Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng trẻ em đang tập đi có nguy cơ bị thương từ bình sữa, Sippy cup (loại bình có nắp) và núm vú cao nhất. Lần đầu tiên, các nhà nguyên cứu đã phân tích dữ liệu thống kê trên toàn nước Mỹ trong 20 năm qua và thấy rằng trung bình mỗi năm có khoảng 2.270 ca thương tích liên quan đến các sản phẩm này phải điều trị tại phòng cấp cứu của các bệnh viện ở Hoa Kỳ.

alt 

Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Quốc Gia tại Columbus, Ohio cho thấy trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 1991 và tháng 12 năm 2010 ước tính có khoảng 45.398 trẻ em dưới ba tuổi phải cấp cứu do bình sữa, núm vú và Sippy cup.

Theo nghiên cứu, khoảng hai phần ba số trường hợp bị thương xảy ra ở trẻ em một tuổi, đây là giai đoạn phát triển kết hợp với tập đi. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 86% các chấn thương là do té ngã trong khi sử dụng bình sữa. Hơn 70% các thương tích do té ngã ảnh hưởng đến miệng và răng của trẻ con, tiếp theo là các vết rách ở mặt, đầu hoặc cổ (20%).

Bình sữa trẻ em có liên quan đến khoảng 66% thương tích. Núm vú chiếm 20% thương tích và Sippy cup chiếm 14%. Đặc biệt núm vú có liên quan đến chấn thương mô mềm và răng.

"Các răng cửa vĩnh viễn bắt đầu phát triển trong hàm của trẻ ngay sau khi sinh và mầm răng vĩnh viễn chưa phát triển đầy đủ cho đến khi một đứa trẻ lên ba hoặc bốn tuổi. Nếu trẻ mới biết đi té ngã và làm chấn thương răng sữa, răng này có thể bị đẩy vào trong hàm và gây tổn hại đến sự phát triển của răng vĩnh viễn. Nguy cơ là rất cao khi một chiếc răng sữa bị chấn thương trước khi đứa trẻ lên ba tuổi và nếu răng sữa bị đẩy vào trong nướu răng hoặc bị gãy lìa hoàn toàn", theo Tiến sĩ Dennis McTigue, Bác sĩ Nhi khoa tại Bệnh viện nhi Quốc Gia.

alt 

Các nhà nghiên cứu nói rằng, hiện nay có rất ít khuyến cáo chính thức về độ tuổi mà trẻ em nên ngừng sử dụng các sản phẩm này. Mặc dù vậy, Học viện Nha khoa nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatric Dentistry - AADP) và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên bạn nên sử dụng ly không nắp đậy khi trẻ 12 tháng tuổi để ngăn ngừa sâu răng và hạn chế sử dụng núm vú giả sau sáu tháng để ngăn ngừa nhiễm trùng, các sản phẩm chỉ nên sử dụng cho đến khi trẻ lên hai tuổi, các nhà nghiên cứu cho biết.

"Giáo dục các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ về tầm quan trọng của việc cho trẻ bỏ dần các sản phẩm này theo độ tuổi khuyến cáo của AAP và AAPD có thể ngăn chặn đến 80% các thương tích liên quan đến bình sữa trẻ em, núm vú giả và Sippy cup", đồng tác giả nghiên cứu Tiến sĩ Laura McKenzie đề nghị.

Ngoài những thương tích gây ra nêu trên, núm vú giả còn Có một nhu cầu cho các nghiên cứu sâu hơn vào bản chất của các thương tích và chiến lược phòng chống, các nhà nghiên cứu kết luận.