Khớp cắn hở là tình trạng mà không ít người gặp phải. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khớp cắn hở là gì và cách điều trị như thế nào. Vì thế, trong bài viết này, cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin chi tiết về tình trạng này nhé!
 

Khớp cắn hở là gì?

Khớp cắn hở hay cắn hở là tình trạng khá nhiều người gặp phải, được biểu hiện rõ nhất ở nhóm răng cửa, khi hàm trên và hàm dưới không thể chạm vào nhau dù răng đang trong trạng thái đóng hoàn toàn. Với trường hợp này, mọi người có thể dễ dàng nhận ra vì răng cửa rất dễ để quan sát được.

Tuy nhiên, có một dạng khớp cắn hở nữa, khó phát hiện hơn là khớp cắn hở sau.

Các biểu hiện của khớp cắn hở:

  • Răng cửa hàm trên và hàm dưới không chạm vào nhau dù đã đóng hoàn toàn. Khi mở môi, có thể thấy lưỡi bệnh nhân vì 2 hàm không khít nhau.
  • Cung răng cửa của hàm trên thường có dạng chữ V đặc trưng.
  • Do cung răng dạng chữ V nên người bị khớp cắn hở thường bị hô, vẩu.
  • Người bị khớp cắn hở thường khó phát âm chuẩn, đặc biệt là ở trẻ em.
  • Khó khăn trong việc ăn nhai.

Nguyên nhân nào dẫn đến khớp cắn hở?
Khớp cắn hở có thể là kết quả của những thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi ở trẻ em hoặc do di truyền từ bố mẹ từ khi còn nhỏ.

Những thói quen, yếu tố di truyền kể trên tác động đến xương, răng hoặc cả xương và răng rồi dẫn đến khớp cắn ngược:

  • Khớp cắn ngược do răng: Thường do thói quen mút tay, đẩy lưỡi khi còn nhỏ, lâu dần do tác động của lưỡi làm răng bị mọc sai hướng và đưa ra phía trước nhiều.
  • Khớp cắn ngược do xương: Xương có xu hướng chúc xuống một cách bất thường, xương hàm trên hẹp và lõm, khiến hai hàm không còn khớp với nhau như trạng thái bình thường.
  • Khớp cắn ngược do răng và xương: Do cả hai nguyên nhân trên.

Có nhất thiết phải điều trị khớp cắn hở không?
Tình trạng khớp cắn hở kéo dài sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường đối với sức khỏe răng miệng. Không chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, cắn hở còn ảnh hưởng đến việc ăn nhai, tiêu hóa thức ăn, khớp cắn của người bệnh. Ngoài ra, khớp cắn hở còn khiến phát âm không được chuẩn gây cản trở việc giao tiếp lưu loát.

Do đó, điều trị khớp cắn hở là rất cần thiết. Nếu nhận thấy bản thân có một trong dấu hiệu kể trên bạn nên đến gặp bác sĩ để được làm các bước kiểm tra, chẩn đoán và điều trị sớm tránh những tác hại sau này. Bởi khớp cắn hở hoàn toàn có thể cải thiện nếu được điều trị đúng cách. Do đó, việc chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến khớp cắn hở thực sự quan trọng. Để biết các phương pháp có thể điều trị khớp cắn hở, mời bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

Các phương pháp điều trị khớp cắn hở:
Với tình trạng khớp cắn hở, bệnh nhân cần chụp X-quang để đánh giá tình trạng sai lệch, tình trạng răng miệng từ đó bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ phương pháp niềng phù hợp. Bác sĩ sẽ thăm khám kết hợp với xem xét phim X-quang để xác định khớp cắn hở là do xương hay răng?

Với trường hợp cắn hở do răng có sự sai lệch có thể áp dụng những phương pháp điều trị như sau:

Bọc sứ
Không chỉ là phương pháp giúp răng trắng sáng, đều đẹp, bọc răng sứ còn được sử dụng như một phương pháp để khắc phục tình trạng răng lệch lạc. Trước khi bọc răng, bác sĩ sẽ kiểm tra răng, tư vấn màu sắc, loại sứ phù hợp. Sau đó, tiến hành mài một phần nhỏ răng thật rồi mới lắp răng sứ.

Phương pháp này có ưu điểm: Thực hiện nhanh chóng, tình trạng cắn hở được khắc phục ngày sau khi bọc răng xong. Răng sẽ đều không những thế mà còn trắng sáng rất thẩm mỹ.

Nhược điểm: Làm thay đổi trục thân răng nên khả năng chịu lực của răng giảm. Hơn nữa do phải mài đi răng thật nên có thể khiến răng trở nên nhạy cảm hơn, nhất là đối với những người có răng nhạy cảm sẵn. Bọc sứ cũng chỉ có tác dụng đối với những trường hợp răng cắn hở nhẹ, răng lệch lạc ít.

Dán sứ Veneer
Dán sứ cũng là một cách để khắc phục khớp cắn hở. Nhưng tương tự với bọc răng sứ, dán sứ cũng chỉ có thể áp dụng với những trường hợp lệch lạc ít, còn đối với những hàm răng hô nhiều thì hầu như không phát huy được tác dụng. So với bọc sứ, dán sứ chỉ mài đi rất ít răng nên bạn có thể cân nhắc nếu được bác sĩ tư vấn cho phương pháp này.

Niềng răng:
Niềng răng là phương pháp hữu hiệu để khắc phục những vấn đề sai lệch của răng. Thường được áp dụng với nhiều trường hợp: hô, móm, khấp khểnh,… Đối với tình trạng sai lệch khớp cắn mà khớp cắn hở là một điển hình, niềng răng có thể đảm nhiệm chức năng nắn chỉnh răng tương đối tốt.

Có nhiều phương án lựa chọn để chỉnh răng trong trường hợp này như chỉnh răng dùng mắc cài + khung dây hoặc dùng khay trong suốt.

Dùng mắc cài: Bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng nhiều loại khí cụ như: minivis, mắc cài, dây cung, cung môi, dây thun niềng răng,… để đánh lún răng cối, nới rộng cung hàm, sắp xếp răng trên cung hàm hết khấp khểnh,… Có nhiều phác đồ khác nhau được các bác sĩ áp dụng riêng biệt, nên tùy vào tình trạng răng mà có hướng điều trị khác nhau.
Dùng khay trong suốt: Ngày nay, với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và với máy scan iTero 5D và phần mềm ClinCheck.

Đối với những bệnh nhân được đánh giá cắn ngược do xương gây nên có thể được điều trị bằng phương pháp:
Phẫu thuật xương hàm:
Phẫu thuật xương hàm được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm vững vàng, đảm bảo phòng vô trùng, đầy đủ máy móc hiện đại. Thời gian phẫu thuật diễn ra trong vài tiếng đồng hồ tùy thuộc vào mức độ phức tạp của xương. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chụp X-quang để xác định mức độ hẹp, bất thường của xương để có phác đồ chuẩn.
Với những bệnh nhân nhỏ tuổi, đang trong thời kỳ phát triển sẽ có cách điều trị khác so với người trưởng thành. Cụ thể, với những trẻ nhỏ có thể điều trị bằng cách dừng các thói quen xấu bằng việc đeo hàm chuyên dụng hoặc nới lỏng cung hàm để hết cắn hở.
 

Niềng răng điều trị khớp cắn hở tại Nha khoa Tân Hoàn Mỹ
Nha khoa Tân Hoàn Mỹ là một nha khoa uy tín lâu đời được nhiều khách hàng tin tưởng khi nhắc đến chỉnh nha. Khách hàng có thể yên tâm khi điều trị với phác đồ tối ưu hóa và riêng biệt với từng trường hợp. Bác sĩ tại Nha khoa Tân Hoàn Mỹ đã điều trị nhiều ca thành công với mức độ khó.
Về các thiết bị hỗ trợ điều trị, Nha khoa Tân Hoàn Mỹ luôn được trang bị những trang thiết bị hiện đại nhất để phục vụ công tác chữa trị của các bác sĩ (như máy scan iTERO 5D, phần mềm phân tích phim và phần mềm lập kế hoạch điều trị kỹ thuật số).