Theo một nghiên cứu mới, hút thuốc lá làm cho cơ thể chống lại vi khuẩn hữu ích, khiến người hút thuốc dễ bị nhiễm bệnh hơn. Mặc dù được đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa hàng ngày, miệng của người khỏe mạnh có hệ vi khuẩn có lợi ổn định. Nghiên cứu mới cho thấy miệng của người hút thuốc lá chứa một hệ vi khuẩn hỗn hợp đa dạng hơn rất nhiều, và dễ bị vi khuẩn có hại chiếm lĩnh.

Theo trợ lý giáo sư Purnima Kumar thuộc Khoa nha chu Đại học Bang Ohio nhóm người hút thuốc có tỉ lệ bệnh răng miệng cao hơn người không hút thuốc - đặc biệt là các bệnh về nha chu, đây là thử thách đối với mỗi nha sĩ.

alt 

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe

“Miệng người hút thuốc có lượng vi khuẩn có lợi giảm và các tác nhân gây bệnh tăng lên. Vì vậy các tác nhân gây bệnh có điều kiện sinh sôi nảy nở nhanh chóng hơn nhiều so với môi trường miệng người không hút thuốc”.

Điều đó cho thấy nha sĩ cần cung cấp những điều trị tích cực cho người hút thuốc và đó cũng là lý do tốt để đề nghị bệnh nhân bỏ thuốc.

“Một vài giờ sau khi bạn sinh ra, vi khuẩn bắt đầu tập hợp tạo thành màng sinh học trong miệng của bạn. Cơ thể bạn dần học được cách sống chung với những vi khuẩn đó, bởi vì đối với hầu hết mọi người, màng sinh học giúp loại trừ các vi khuẩn có hại.”.
Kumar so sánh một màng sinh học lành mạnh như một bãi cỏ xanh tươi tốt. Khi bạn thay đổi các thành phần của bãi cỏ như quá nhiều nước hoặc quá ít phân bón, bạn sẽ làm chết cỏ và nhiều cỏ dại mọc lên hơn”. Đối với người hút thuốc lá, “cỏ dại” ở đây chính là vấn đề vi khuẩn.

Trong một nghiên cứu mới, nhóm nghiên cứu của Kumar đi vào vấn đề làm thế nào để hệ vi khuẩn có lợi phát triển trở lại sau khi lợi được lau khô. Trong 15 người không hút thuốc lá khỏe mạnh và 15 người hút thuốc lá khỏe mạnh, các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu màng sinh học ở miệng trong một, hai, bốn và bảy ngày sau khi miệng được làm sạch tại phòng nha chuyên nghiệp.
Các nhà nghiên cứu tìm kiếm hai thứ khi họ lau một miếng gạc lên nướu răng:

Thứ nhất, họ muốn thấy sự có mặt của vi khuẩn bằng cách phân tích các dấu hiệu DNA trong mảng bám răng. Họ cũng giám sát xem cơ thể của các đối tượng đã phản ứng với vi khuẩn như một mối đe dọa. Nếu vậy, trên miếng gạc sẽ xuất hiện các cytokine – các hợp chất cơ thể sản xuất ra để chống nhiễm trùng - ở mức độ cao hơn.

“Khi so sánh giữa một người hút thuốc và không hút thuốc, có sự khác biệt rõ rệt. Điều đầu tiên bạn cần nhận thấy đó là những vi khuẩn có lợi thường chỉ còn một vài type, hầu hết không có mặt trong môi trường miệng của người hút thuốc”.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng người không hút thuốc, quần thể vi khuẩn lấy lại sự cân bằng với các nhóm vi khuẩn đã bị loại bỏ trong quá trình làm sạch lợi. Vi khuẩn liên quan đến bệnh phần lớn là không tìm thấy và nồng độ thấp cytokine cho thấy cơ thể không coi các màng sinh học có lợi như là một mối đe dọa.

“Ngược lại, miệng người hút thuốc bắt đầu bị chiếm lĩnh bởi các mầm bệnh – vi khuẩn có hại – trong vòng 24 giờ. Người hút thuốc mất nhiều thời gian hơn để hình thành hệ vi khuẩn ổn định và khi hình thành, nó lại là một hệ giàu vi khuẩn gây bệnh”.

Người hút thuốc lá cũng có nồng độ cytokines cao hơn, điều đó cho thấy cơ thể được trang bị sẵn hệ phòng thủ chống lại nhiễm trùng trong miệng. Trên lâm sàng, đáp ứng miễn dịch này tạo nên triệu chứng đỏ và sưng lợi – được gọi là viêm lợi – có thể gây nên tiêu xương không thể hồi phục do bệnh viêm nha chu.

Tuy nhiên ở người hút thuốc, cơ thể không chỉ cố gắng chống lại vi khuẩn có hại. Các type cytokine ở miếng gạc lau lợi còn cho thấy cơ thể người hút thuốc thậm chí còn chống lại vi khuẩn có lợi, tức là coi chúng là một mối nguy cơ đe dọa.

Mặc dù họ chưa nắm được hoàn toàn cơ chế của hiện tượng này, nhưng Kumar và cộng sự nghi ngờ rằng hút thuốc lá gây nên sự nhầm lẫn trong phản ứng giữa hệ vi khuẩn khỏe mạnh và cơ thể vật chủ.

Theo bà Kumar, thực tế mà nói, những phát hiện này có ý nghĩa rõ ràng trong chăm sóc bệnh nhân.

“Nó giúp chúng ta có hướng trong điều trị những người hút thuốc lá. Họ cần một hình thức điều trị tích cực hơn, vì ngay cả sau khi được làm sạch tại phòng nha chuyên nghiệp, họ vẫn có nguy cơ rất cao nhiễm những tác nhân gây bệnh trở lại trong miệng của họ ngay lập tức”.

“Nha sĩ không thường xuyên nói chuyện với bệnh nhân về cai thuốc lá. Hậu quả của nó cho thấy các nha sĩ nên đóng một vai trò thực sự tích cực trong việc giúp đỡ bệnh nhân cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho họ từ bỏ thuốc lá”.

Nói không với thuốc lá! THM 

Đối với Kumar, một chuyên gia nha chu đồng thời cũng là một giáo sư tham gia giảng dạy, nghiên cứu đã thay đổi các điều trị của bà với bệnh nhân. “Tôi thường nói với họ về nghiên cứu của chúng tôi, về các vi khuẩn và đáp ứng của vật chủ. Tôi thường nói: Này, tôi thực sự thấy sợ thay cho bạn”. Bệnh nhân đã sẵn sàng lắng nghe, và thực sự bỏ thuốc lá”.

Các cộng sự của Kumar: Chad Matthews và Vinayak Joshi đến từ Đại học Nha khoa Bang Ohio và Marko de Jager và Marcelo Aspiras đến từ tổ chức Chăm sóc răng miệng Philips (Philips Oral Healthcare). Nghiên cứu được tài trợ bởi tổ chức Chăm sóc răng miệng Philips (Philips Oral Healthcare).

(Nguồn: Trường Đại học Nha khoa Bang Ohio)