Nhà khoa học trường Đại học Louisville đã tìm ra phương pháp để ngăn ngừa chứng viêm và mất xương xung quanh răng bằng cách ngăn chặn đường truyền tín hiệu tự nhiên của enzyme GSK3b, một enzyme đóng một vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo các phản ứng miễn dịch.

Khám phá này của Tiến sĩ David Scott (Trường Nha Khoa, Đại học Louisville) và nhóm nghiên cứu của ông đã được đăng tải trực tuyến lần đầu tiên trên Tạp chí Y học phân tử (The journal Molecular Medicine). Phát hiện này không những có ý nghĩa trong việc ngăn ngừa bệnh nha chu, một bệnh viêm mãn tính là nguyên nhân chính gây mất răng, mà còn có thể có liên quan đến các bệnh viêm mạn tính khác.Từ khi GSK3b được phát hiện là tham gia nhiều đường truyền tín hiệu gây phản ứng viêm, các nhà khoa học cho rằng nó có liên quan đến một số bệnh và các nhà khoa học cũng đang thử nghiệm tác động của nó đối với bệnh Alzheimer, tiểu đường Type II và một số dạng ung thư và một vài bệnh khác.

alt

Hình ảnh Minh họa enzyme GSK3b

"Phương pháp truyền thống để đối phó với bệnh nha chu là ngăn chặn các mảng bám hình thành ở nướu răng hoặc ngăn chặn những hậu quả của sự tiến triển bệnh nha chu," Scott nói. "Cách tiếp cận của chúng tôi can thiệp vào cơ chế tự nhiên của cơ thể chúng ta để ngăn ngừa sự viêm nhiễm và  làm giảm tiếp xúc với vi khuẩn P. gingivalis".

Chúng ta biết rằng GSK3b có chức năng thúc đẩy xảy ra phản ứng viêm khi cơ thể nhiễm khuẩn, do đó ngăn chặn enzyme này hoàn thành chức năng bình thường của nó bằng cách sử dụng các chất đặt biệt ức chế GSK3, có tên là SB216763 thì sẽ làm ngừng quá trình viêm và mất xương gây ra bởi các tác nhân chính gây bệnh nha chu, đó là vi khuẩn P. gingivalis, Scott nói.

Bước tiếp theo là Scott và nhóm của ông xác định xem SB216763 có bất kỳ tác dụng phụ nào hay không hay họ cần phải tìm kiếm một chất ức chế khác ngoài GSK3b.

 

Chú Thích:

GSK3b (Glycogen synthase kinase 3 beta) là một enzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, phát triển tế bào thần kinh, và sự hình thành mô hình cơ thể.

Nguồn: Scientist Discovers Mechanism to Reduce Inflammation and Subsequent Bone Loss Related to Gum Disease - ScienceDaily