Có rất nhiều loại kem đánh răng để lựa chọn trên thị trường. Trong đó có nhiều loại có tác dụng bảo vệ chống lại sâu răng hoặc bảo vệ răng khỏi sự tấn công của acid, một số khác dành cho răng nhạy cảm. Nhưng loại kem đánh răng nào tốt? Loại nào bảo vệ men răng? Một phương pháp đánh giá mới đã tìm hiểu về vấn đề này.
Mọi người đều muốn có hàm răng đẹp. Xét cho cùng, một hàm răng hoàn hảo biểu trưng cho sức khỏe, sự trẻ trung và thậm chí có thể ảnh hưởng đến triển vọng nghề nghiệp, cơ hội làm ăn. Nếu chăm sóc, vệ sinh răng kỹ lưỡng, khám răng định kỳ … thì sức khỏe răng miệng tốt hay xấu tùy thuộc vào kem đánh răng? Nó có hiệu quả như thế nào? Thành phần của nó như thế nào để không làm tổn hại đến cấu trúc của răng? Những câu hỏi như thế là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất các sản phẩm vệ sinh răng miệng và câu trả lời đã được giải đáp bởi các nhà nghiên cứu từ Viện Cơ học vật liệu Fraunhofer (The Fraunhofer Institute for Mechanics of Materials) IWM ở Halle. Bằng sự hợp tác chặt chẽ với Trung tâm Microtribology μTC ở Karlsruhe, họ đã phát triển một quy trình mới thử nghiệm tác động mài mòn của các loại kem đánh răng, độ mài mòn cho phép này, như các chuyên gia gọi nó, được so sánh và đánh giá trong phòng thí nghiệm.
Thí nghiệm xác định độ mài mòn của kem đánh răng
Tác động mài mòn nguy hiểm
Hạt làm sạch là một thành phần quan trọng của kem đánh răng. Từ khi được biết đến, những chất mài mòn này loại bỏ mảng bám răng bằng cơ học. Tuy bột kem không phải là chất mài mòn mạnh, nhưng ngày qua ngày, sự mài mòn có thể gây ra thiệt hại cho men răng, trong khi men răng không thể tự phục hồi. Tổn thương này có thể nhìn thấy và rõ rệt ở lớp ngà răng mềm. Hiệp hội Nha khoa Đức khuyến cáo người dân chọn kem đánh răng ít chất mài mòn nếu răng của họ bị lộ cổ răng.
Tác động mài mòn của từng loại kem đánh răng trên ngà răng tùy thuộc vào độ cứng, số lượng và kích thước của hạt mài mòn thêm vào nó, như silica hay alumina. Độ mài mòn được đo bằng giá trị RDA (radioactive dentin abrasion - Độ mài mòn chất phóng xạ ngà răng), thang đo nằm trong khoảng từ 30 đến hơn 200. Giá trị này được xác định bởi một quá trình phức tạp có liên quan đến thử nghiệm chải trên mẫu ngà răng có đánh dấu mức độ phóng xạ. Sau đó vật liệu mài mòn này được đo bằng cường độ bức xạ của bọt kem đánh răng. Không phải tất cả các chuyên gia đều đồng ý về tính hiệu lực của các giá trị RDA, kết quả thí nghiệm ở một chừng mực nào đó sẽ làm thay đổi từ nghiên cứu đến sản xuất.
Xác định tỷ lệ mài mòn bằng thử nghiệm vi mài mòn
Các nhà nghiên cứu tại IWM đã chọn một phương pháp thay thế đó là hệ thống radiotracer (chất phóng xạ có đánh dấu). "Phương pháp tiếp cận mới của chúng tôi cho phép xác định tỷ lệ mài mòn thực tế và mô tả các tương tác giữa bàn chải, men răng và kem đánh răng. Hơn nữa, các thử nghiệm của chúng tôi là ít mất thời gian hơn so với các thủ thuật radiotracer tốn nhiều thời gian và chỉ một vài phòng thí nghiệm trên toàn thế giới thực hiện được", theo Tiến sĩ Andreas Kiesow, trưởng nhóm nghiên cứu tại IWM. Các nhà khoa học và nhóm của ông đã thành công trong việc xác định độ mài mòn của các loại kem đánh răng khác nhau trên thang đo vô cùng nhỏ và đo lường giá trị ma sát bằng cách sử dụng các thí nghiệm vi ma sát. "Cho đến bây giờ, giá trị về ma sát chẳng hạn như hệ số ma sát, không tồn tại" Kiesow.
Các nhà nghiên cứu sử dụng răng người và rất nhiều loại kem đánh răng khác nhau được thực hiện bởi các đối tác công nghiệp trong thí nghiệm của họ. Những loại kem đánh răng này đã được pha loãng với nước và nước bọt để tạo ra một dung dịch tương tư như hỗn hợp kem đánh răng và nước bọt khi người ta đánh răng tạo ra. Các thí nghiệm ma sát và mài mòn được thực hiện với mỗi một loại lông bàn chải duy nhất - gọi là monofilament (sợi tơ đơn). Loại tơ này được đặt trên dụng cụ chuyên biệt về ma sát, có đồng hồ đo ma sát với thang đo cực nhỏ (microtribometer ) và một nanoindenter (thiết bị đo độ cứng hệ nano) và di chuyển giống nhau trên cả hai chuyển động thẳng và xoay tròn (giống như chuyển động của bàn chải khi ta đánh răng), lên đến 8000 lần. Sau đó dùng dụng cụ có nhạy cao đo độ sâu của các dấu kết quả để lại trên bề mặt của răng.
"Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng giá trị RDA của kem đánh răng có liên quan với độ sâu của mài mòn. Giá trị RDA càng cao, độ mài mòn càng nhiều. Bằng cách phân tích giá trị ma sát, chúng tôi cũng xác định một mối quan hệ rõ ràng giữa tác động ma sát của các lông cứng trên men răng và chất mài mòn trong kem đánh răng", Kiesow tổng kết. Quy trình mới cho phép các nhà nghiên cứu không chỉ xác định độ mài mòn một cách đơn giản và nhanh chóng hơn, mà còn xác định được hình học của các sợi bàn chải đánh răng khác nhau ảnh hưởng như thế nào trên bề mặt răng và hình dạng lông lý tưởng nên được thiết kế như thế nào. Các chuyên gia tại IWM có thể sử dụng những hiểu biết này để hỗ trợ các nhà sản xuất các sản phẩm vệ sinh răng miệng phát triển các sản phẩm của họ. Và cuối cùng, người tiêu dùng là nười được hưởng lợi nhiều nhất.