Hệ răng sữa có vai trò rất quan trọng. Trẻ em cần có hàm răng chắc khỏe để nhai thức ăn, để nói và để có nụ cười đẹp. Răng sữa cũng giữ khoảng trong hàm cho răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa bị mất quá sớm, các răng bên cạnh có thể bị xô lệch vào chỗ mất răng, làm cho răng vĩnh viễn không đủ chỗ để mọc lên. Điều này có thể làm cho răng mọc lệch lạc và chen chúc. Bắt đầu chăm sóc tốt răng miệng cho trẻ từ lúc sơ sinh có thể giúp bảo vệ răng của bé trong nhiều thập kỷ tới.

alt 

Sâu răng nhẹ

alt 

Sâu răng vừa

alt 

Sâu răng nặng

Răng sữa của trẻ em có nguy cơ bị sâu răng ngay khi nó bắt đầu xuất hiện  - thường khoảng sáu tháng tuổi. Sâu răng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường được gọi là sâu răng sữa hay sâu răng sớm ở trẻ em. Nó thường xảy ra ở các răng cửa trên, nhưng các răng khác cũng có thể bị ảnh hưởng. Trong một số trường hợp không may, các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị sâu răng nghiêm trọng mà không thể phục hồi được và cần phải được nhổ bỏ đi. Một điều may mắn là sâu răng có thể ngăn ngừa được.

Sâu răng là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây sâu răng truyền từ người mẹ (hoặc người chăm sóc chính) sang con. Những vi khuẩn này được truyền qua nước bọt. Các bà mẹ thường có thói quen ngậm muỗng, thử thức ăn trước khi cho bé ăn hoặc làm sạch núm vú giả bằng cách ngậm trong miệng, điều này vô tình làm cho vi khuẩn truyền từ mẹ sang bé.

Một yếu tố khác gây sâu răng đó là để răng bé thường xuyên tiếp xúc với thức ăn có chứa đường như nước ngọt, nước trái cây, sữa tươi, sữa mẹ và sữa bột. Sâu răng có thể xảy ra khi em bé ngủ với bình sữa hoặc dùng bình sữa thay núm vú giả cho những em bé hay quấy khóc. Các chất lỏng có đường bám xung quanh răng khi bé ngủ. Vi khuẩn trong miệng sử dụng các loại đường làm thức ăn. Sau đó, chúng sản xuất axit tấn công răng. Sau khi bé uống sữa hoặc các chất có đường khác thì sau khoảng 20 phút hoặc lâu hơn vi khuẩn bắt đầu tiết axít tấn công răng. Sau khi bị axít tấn công, răng có thể bị tổn thương lớp men bảo vệ và kết quả cuối cùng là răng bị sâu.

Núm vú giả nhúng vào đường hoặc mật ong cũng có thể dẫn đến sâu răng khi đường hoặc mật ong có thể là mục tiêu tấn công axít của vi khuẩn.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không được cung cấp đầy đủ fluoride cũng có thể có tăng nguy cơ sâu răng vì fluoride kết hợp với men răng tạo ra một màng có khả năng chống lại sự tấn công bằng axít.

Phòng ngừa:

Tin tốt lành là sâu răng gần như hoàn toàn phòng ngừa được. Bạn có thể giúp bé ngăn ngừa sâu răng bằng cách làm theo những lời khuyên dưới đây:

  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng của bé với các vi khuẩn gây sâu răng. Điều này có thể được thực hiện hai cách - bằng cách cải thiện sức khỏe răng miệng cho mẹ hoặc người chăm sóc làm giảm số lượng vi khuẩn trong miệng của bạn và không để trẻ tiếp xúc trực tiếp nước bọt của mẹ thông qua việc sử dụng chung dụng cụ ăn như muỗng, đũa hoặc liếm núm vú giả.
  • Sau mỗi lần cho bú, lau nướu của bé với một miếng bông, miếng gạc sạch thấm nước hoặc khăn lau. Điều này sẽ loại bỏ mảng bám và mãnh vụn thức ăn có thể gây tổn hại cho việc mọc răng. Khi răng của bé bắt đầu mọc, hãy chải răng cho bé bằng nước lã với bàn chải mềm có kích thước phù hợp với bé. (Bạn nên tham khảo ý kiến ​​nha sĩ hoặc bác sĩ nếu bạn đang cân nhắc việc sử dụng kem đánh răng có chất fluoride cho trẻ nhỏ hơn hai tuổi).
  • Khi bé có thể nhổ ra được và không nuốt kem đánh răng (thường là sau hai tuổi), hãy bắt đầu đánh răng với một số lượng nhỏ kem đánh răng bằng hạt đậu. Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên sử dụng kem đánh răng có chất fluoride, hãy hỏi nha sĩ của bạn về nhu cầu fluoride của bé.
  • Đánh răng cho bé cho đến cho khi bé được sáu tuổi.
  • Chỉ sử dụng sữa bột, sữa tươi hoặc sữa mẹ trong chai. Tránh cho vào chai với các chất lỏng như nước đường, nước trái cây hoặc nước ngọt.
  • Trẻ sơ sinh nên kết thúc bú sữa trước khi đi ngủ. Không để trẻ ngủ với bình sữa.
  • Nếu con của bạn sử dụng núm vú giả, hãy đảm bảo nó được sạch - không nhúng núm vú giả vào đường hoặc mật ong hoặc đặt nó trong miệng của bạn trước khi đưa cho bé.
  • Khuyến khích trẻ em uống bằng ly khi bé được một tuổi và khuyến khích sử dụng ly có ống hút (sippy cup) cho trẻ.
  • Khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh bao gồm một chế độ ăn uống với nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc. Phục vụ đồ ăn nhẹ dinh dưỡng và hạn chế đồ ngọt cho bữa ăn.
  • Đảm bảo rằng bé sử dụng đủ chất fluor. Thảo luận về các nhu cầu fluor của bé với nha sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa của bạn.

Điều trị:

Khi chiếc răng đầu tiên của bé xuất hiện, bạn hãy lên kế hoạch đưa trẻ đến khám ở phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt (Nha khoa) trong vòng sáu tháng kể từ lúc trẻ mọc răng nhưng không muộn sinh nhật đầu tiên của bé. Ở lần khám đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng thể cho bé. Mặc dù điều này có vẻ hơi sớm, nhưng chăm sóc răng miệng cho bé ngay từ đầu là chìa khóa cho một đời sống sức khỏe răng miệng tốt.