Trong quá trình điều trị các triệu chứng do rối loạn khớp cắn và khớp thái dương hàm, người ta thấy rằng khi khớp thái dương hàm được hồi phục thì sức khoẻ toàn thân cũng thay đổi. Hầu hết các trường hợp ghi nhận bệnh nhân tiến triển theo chiều hướng tốt. Dựa trên những báo cáo tương tự, giả thuyết rằng có mối liên hệ giữa khớp thái dương hàm và tình trạng sức khỏe toàn thân của con người. Tuy nhiên, vẫn chưa giải thích được rõ rang cơ chế này.
Thông qua những tài liệu chuyên ngành đã có, tác giả bài báo này mong muốn giải thích sơ lược cơ chế tác động của tình trạng khớp cắn hay khớp thái dương hàm lên sức khỏe của con người.
Khớp thái dương hàm và bệnh đau cân cơ
Như đã biết, khớp cắn là tương quan răng – răng giữa hàm trên và hàm dưới khi chúng ăn khớp với nhau. Khớp thái dương hàm là khớp đặc biệt duy nhất trong cơ thể tồn tại ở cả hai phía đối xứng qua đường giữa. Khi điều trị các bệnh về răngg nhằm đạt được sự hài hòa hệ thống hàm mặt, răng có thể coi như được lưu giữ trong xương trong khi hai hàm có thể ăn khớp nhau bởi khớp thái dương hàm.
Các nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm được phân loại thành 5 nhóm: 1. do răng, 2. do chấn thương, 3. do thói quen sinh hoạt, 4. do căng thẳng, 5. do yếu tố cảm xúc. Chấn thương có thể là vết thương, khí cụ kéo và các lực tác động vào đầu, mặt và hàm.4 Ảnh hưởng của chấn thương lên khớp thái dương hàm khá rõ rệt đối với bệnh nhân bị giãn đốt sống cổ quá mức.5 Cần chú ý đến những thói quen xấu, tư thế làm việc và sinh hoạt sai, và thói quen răng miệng xấu hay thói quen sai lệch thời thơ ấu cũng như chế độ ăn kém và những hoạt động gắng sức như nâng tạ.
Đau cân cơ là do những điểm kích hoạt tăng nhạy cảm đau thuộc hệ cân - cơ – xương, thường được biết đến là cơn đau vùng dai dẳng. Thành phần cân cơ được coi như một phần trong hội chứng đau liên quan tới khớp thái dương hàm. Những điểm kích hoạt tăng cảm đau thuộc hệ nhai có thể gây ra bởi sai khớp cắn, sự lệch lạc và sai chức năng của hai hàm, bất thường tư thế đầu cổ hoặc chấn thương.
Mối liên quan giữa khớp thái dương hàm và sức khỏe toàn thân
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa khớp cắn/ khớp thái dương hàm với sức khỏe nói chung. Các tổn thương ở hệ nhai hay dây chằng nha chu cũng làm xáo trộn sự ổn định thị giác và gây mất cân bằng tư thế. Ngoài ra vị trí và chức năng của hàm dưới cũng là yếu tố ảnh hưởng tới trọng tâm.
Những bệnh lý hay bất thường về khớp cắn cũng có thể làm suy yếu sức khoẻ, giảm sự linh hoạt và cân bằng ở người già. Khớp cắn lý tưởng tự nhiên hoặc phục hình răng giả ngày nay đóng vai trò quan trọng để tạo những phản xạ tư thế hợp lý ở con người.
Tình trạng cơ thể liên quan tới khớp thái dương hàm được phân loại thành ba nhóm:
1. Sự đồng bộ giữa đầu mặt và cơ hàm cùng với các cơ khác trong cơ thể
Để đạt được tư thế đúng của cơ thể thì cần một sự đồng bộ hệ thống của đầu mặt, cơ hàm và những nhóm cơ khác. Thật vậy, sự kết hợp chức năng giữa hệ thống miệng hàm và cơ cổ đã được biết đến. Ở những bệnh nhân có sai lệch về khớp cắn hoặc gặp những rối loạn ở khớp thái dương hàm thường đi kèm theo là những cơn đau hoặc mất chức năng ở một vài nhóm cơ cổ. Sự bất ổn trong hoạt động của cơ ức đòn chũm cũng có thể dẫn đến đau cổ và gây ra nâng đỡ kém ở một bên khớp cắn. Lực đè nén cơ sinh học lên đốt sống cổ trong quá trình nhai cho thấy sự thay đổi theo hướng thẳng đứng của khớp cắn cũng ảnh hưởng tới lực phân bố trên toàn bộ cột sống cổ.
Khớp thái dương hàm
Bên cạnh đó người ta cũng nhận thấy có tác động qua lại giữa sự bất đối xứng ở cột sống cổ, thân và sự đối xứng ở mặt.16 Ví dụ như việc điều khiển nhận thức thị giác rất quan trọng với việc định hướng đầu theo mặt phẳng đứng ngang. Mối liên quan giữa khớp cắn và kiểm soát tư thế cũng đã được công nhận.
2. Khớp thái dương hàm và sự vững ổn cơ thể:
Sự ổn định cơ thể cũng chịu tác động của khớp cắn/khớp thái dương hàm. Ở tư thế đứng, con người gần như ở tình trạng mất ổn định vì thế để duy trì tư thế này cần phải thay đổi trọng tâm, những tín hiệu điều khiển xuất phát từ vùng thị giác, các ống bán khuyên ở tai và các nhóm cơ chống trọng lực.
Người ta cho rằng khớp cắn hay vị trí đầu mặt ảnh hưởng tới trọng tâm, có thể tăng nguy cơ bị ngã. Vì thế, việc sai lệch hoặc mất khớp cắn có thể làm giảm nhận cảm của cơ thể ảnh hưởng tới sự vững ổn tư thế ở vùng đầu mặt.7 Trong đó mất răng là một trong những yếu tố nguyên nhân gây mất ổn định tư thế. Về sinh lý những thụ thể cơ học nằm trên các màng nha chu điều khiển chuyển động xương hàm dưới và kết hợp chức năng ăn nhai, giúp cho nhóm cơ cổ hoạt động linh hoạt.
Thay đổi về trọng tâm gây ra thay đổi về tiếp xúc khớp cắn trong thực nghiệm đã được chứng minh, các kết quả đã khẳng định rằng tiếp xúc khớp cắn ảnh hưởng lên sự thay đổi trọng tâm hay nói cách khác một khớp cắn đúng đạt được khi duy trì tiếp xúc khớp cắn ở phía sau là một yếu tố quyết định sự thay đổi của trọng lực.
3. Khớp thái dương hàm và sinh lý cơ thể:
Khớp thái dương hàm có thể ảnh hưởng đến sinh lý cơ thể. Các huấn luyện viên khyến cáo vận động viên của họ mang máng nhai hay là tấm bảo vệ miệng khi thi đấu để tăng khả năng cơ động. Bên cạnh đó việc nghiến răng đúng cách đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động sinh lý cũng đã được đề cập đến trong một số báo cáo.
Qua nghiên cứu, người ta nhận thấy đối với những bệnh nhân mất răng, việc phục hồi nâng đỡ khớp cắn là cực kỳ quan trọng không chỉ để phục hồi chức năng ăn nhai mà còn duy trì hoạt động thể lực.
Cơ chế của mối liên quan giữa khớp thái dương hàm và sức khoẻ toàn thân theo khía cạnh cân-cơ.
Giả thuyết đầu tiên của bài báo này là khớp thái dương hàm và các phần khác của cơ thể được kết nối thông qua phần mềm, chính là yếu tố kết nối giữa các cấu trúc giải phẫu khác nhau, rất tương tự với mạng lưới ba chiều trải khắp cơ thể. Mạng lưới này có thể được kéo giãn bởi sự co cơ và sự truyền căng cơ.
Hệ thống cơ được cấu tạo theo chiều thẳng đứng, từ đầu đến chân, và các mặt phẳng cơ theo chiều ngang được kết nối chéo qua đường giữa cơ thể. Bởi thế, khi có một vết thương ở một bộ phận, sự đau đớn và rối loạn chức năng có thể xảy ra khắp cơ thể.
Cơ chế dựa trên Khí và đường kinh
Giả thuyết thứ hai là khớp thái dương hàm liên hệ với các cơ quan khác trên cơ thể thông qua đường kinh (được tạo thành từ cân mạc). Theo quan điểm truyền thống, châm cứu theo đường kinh chạy xuyên suốt cơ thể tạo thành một mạng lưới kết nối các mô ngoại vi với nhau. Các nghiên cứu về huyệt châm và đường kinh ở phương Tây chỉ tập trung chủ yếu vào việc phân biệt đặc điểm mô học khiến vị trí huyệt khác với mô xung quanh. Cân mạc hay những mô liên kết gian cơ hoặc nội cơ lỏng lẻo là một trong những liên quan của đường kinh với mô học và giải phẫu học.
Trong những tài liệu châm cứu cổ đại có một vài tài liệu tham khảo về “chất béo, màng nhiễm mỡ, cân mạc và hệ thống những màng liên kết” mà Khí đi qua. Một vài tác giả cho rằng tồn tại một mối liên hệ giữa đường kinh (nằm dọc theo mặt phẳng cân mạc) và cơ hoặc giữa cơ và xương hay gân và các tổ chức liên kết.
Qua thực nghiệm, người ta đưa ra giả thuyết về mạng lưới đường kinh có thể là mạng lưới các mô liên kết kẽ. Giả thuyết này được củng cổ bằng các hình ảnh siêu âm mặt phân cắt của mô liên kết ở các huyệt châm. Có lẽ không nên nghiên cứu các điểm huyệt châm như những thực thể riêng biệt mà những điểm này tập trung thành từng đám mô liên kết rải rác khắp cơ thể, có thể liên tưởng như những nút giao thông trong mạng lưới giao thông của một thành phố vậy.
Những liên quan giữa điểm kích hoạt tăng cảm đau và điểm huyệt châm
Mặc dù xuất hiện ở hai thời đại khác nhau nhưng phương pháp châm cứu cổ truyền và liệu pháp chữa đau cân cơ có những nền tảng chung trong điều trị. Gần đây người ta yêu cầu làm giải phẫu học, lâm sàng, và sinh lý học để so sánh điểm kích hoạt tăng cảm đau ở cân cơ và điểm huyệt châm. Sự tương đồng giữa các điểm tăng cảm đau và điểm huyệt châm đã được bàn đến từ năm 1977, khi người ta cho rằng có sự phù hợp 100% về giải phẫu và 71% trong lâm sàng giữa những điểm tăng cảm đau và điểm huyệt châm khi điều trị.
Có những điểm giống nhau giữa hai cấu trúc này. Chúng có cùng vị trí và đều dùng kim ở cả hai điểm để điều trị cơn đau. Cơn đau liên quan tới phản xạ giật cơ ở điểm kích hoạt tăng cảm đau cũng tương tự như sự đắc khí và cảm giác đau do châm kim vào điểm kích hoạt tăng cảm đau thì cũng giống như cảm giác truyền dọc theo đường kinh.
Tuy nhiên, những điểm huyệt châm có cùng vị trí với điểm kích hoạt tăng cảm đau không thường được sử dụng khi châm cứu và không có cùng chỉ định như với các điểm kích hoạt tăng cảm đau trong liệu pháp điểm kích hoạt. Hơn nữa có những quan điểm cho rằng 71% tương đồng đã đề cập ở trên là không thể xảy ra. Dù có đi chăng nữa thì khổng thể có hơn 40% lâm sàng phù hợp mà con số này chỉ dừng lai ở khoảng 18-19%. Vấn đề này còn cần được nghiên cứu kỹ hơn trong thời gian tới.
Lý thuyết về mạc cân mà chúng tôi đưa ra trong bài báo này chỉ giải thích phần nào đó về sự liên quan chức năng giữa khớp cắn/khớp thái dương hàm và những phần khác của cơ thể dựa trên liệu pháp giải phóng cân cơ hoặc Khí và đường kinh hay kết hợp của hai phương pháp. Bởi vậy cần thiết phải thiết lập và duy trì được một khớp cắn giống điều kiện tự nhiên thông thường, điều đó cũng là tối cần thiết với khớp thái dương hàm.