Không phải tất cả mọi người đều cảm thấy thoải mái khi đến gặp nha sĩ. Ám ảnh khi điều trị nha khoa làm nhiều người e ngại khi gặp nha sĩ để khám răng định kỳ, điều này có thể dẫn đến sức khỏe răng miệng kém. Tổ chức Y tế Nha khoa Anh đã thu thập số liệu thống kê thú vị về những nỗi ám ảnh phổ biến.

Một cuộc khảo sát cho thấy 15% người trong độ tuổi từ 16 đến 34 tuổi trải nghiệm lo lắng nghiêm trọng khi đến với phòng khám. Còn tại Mỹ, có đến 75% người trưởng thành trãi nghiệm sự sợ hãi ở mức độ từ nhẹ đến nặng và khoảng 10% được cho là bị ám ảnh nha khoa.

  alt

Nỗi ám ảnh có thể liên quan đến nhiều lý do mà bệnh nhân sợ khi đến phòng nha. Ngượng, mất kiểm soát, đau khi tiêm, nhìn thấy dấu hiệu, âm thanh, mùi, dễ nôn ói, hoảng loạn, sợ tiếng tay khoan, sợ cảm giác tê, dị ứng với thuốc tê, hay thuốc tê không hiệu quả.

Nhiều người lo lắng về việc nha sĩ nghĩ thế nào về tình trạng thảm hại của hàm răng của họ. Họ cho rằng chưa có răng ai xấu như của mình. Đây là nghĩa vụ của nha sĩ giúp bạn vượt qua mặc cảm và an tâm khi cho nha sĩ kiểm tra răng của bạn thường xuyên hơn.

Nhìn chung, Phụ nữ dễ có xu hướng ám ảnh nha khoa hơn nam giới và những người trẻ tuổi dễ bị ám ảnh nha khoa hơn người lớn tuổi. Mọi người có xu hướng lo lắng nhiều hơn khi điều trị bằng những thủ thuật có mức độ xâm lấn cao, chẳng hạn như phẫu thuật răng miệng và ít lo lắng khi điều trị ít xâm lấn, chẳng hạn như lấy vôi răng hay trám răng.

Tôi có thể làm gì để vượt qua nỗi sợ hãi của mình?

Đầu tiên là bạn cần phải xác định rằng mình có thể vượt qua nỗi sợ hãi của mình. Nói chuyện trao đổi với nha sĩ chính là chìa khoá. Bạn cần cảm thấy thoải mái tâm sự nỗi sợ hãi của mình và để ý thấy rằng luôn có người sẵn sàng lắng nghe bạn. Nếu bạn cảm thấy nha sĩ và/hay nhân viên không chú ý quan tâm hay lắng nghe bạn, xin bạn hãy thẳng thắn và thoải mái đi tìm sự giúp đỡ từ các phòng nha khác. Một nha sĩ/ phòng nha chăm sóc bạn không chỉ là cái răng mà cả tinh thần thì mới có thể giúp cho bạn vượt qua nỗi sợ hãi của mình. Điều này đòi hỏi sự phối hợp tốt của bạn, nha sĩ, và các đội ngũ nhân viên phòng nha.

Đừng bao giờ e ngại khi bạn cảm thấy cần hỏi thêm nha sĩ cho đến khi bạn hiểu rõ về việc điều trị. Công nghệ nha khoa hiện đại cùng với đội ngũ nhân viên nhiệt tình sẽ giúp cho bạn cảm thấy hoàn toàn không đau đớn. Bạn có thể kiềm chế nỗi sợ hãi của mình nếu bạn tự động làm quen và cho phép chúng tôi giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình.

Nếu những kỹ thuật trên không có hiệu quả đối với bạn thì có thể một phiên trị liệu về nhận thức và hành vi cần được áp dụng. Theo kỹ thuật này, bác sĩ hoặc nhà tâm lý học sẽ tham vấn cho bạn và kết hợp với kỹ thuật thư giản có giúp bạn vượt qua những rối loạn sợ hãi.

Cuối cùng, đối với bệnh nhân cảm thấy mình không thể vượt qua nỗi sợ hãi của mình với mùi vị và âm thanh của phòng khám, liệu pháp gây mê có thể được áp dụng cho bạn. Một nha sĩ gây mê đáng tin cậy sẽ giúp bạn ngủ trong khi tiến hành điều trị. Không giống như gây mê toàn thân, bạn không cần phải ở lại cả ngày tại phòng nha. Gây mê nha khoa được thực hiện trong phòng nha khi bạn đang ngồi trên ghế. Sau khi chữa trị hoàn tất, bạn sẽ được đánh thức và bạn có thể ra về.

Ngăn chặn các dấu hiệu 

Nhiều nha sĩ bảo bệnh nhân nâng một cánh tay hay ngón tay nếu họ muốn nha sĩ ngừng lại. Chuẩn bị trước một dấu hiệu để bệnh nhân cảm thấy được bảo đảm. Nếu bạn thấy mình cần phải dừng điều trị và bạn có thể gặp nha sĩ vào ngày khác. Nếu bạn cần làm nhiều lần chữa trị thì bạn nên làm từ từ từng bước mỗi một lần đi khám.

Trong năm 1978, 28% người trưởng thành tại Anh mất hết hàm răng tự nhiên của họ, nhưng năm 2009 con số này đã được giảm xuống chỉ còn 6%. Ngoài ra, 61% người trưởng thành bảo rằng họ thường xuyên hay khám định kì nha sĩ của mình.

Nha khoa đã thay đổi rất nhiều trong những năm gần đây, các thủ thuật phát triển có thể đạt đến mức độ “gần như là không đau” và nha sĩ trở nên “nhạy cảm” hơn trong việc nhận biết bệnh nhân cần và lo lắng gì và trong mọi trường hợp việc lựa chọn nha sĩ và đội ngũ nhân viên tốt là thực sự cần thiết.


 Xem thêm:

 - Liệu pháp nhận thức - hành vi điều trị ám ảnh nha khoa