thích hợp.

- Lau rửa vùng lợi viêm bằng dung dịch ôxy già 3 thể tích .

- Hướng dẫn người bệnh hoặc người giám hộ cách giữ vệ sinh răng miệng và kiểm soát mảng bám răng.

V- THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sau điều trị:

Nhiễm trùng: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

 

 

QT-205: ĐIỀU TRỊ SƠ CỨU VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM VÙNG HÀM MẶT

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị cấp cứu ban đầu các loại vết thương phần mềm vùng hàm mặt do nhiều nguyên nhân khác nhau.

II. CHỈ ĐỊNH

Vết thương phần mềm vùng hàm mặt

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

Bộ dụng cụ phẫu thuật phần mềm

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê

- Kim, chỉ khâu các loại.

- Bông, băng, gạc vô trùng…

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn

3.2 Vô cảm: Gây tê tại chỗ

3.3 Các bước kỹ thuật:

- Làm sạch vết thương: Dùng nước muối sinh lý làm sạch vết thương.

- Cắt lọc vết thương: Dùng dụng cụ thích hợp cắt lọc sơ bộ vết thương nếu có thể.

- Cầm máu.

Cầm máu sơ bộ bằng phương tiện, dụng cụ đơn giản, thích hợp:

+ Băng ép.

+ Kẹp cầm máu.

+ Khâu cầm máu….

- Băng vết thương.

- Chuyển người bệnh đến cơ sở điều trị chuyên khoa.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Chảy máu: Cầm máu.

 

 

QT-206: NẮN SAI KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị nhằm tái lập lại mối quan bình thường giữa lồi cầu xương hàm dưới với hõm khớp của xương thái dương

II. CHỈ ĐỊNH

Sai khớp thái dương hàm

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Phẫu thuật viên: Bác sỹ răng hàm mặt

- Kíp phẫu thuật.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ.

Ghế ngồi có tựa lưng, tựa đầu

2.2. Thuốc và vật liệu

- Băng chun

- Gạc vô khuẩn

- Thuốc tê….

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ

3. Các bước kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn.

3.2. Chuẩn bị người bệnh:

- Để người bệnh ngồi trên ghế thấp, đầu - lưng thẳng, tựa chắc hoặc được giữ chắc.

- Bác sĩ đứng trước người bệnh.

- Xoa nắn vùng cơ cắn hai bên.

3.3. Nắn khớp thái dương hàm:

- Nắn cả hai bên một lần:

+ Bác sĩ đặt hai ngón tay cái có quấn gạc lên trên mặt nhai các răng hàm, hàm dưới, các ngón tay còn lại giữ chặt góc hàm và bờ dưới cành ngang.

+ Dùng sức ấn mạnh hai ngón tay cái lên mặt răng hạ lồi cầu xuống thấp, sau đó đẩy hàm ra sau để đưa lồi cầu về đúng vị trí trong hõm khớp thái dương.

- Nắn từng bên một:

+ Dùng cả hai ngón tay cái quấn gạc đặt lên mặt nhai răng hàm một bên. Các ngón tay còn lại giữ chặt bờ dưới cành ngang.

+ Dùng sức ấn mạnh hai ngón tay cái lên mặt răng hạ lồi cầu xuống thấp, sau đó đẩy hàm ra sau để đưa lồi cầu về đúng vị trí.

+ Khi một bên đã vào khớp cần giữ chắc và tiếp tục đẩy cằm sang bên kia và ra sau, lồi cầu sẽ trở về vị trí cũ dễ dàng.

3.4. Cố định hàm dưới:

- Dùng băng chun băng cằm – đỉnh để cố định hàm dưới.

- Cố định trong thời gian 1 tuần.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Trong khi làm thủ thuật: Choáng do đau: tạm dừng và điều trị chống choáng.

 

 

QT-207: ĐIỀU TRỊ VIÊM LỢI LOÉT HOẠI TỬ CẤP

I. ĐẠI CƯƠNG

- Viêm lợi loét hoại tử cấp có thể không liên quan với các bệnh lợi khác nhưng cũng có thể gặp ở các người bệnh viêm lợi mạn.

- Viêm lợi loét hoại tử cấp hay gặp ở những người suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng kém.

II. CHỈ ĐỊNH

Viêm lợi loét hoại tử cấp

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sỹ răng hàm mặt.

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ nha chu

- Bộ dụng cụ khám

- Các thuốc điều trị.

3. Người bệnh

Được giải thích các vấn đề liên quan tới bệnh

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

Lần 1: Điều trị phải được giới hạn ở các vùng liên quan tới tình trạng cấp tính.

- Cách ly và làm khô tổn thương bằng gòn bông

- Giảm đau tại chỗ

- Lấy giả mạc và các cặn không dính ở bề mặt tổn thương

- Làm sạch vùng tổn thương bằng nước ấm

- Có thể lấy cao răng trên lợi nông bằng máy siêu âm

- Cho người bệnh xúc miệng bằng hỗn dịch nước oxy già ấm 2 giờ/1 lần theo công thức trộn một cốc nước ấm với oxy già 3% theo tỷ lệ 1:1.

- Cho người bệnh xúc miệng chlohexidine 0,12 %, mỗi ngày 2 lần.

- Trường hợp viêm lợi loét hoại tử trung bình, nặng, có hạch và các triệu chứng toàn thân thì dùng kháng sinh phối hợp.

- Lưu ý:

+ Không được lấy cao răng dưới lợi hoặc nạo túi lợi vì có thể gây nhiễm khuẩn máu

+ Các thủ thuật nhổ răng hoặc phẫu thuật quanh răng phải trì hoãn sau khi hết triệu chứng 4 tuần

+ Hướng dẫn người bệnh:

* Xúc miệng bằng hỗn dịch nước oxy già ấm 2 giờ/1 lần theo công thức trộn một cốc nước ấm với oxy già 3% theo tỷ lệ 1:1.

* Xúc miệng chlohexidine 0,12 %, mỗi ngày 2 lần

* Không hút thuốc, không uống rượu, không ăn đồ gia vị

* Hạn chế chải răng

* Tránh gắng sức quá mức.

Lần 2: Thường sau 1-2 ngày. Việc điều trị lần này tùy thuộc vào tình trạng người bệnh và tình trạng tổn thương

- Có thể lấy cao răng nhẹ nhàng bằng máy siêu âm. Tránh làm sang chấn các tổn thương đang hồi phục

- Hướng dẫn người bệnh như lần 1.

Lần 3: Sau lần 2 từ 1 đến 2 ngày

- Lấy cao răng và làm nhẵn chân răng

- Hướng dẫn người bệnh:

+ Ngừng xúc miệng nước oxy già

+ Duy trì xúc miệng chlohexidine 0,12 % thêm 2 đến 3 tuần

+ Thực hiện các biện pháp kiểm soát mảng bám răng

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Sau điều trị: Nhiễm trùng lan rộng: kháng sinh toàn thân.