Điều trị bệnh nướu răng có thể hạ lượng đường trong máu của bạn?

Nghiên cứu được tiến hành hiện nay đang xem xét liệu điều trị bệnh nha chu (bệnh về nướu, mô liên kết răng – xương, dây chằng nâng đỡ nha chu) có thực sự sẽ làm giảm lượng đường trong máu của bạn hay không? Một nghiên cứu được thực hiện trong năm 2010 đã cho thấy rằng điều trị bệnh nướu răng thực sự có thể làm giảm lượng đường trong máu rất đáng kể ở bệnh nhân tiểu đường loại II. Nếu có thể giảm đường huyết thì rõ ràng các biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường có thể được tiếp tục kiểm soát. Tầm quan trọng của những phát hiện của nghiên cứu đáng chú ý ở chỗ nó đã được báo cáo của Tổ chức Cochrane Collaboration (Một trong những tổ chứng nổi tiếng nhất chuyên đánh giá các nghiên cứu y khoa dựa trên các bằng chứng)

alt

Chăm sóc răng miệng để nâng cao sức khỏe tổng thể của bạn 

Điều trị bệnh nướu răng để giảm viện phí?

Gánh nặng kinh tế cho dịch vụ chăm sóc y tế đối với bệnh tiểu đường là một thách thức lớn. Theo số liệu thống kê năm 2011, Ở Mỹ có khoảng 25,8 triệu (*) người mắc bệnh tiểu đường chiếm 8,3% dân số. Con số này ở Vương quốc Anh là 2,9 triệu (**), Ở Việt Nam khoảng 5 triệu (***) và toàn thế giới là 366 triệu người bị bệnh tiểu đường. Theo dự báo, đến năm 2030, toàn thế giới sẽ có 552 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu gần đây được giới thiệu bởi Hiệp hội Nghiên cứu Nha khoa Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng không những có thể giảm nhập viện để điều trị bệnh tiểu đường bằng cách điều trị các bệnh về lợi, mà còn giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân.

Tiểu đường có thể để chẩn đoán tại phòng khám Nha Khoa?

Hầu hết mọi người có bệnh tiểu đường được chẩn đoán khi khám sức khỏe tổng quát hoặc khi nằm viện. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây được công bố trong Tạp chí Nha Chu (2011) cho thấy lượng đường trong cơ thể có thể được đo bằng các mẫu lấy từ túi nha chu. Điều này được xem là ít xâm lấn hơn để xét nghiệm máu cho nhiều người và có thể dẫn đến chẩn đoán nhanh bệnh tiểu đường trong tương lai.

Dấu hiệu răng miệng của bệnh tiểu đường:

Người bị bệnh tiểu đường giảm khả năng miễn dịch nói chung và có thể có các dấu hiệu răng miệng sau đây:

  • Sâu răng: Mức độ đường trong miệng gia tăng ở bệnh nhân bị bệnh tiểu đường và điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây gia tăng mức độ sâu răng
  • Bệnh nha chu (nướu răng): Do khả năng chữa lành vết thương ở bệnh nhân tiểu đường kém và khả năng miễn dịch thấp, nướu răng ảnh hưởng tiêu cực. Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường nhiều khả năng bị bệnh nướu răng hơn 5 lần so với người không tiểu đường và do đó dễ bị mất răng sớm. Đặc biệt, điều này còn trầm trọng hơn nhiều ở bệnh nhân tiểu đường có hút thuốc.
  • Rối loạn tuyến nước bọt: Nếu tuyến nước bọt bị ảnh hưởng và giảm sản xuất nước bọt, có triệu chứng khô miệng và thường làm tăng khả năng bị sâu răng.
  • Lưỡi nhiễm nấm: Vòm miệng và cổ họng có thể có dấu hiệu nhiễm nấm do khả năng miễn dịch giảm.
  • Nhiễm trùng và chậm lành vết thương: Phải hết sức cân nhắc điều này nếu phải thực hiện phẫu răng miệng. Nha sĩ của bạn có thể cho bạn thuốc kháng sinh trước và sau khi phẫu thuật.
  • Giảm vị giác: Điều này có thể là một mối quan tâm nhưng nó không ảnh hưởng đến bệnh nhân tiểu đường đáng kể. Người bị bệnh tiểu đường giảm ngưỡng cảm nhận vị giác khi nếm các thực phẩm ngọt vì vậy họ thích tiêu thụ các loại thực phẩm ngọt và vì vậy tăng sâu răng.

Lời khuyên tốt nhất?

  • Bất cứ ai có bệnh tiểu đường nên đến khám nha sĩ thường xuyên để kiểm tra răng và nướu răng. Thường xuyên cạo vôi và đánh bóng răng.
  • Đánh răng hai lần một ngày với kem đánh răng có chứa chất florua
  • Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày.
  • Khi cần thiết nha sĩ có thể chỉ định dùng fluor liều cao đặt tại chỗ cho răng bạn.
  • Bạn cũng có thể sử dụng một số loại nước súc miệng có chứa fluoride.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu của bạn là tốt nhất có thể và điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn phù hợp nhất với nhu cầu của bạn. Thận trọng khi dùng các loại thực phẩm có chứa đường.
  • Kiểm soát chứng khô miệng. Thường xuyên nhấm nháp từng ngụm nước để chống khô miệng hoặc nhai kẹo cao su không đường. Nha sĩ cũng có thể kê cho bạn toa thuốc nếu bạn bị chứng khô miệng nặng.

Chú thích: