Lần đầu tiên trong lịch sử y học bào thai, các bác sĩ đã loại bỏ thành công một khối u lớn ở miệng của một thai nhi bốn tháng tuổi trong một ca phẫu thuật tử cung tiên phong. Tuần trước, đại diện báo chí đã được mời họp báo để gặp đứa trẻ, bây giờ bé đã 20 tháng tuổi.

Theo báo cáo tại cuộc họp báo của Bệnh viện Jackson Memorial ngày 21 tháng 6, trong một lần siêu âm định kỳ ở tuần thứ 20 của thai kỳ (Người mẹ mang thai lần thứ hai), một phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán có bào  thai với một khối nhô ra từ miệng của thai nhi. Theo các bác sĩ, phát hiện này đã gợi ý đến một Teratoma (u quái) miệng, một khối u hiếm gặp xuất phát từ tất cả ba lớp mầm phôi (1).

title

Bé gái, mẹ và Bác sĩ phẫu thuật trong buôi họp báo

Sau khi xem xét kỹ lưỡng, cuộc phẫu thuật được thực hiện tháng 5 năm 2010 bởi giáo sư sản phụ khoa Ruben Quintero và trợ lý giáo sư về sản phụ khoa Eftichia Konopoulus, tại Bệnh viện Jackson Memorial ở Miami, Florida. Sử dụng một ống nội soi với sự hướng dẫn của siêu âm và laser, khối u đã được cắt bỏ trong tử cung mà không có bất kỳ biến chứng của mẹ hay của thai nhi trong cuộc phẫu thuật kéo dài 68 phút sử dụng gây tê cục bộ.

Năm tháng sau khi phẫu thuật, bệnh nhân đã chuyển dạ tự nhiên và sinh một bé gái khỏe mạnh không có bất kỳ biến chứng nào. Kiểm tra môi và miệng khi sinh cho thấy không có dấu hiệu chấn thương, khe hàm ếch hoặc khối u. Dấu hiệu duy nhất của phẫu thuật là một vết sẹo nhỏ trên miệng của bé.

alt

Hình siêu âm cho thấy khối u ở môi thai nhi 

Tại hội nghị, bà mẹ cảm ơn các bác sĩ và nhóm nghiên cứu vì sự giúp đỡ của họ. "Họ đã cứu con gái của chúng tôi. Nếu không có họ, đứa bé sẽ không ở đây ngày hôm nay", mẹ của bé nói.

Theo các bác sĩ, u quái mũi họng (nasopharyngeal teratomas) có liên quan với nguy cơ tử vong đặc biệt cao ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là tắc nghẽn đường thở. Nếu thực hiện đầy đủ, như trong trường hợp hiện tại, sử dụng fetoscopic (2) loại bỏ u quái có thể tránh được sự phát triển của khối u, sự biến dạng của cấu trúc khuôn mặt, thừa nước ối, phù nề và nguy cơ thai chết lưu.

Các bác sĩ nói thêm rằng tỉ lệ sống sót thường khoảng 30-40%. Bào thai có tồn tại trong bụng mẹ hay không, khi sinh có thể sẽ cần phải mổ để lấy thai và em bé sẽ cần ngay lập tức đặt nội khí quản để thở và trải qua nhiều ca phẫu thuật sau đó.

"Kinh nghiệm trong trường hợp này cho thấy rằng fetoscopy có thể được sử dụng trong việc đánh giá chi tiết các tổn thương, cũng như khả năng cho phép cắt bỏ khối u trong tử cung trong các trường hợp được lựa chọn" các nhà nghiên cứu kết luận.

Báo cáo này được công bố trực tuyến vào ngày 09 tháng 4 trong Tạp chí Sản khoa và Phụ Khoa Hoa Kỳ (American Journal of Obstetrics and Gynecology) trước khi phát hành bản in.

alt

Cận cảnh môi của bé sau khi sinh

alt

Mẹ và bé sau khi sinh

Chú thích:

(1) Ba lớp mầm phôi (Three embryonic germ layers):

Ba lớp mầm phôi thai gồm: Nội bì, trung bì và ngoại bì (hình thành từ gastrulation của phôi thai).

  • Nội bì tạo thành hệ tiêu hóa tiêu hóa (dạ dày, ruột, ...), gan, tuyến tụy, bàng quang, phổi, tuyến giáp và tuyến cận giáp.
  • Trung bì tạo thành hệ thống cơ xương (xương cơ bắp và khung xương), các lớp hạ bì của da mô liên kết, hệ thống niệu sinh dục, tim và máu và lá lách.
  • Ngoại bì hình thành các dây thần kinh và hệ thống thần kinh trung ương, các tế bào sắc tố, biểu bì, tóc và tuyến vú.

  (2 ) Fetoscopy: là một thủ thuật nội soi trong thai kỳ cho phép can thiệp đến bào thai, khoang màng ối, dây rốn và nhau thai. Một vết rạch nhỏ (3-4 mm) được thực hiện ở bụng, và nội soi được đưa vào thông qua thành bụng và tử cung vào trong khoang màng ối. Fetoscopy cho phép can thiệp y tế chẳng hạn như sinh thiết hoặc tắc tia laser của các mạch máu bất thường. Các lĩnh vực fetoscopy phẫu thuật được phát triển bởi