Trong cuộc sống, rất nhiều trường hợp răng bị nứt, gãy do chấn thương, do cắn đồ cứng. Nhưng đôi khi một người có hàm răng khỏe mạnh bình thường vẫn phàn nàn răng họ bị tê ngay cả lúc không nhai thứ gì. Trường hợp này rất nhiều khả năng răng bị nứt. Thông thường, nứt răng xảy ra ở nam giới ngoài tuổi 40 nhiều hơn so với nữ giới và ở độ tuổi trẻ hơn. Răng nứt được điều trị như thế nào và có cách nào ngăn ngừa nứt răng hay không?

 

Các triệu chứng răng nứt:
 

  • Lúc đầu, bạn có cảm giác tê ở một khu vực nào đó khi bạn nhai. Nó bắt đầu bằng cảm giác tê, nhưng dần dần triệu chứng trở nên rõ rệt hơn và bạn cảm thấy đau buốt ngay cả khi bạn không nhai một thứ gì.
  • Nó tê buốt khi bạn uống nước lạnh.
  • Nếu như vết nứt quá to, bệnh nhân có thể tự mình nhìn thấy vết nứt.
  • Thông thường, vết nứt thường xuất hiện ở răng hàm trên hay răng hàm dưới vì đây là nơi răng nhai thức ăn.
  • Một khi răng bị nứt, nó làm cho bạn cảm thấy đau và nhất là vào ban đêm. 

Nếu bạn cảm thấy đau quá nhiều khi răng bạn đụng vào vật gì đó, bạn nên đi khám nha sĩ ngay.
 
Răng nứt xảy ra như thế nào?


Răng nứt nói chung là do bị tác động một lực lớn hơn khả năng làm việc và sức chịu đựng của răng (do áp lực và/hoặc do chênh lệch nhiệt độ tạo ra ứng suất bên trong răng). Thông thường nứt răng do hoạt động quá mạnh, nhai một bên hàm... Những răng đã điều trị tủy hoặc chết tủy dễ bị nứt hơn.
 
Có hai nhóm nguyên nhân gây ra nứt răng. Nhóm nguyên nhân "khách quan":  như té ngã, va chấn, tai nạn giao thông, sự sắp xếp răng không đều dẫn đến tập trung lực nhai... Nhóm nguyên nhân "chủ quan" (do chính chủ nhân gây ra) như sử dung răng như là một công cụ như cắn càng cua, đồ cứng, cắn nước đá, mở nắp chai, thậm chí vừa uống nước nóng lập tức uống nước đá ... đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nứt răng.


Răng nứt điều trị như thế nào?
 
Vết nứt nằm ở răng thường rất nhỏ vì vậy bạn sẽ chẳng nhìn thấy nó nếu như bạn không dùng máy móc ở phòng khám nha khoa để kiểm tra kỹ lưỡng. Răng nứt không thể phục hồi, vì vậy phòng ngừa rất quan trọng. Chính vì lí do này, thay vì phục hồi lại răng nứt, người ta bọc răng lại để nó không nứt thêm. Tuy nhiên nếu vết nứt đã đến tủy, bạn cần phải lấy tủy răng. Nếu vết nứt quá lớn, bạn phải nhổ răng.
 
Ngăn ngừa nứt răng bằng các phương thức sau:
 

  • Không sử dụng răng như là một công cụ (cắn đồ cứng, mở nắp chai..).
  • Nhai thức ăn một cách cẩn thận, nhai chậm, đặc biệt là khi ăn đồ cứng (đề phòng vô tình cắn phải sạn, thịt xương ....)
  • Không dùng ngai một lúc thức ăn quá nóng và quá lạnh.
  • Không nên nhai một bên. Nếu bạn dồn hết áp lực vào một bên răng, răng bạn sẽ dễ bị nứt.
  • Chăm sóc răng miệng tốt cũng là cách để có hàm răng khỏe mạnh.