Những phụ nữ muốn có con nên chăm sóc sức khỏe răng miệng của họ, một chuyên gia về khả năng sinh sản phát biểu tại một cuộc họp ở Thụy Điển ngày hôm qua. Trong cuộc họp, các đại biểu nghe trình bày về nghiên cứu sơ bộ cho thấy lần đầu tiên, từ khi một người phụ nữ bắt đầu cố gắng thụ thai, cơ hội thụ thai của cô ấy có thể phụ thuộc vào việc cô ấy chăm sóc răng và nướu như thế nào.

Roger Hart, giáo sư tại Đại học Tây Úc ở Perth, phát biểu tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Sinh sản và Phôi học người của Châu Âu ở Stockholm, rằng ảnh hưởng của bệnh nướu răng trên sự thụ thai cũng quan trọng tương tự như ảnh hưởng của bệnh béo phì.

alt

Giáo sư Roger Hart

Giáo sư Hart, Giáo sư Khoa sinh sản trường Đại học và là Giám đốc y tế của Tổ chức các chuyên gia sinh sản Tây Úc, cho biết nghiên cứu của họ là công trình đầu tiên được công bố điều tra về mối liên hệ giữa bệnh nướu răng và cơ hội mang thai của phụ nữ, vì vậy nó là:

"... báo cáo đầu tiên cho thấy bệnh nướu răng có thể là một trong nhiều yếu tố có thể được thay đổi để cải thiện cơ hội thụ thai."

Ông cho biết phụ nữ muốn có thai nên đi nha sĩ và đánh răng đều đặn.
Để nghiên cứu, Hart và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu trên 3.400 phụ nữ mang thai từ Tây Úc đã tham gia trong một đề tài nghiên cứu có tên gọi là SMILE tìm hiểu tại sao việc điều trị bệnh nướu răng lại ảnh hưởng đến kết quả mang thai.

Họ phát hiện ra rằng những phụ nữ bị bệnh nướu răng mất dài hơn trung bình hai tháng để thụ thai so với những phụ nữ không có bệnh nướu răng (bảy tháng thay vì năm tháng).

Phụ nữ không phải người da trắng dường như là nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất: họ có thể mất hơn 12 tháng để có thể mang thai nếu họ có các bệnh về lợi.

Bệnh nướu răng, còn được gọi là bệnh nha chu, là bệnh lý viêm nhiễm mãn tính ở mô nướu và mô nâng đỡ của răng. Miệng của chúng ta đầy vi khuẩn, bám vào dịch nhầy và các mẩu nhỏ thức ăn và tạo thành “mảng bám” dính trên răng. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa giúp loại bỏ mảng bám, nhưng nếu điều này không được thực hiện thường xuyên, thì mảng bám trở nên cứng và biến thành "vôi răng", Khi đó để loại bỏ nó thì khó khăn hơn nhiều. Bạn nên đến khám nha sĩ để được lấy vôi răng đúng cách.

Nếu lâu ngày bạn không đi cạo vôi răng và lấy mãng bám, vi khuẩn gây ra tình trạng viêm được gọi là "viêm nướu", nướu răng biến thành màu đỏ, sưng lên và chảy máu. Ở giai đoạn này, đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày cùng với đi nha sĩ có thể khôi phục lại sức khỏe răng miệng. Nhưng cuối cùng, nếu không được quan tâm, bệnh sẽ chuyển sang một giai đoạn mà các mô và xương bị ảnh hưởng: đó là viêm nha chu, có nghĩa đen là "viêm quanh răng".
Ở bệnh nha chu, nướu răng tuột khỏi chân răng và phát triển các túi nha chu. Các vi khuẩn và mảng bám bắt đầu phát triển bên dưới nướu, làm cho hệ thống miễn dịch phản ứng lại. Độc tố từ vi khuẩn và hoạt động của hệ miễn dịch bắt đầu tấn công các mô và xương giữ răng cố định, ​​làm chúng trở nên lỏng lẻo.

Nhưng các tác nhân phá hoại này cũng đi vào mạch máu, có thể giải thích tại sao bệnh nướu răng đi kèm với tăng nguy cơ của một số căn bệnh mạn tính như là tiểu đường tuýp 2, bệnh tim, hô hấp, bệnh thận, cũng như sẩy thai và sanh non.

Khoảng một phần mười dân số được cho là có bệnh nha chu nặng. Cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh là chải răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên.

Hart cho rằng nguyên nhân mà những phụ nữ không phải người da trắng bị ảnh hưởng nhiều nhất là vì dường như họ có phản ứng viêm ở mức cao nhất khi bị mắc bệnh nướu.

Ông cũng cho biết việc điều trị bệnh nướu răng trong khi có thai không ảnh hưởng đến sức khỏe của bào thai hoặc người mẹ.

Nguồn: ESHRE 2011 Stockholm.

Tác giả: Tiến sĩ Catharine Paddock

Bản quyền: Medical News Today

Theo Medical News Today

Xem tin gốc