Các nha sĩ từ Hiệp hội Nha khoa địa phương ở Đức đã cảnh báo chống lại giả định rằng stevia, một loại đường thay thế phổ biến, ít có hại cho răng so với đường tinh luyện. Họ nói rằng sự khẳng định stevia thân thiện với răng đã không được chứng minh đầy đủ thông qua các thử nghiệm một cách có hệ thống.
Đường Stevia được sản xuất bằng cách chiết xuất glycosides steviol từ lá cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bertoni), một loại cây bụi có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Đường Stevia ngọt hơn 300 lần so với đường mía. Mặc dù độ ngọt rất cao, nhưng đường stevia được xem là vô hại với sức khỏe răng miệng. Vì vậy, nó đã được ủng hộ như là một chất thay thế cho đường tổng hợp và đường tinh luyện. Nhiều nhà sản xuất đã bắt đầu sử dụng nó để thay thế trong thực phẩm của họ, quảng cáo nó như là chất làm ngọt không có năng lượng và thân thiện với răng.
Các chế phẩm từ đường Stevia
Tuy nhiên, các nha sĩ Đức đã lập luận rằng tính chất thân thiện với răng của stevia đã không được chứng minh đầy đủ bởi các nghiên cứu khoa học. Trong khi thông thường, đường cung cấp dinh dưỡng cho vi khuẩn sâu răng, stevia không phải là nguồn dinh dưỡng phù hợp. Họ nói về mặt này, stevia là tốt hơn cho răng so với đường tinh luyện hoặc mật ong. Đồng thời, các Hiệp hội nha sĩ cảnh báo công chúng không nên bỏ qua vệ sinh răng miệng. Cho dù các tính chất ức chế sâu răng của stevia được xác nhận khoa học, thì vệ sinh răng miệng vẫn là không thể thiếu.
Trong năm 2010, Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu đánh giá sự an toàn của stevia là một chất làm ngọt để sử dụng trong thực phẩm. Từ những kết quả của các thử nghiệm độc tính, các thành viên của Ban Hội thẩm kết luận rằng chất làm ngọt stevia với hàm lượng glycoside steviol lớn hơn hoặc bằng 95% là không gây ung thư, không độc tính cho di truyền hoặc kết hợp với bất kỳ chất nào để sản sinh hay phát triển độc tố. Stevia sau đó đã được phân loại là an toàn để sử dụng trong thực phẩm. Họ đề nghị lượng glycosides steviol cho phép (mức an toàn cho sử dụng) là 4 mg mỗi ngày. Vào tháng 12 năm 2011, stevia chính thức được Ủy ban châu Âu chấp thuận như là một phụ gia thực phẩm ở châu Âu.
Trên cơ sở xem xét các thông tin và dữ liệu được đệ trình bởi ngành công nghiệp, Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ kết luận rằng không có cơ sở để phản đối việc sử dụng một số các chế phẩm thực phẩm tinh chế stevia. Trong năm 2009, họ xác định rằng Rebiana, một dạng của glycoside steviol, có thể được công nhận là an toàn để sử dụng trong thực phẩm và đồ uống.
Cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bertoni) dùng để sản xuất đường Stevia
Theo Hội đồng quốc tế Stevia, một Hiệp hội thương mại toàn cầu đại diện cho lợi ích của các công ty tham gia vào việc sản xuất các sản phẩm stevia, hơn 2.000 sản phẩm đường stevia đã được giới thiệu trên toàn thế giới từ năm 2004 và 2008. Họ nói rằng các glycosides steviol được phép sử dụng ở một số quốc gia, bao gồm Argentina, Australia, Brazil, Trung Quốc, Colombia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Paraguay, Peru, Nga, Thụy Sĩ, Đài Loan, Ukraine và Uruguay.
Các nhà sản xuất toàn cầu như Coca Cola và Pepsi đã sử dụng đường stevia như là chất thay thế trong nước giải khát gốc đường của họ trên thị trường Mỹ. Những nhà Sản xuất Châu Âu cũng đã giới thiệu các sản phẩm tương tự. Ví dụ, Andechser, một nhà cung cấp sữa sinh thái từ Đức, đã cung cấp một sinh sữa chua với stevia kể từ 2011.