Các nhà nghiên cứu của Trường nha khoa - Đại học Tufts bằng phương pháp thống kê đã phát hiện ra mối liên hệ giữa tiêm gây tê nha khoa cục bộ ở trẻ em từ hai đến sáu tuổi và bằng chứng thiếu răng khôn hàm dưới. Kết quả nghiên cứu dịch tễ học này, được công bố trong số ra tháng tư của Tạp chí của Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ, cho thấy rằng việc tiêm gây tê vào nướu răng của trẻ em có thể ngăn chặn sự phát triển của răng khôn hàm dưới.
"Điều thú vị khi nghĩ rằng thủ thuật thông thường như gây tê tại chỗ có thể ngăn chặn mọc răng khôn. Đây là nghiên cứu đầu tiên ở người cho thấy mối liên quan giữa thủ thuật nha khoa xâm lấn tối thiểu và sự ngăn chặn phát triển răng khôn", giáo sư bác sĩ nha khoa Anthony R. Silvestri, Khoa phục hình và phẫu thuật nha khoa, Đại học Tufts, nhận xét.
Răng khôn dễ tổn thương vì sự phát triển của chúng - không giống như tất cả các răng khác – nó chỉ xuất hiện ở tuổi trưởng thành. Từ hai đến sáu tuổi, mầm răng khôn bắt đầu phát triển ở bốn góc trong cùng của hàm và thường xuất hiện ở giai đoạn muộn của tuổi thiếu niên hoặc giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành. Không phải ai cũng mọc răng khôn, nhưng nó thường gây ra nhiều phiền toái như mọc ngầm, mọc lệch…
Hiệp hội các bác sĩ phẫu thuật răng miệng Hoa Kỳ báo cáo rằng 9 trong số 10 người sẽ có ít nhất một răng khôn mọc ngầm, có thể gây hơi thở hôi, đau hoặc nhiễm trùng. Vì lý do này, nhiều nha sĩ khuyên bạn nên tiểu phẫu nhổ bỏ răng khôn để ngăn chặn bệnh hoặc nhiễm trùng.
Một chiếc răng khôn đang phát triển (được gọi là một mầm răng hay chồi răng) dễ bị tổn thương trong một thời gian tương đối dài vì nó quá nhỏ, không được bao bọc bởi xương và chỉ bao phủ bởi một lớp mô mỏng, mềm. Khi chồi răng đầu tiên hình thành, nó không lớn hơn đường kính của kim tiêm nha khoa. Các thủ thuật nha khoa cần gây tê như nhổ răng … Khi gây tê nha khoa được tiêm vào hàm dưới Các mô mềm xung quanh chồi răng gần nơi kim tiêm.
Bằng cách sử dụng dữ liệu hồ sơ nha khoa của Tufts, các nhà nghiên cứu chọn lọc ra các hồ sơ của bệnh nhân là trẻ em từ 2 đến 6 tuổi đã được điều trị trong các phòng khám nha khoa Tufts và đã được chụp X-quang sau 3 hay nhiều năm sau đó. Các nhà nghiên cứu cũng đã loại bỏ hồ sơ với các yếu tố gây nhiễu, chẳng hạn như phát triển răng chậm, và phân tích tổng cộng 439 vị trí nơi răng khôn có thể phát triển ở hàm dưới, từ 220 hồ sơ bệnh nhân.
Nhóm một, nhóm đối chứng (376 vị trí), gồm các bệnh nhân được chụp X-quang nha khoa và không được gây tê ở hàm dưới nơi răng khôn có thể mọc. Nhóm hai, các nhóm so sánh (63 vị trí), gồm những bệnh nhân đã được chụp X-quang đồng thời được gây tê.
Ở nhóm đối chứng, 1,9% vị trí không có bằng chứng về mầm răng khôn trên x-quang. Ngược lại, 7,9% vị trí ở nhóm so sánh (những người đã được gây tê) không có mầm răng khôn. Khả năng không có chồi răng khôn ở Nhóm so sánh nhiều gấp 4,35 lần so với nhóm đối chứng.
"Tỷ lệ thiếu răng khôn cao hơn đáng kể trong nhóm đã được gây tê nha khoa. Bằng chứng thống kê cho thấy rằng điều này không xảy ra một cách tình cờ đơn lẻ. Chúng tôi hy vọng những phát hiện của chúng tôi khuyến khích nghiên cứu ở quy mô lớn hơn và thời gian dài để để củng cố những phát hiện của chúng tôi và giúp hiểu rõ hơn cách nào để ngăn chặn mọc răng khôn", Silvestri phát biểu thêm. "Các nha sĩ đã gây tê cục bộ cho trẻ em trong gần 100 năm và có thể đã ngăn chặn hình thành răng khôn mà không biết. Phát hiện của chúng tôi mang lại hy vọng phát triển một thủ thuật để ngăn chặn mọc răng khôn."
Silvestri trước đây đã từng công bố nghiên cứu sơ bộ về sự phát triển răng khôn, đã chỉ ra rphương pháp có thể làm ngừng sự phát triển răng khôn bằng kỹ thuật không hay ít xâm lấn áp dụng cho chồi răng.
Tác giả khác của nghiên cứu là các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ thuộc Trường Nha khoa đại học Tufts gồm: Bác sĩ răng hàm mặt Gerald (Jerry) Swee, giảng viên lâm sàng tại khoa nhi nha khoa; phó giáo sư, tiến sĩ Matthew Finkelman, phó giáo sư bác sĩ Alfred Rich, Khoa nhi nha khoa; giáo sư, bác sĩ Stanley Alexander, trưởng khoa nhi nha khoa; phó giáo sư tiến sĩ Cheen Loo.
Theo ScienceDaily