Các nhà nghiên cứu tại Trường Nha Khoa, Đại học Tufts và Học Viện Forsyth vừa công bố một nghiên cứu cho thấy kẹp khăn sử dụng trong nha khoa là nơi ẩn náo của các vi khuẩn từ bệnh nhân, nha sĩ và môi trường ngay cả khi các kẹp này được tiệt trùng theo đúng quy trình tại các phòng khám nha khoa.

Mặc dù phần lớn trong số hàng ngàn vi khuẩn tìm thấy trên kẹp khăn nha khoa bị tiêu diệt ngay sau khi điều trị bằng quy trình tiệt trùng, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy vi khuẩn hiếu khí trong 40% các mẫu kiểm tra và 70% mẫu kiểm tra đã tìm thấy vi khuẩn yếm khí (hay còn gọi là kỵ khí).

alt 

 

Toàn bộ nghiên cứu có tiêu đề "Phân tích toàn diện vi khuẩn hiếu khí và yếm khí trên kẹp khăn tại phòng khám nha khoa" đã được công bố trên phụ trang số ra Tháng tư của Tạp chí Compendium of Continuing Education in Dentistry, một trong những tạp chí nha khoa hàng đầu ở Mỹ, bạn có thể xem chi tiết tại http://www.dentalbibclipbacteria.com.

"Nghiên cứu kẹp khăn sử dụng ở phòng khám nha khoa chứng minh rằng với quy trình khử trùng hiện nay, vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí có thể sống sót trên bề mặt của các kẹp khăn ngay sau khi khử trùng", Theo phó giáo sư, tiến sĩ bác sĩ nha khoa Addy Alt- Holland tại Trường Nha Khoa, Đại học Tufts và là tác giả nghiên cứu chính. "Mặc dù sự lây nhiễm  thực tế cho các bệnh nhân chưa được chứng minh, một số vi khuẩn hiện diện ở mọi nơi có thể trở thành tác nhân gây bệnh trong điều kiện thích hợp, chẳng hạn bệnh nhân hoặc bác sĩ."

Nghiên cứu phân tích 20 kẹp khăn sau khi sử dụng cho bệnh nhân điều trị tại một phòng khám răng miệng. Các kẹp khăn được lấy mẫu để xét nghiệm vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí ngay sau khi điều trị và sau đó được lấy mẫu lại một lần nữa sau khi các kẹp khăn được khử trùng bằng bông tẩm cồn lau sạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Dẫn đầu bởi nhà vi trùng học, Tiến sĩ Bruce Paster, Chủ nhiệm Khoa Vi sinh vật tại Viện Forsyth, sử dụng kỹ thuật nhận dạng phân tử, kỹ thuật này có thể phát hiện được loại 300 vi khuẩn đường miệng phổ biến nhất, để phân tích vi khuẩn các mẫu bệnh phẩm được lấy từ kẹp khăn. Kết quả phân tích được như sau:

  •  Ngay sau khi điều trị và trước khi các kẹp khăn được khử trùng, vi khuẩn răng miệng gây bệnh nha chu mãn tính đã được tìm thấy trên 65% các kẹp khăn.
  •   Sau khi khử trùng, ba kẹp khăn (15%) vẫn còn vi khuẩn Streptococcus  - vi khuẩn gây sâu răng và viêm hô hấp trên. Năm phần trăm (5%) của kẹp khăn vẫn còn là nơi ẩn náo của ít nhất một vi khuẩn từ loài vi khuẩn Staphylococcus, Prevotella và Neisseria.
  •  Ngoài ra, sau khi khử trùng, 9 kẹp khăn (45%) giữ lại ít nhất một loại vi khuẩn kỵ khí phân lập từ da.

 

"Kết quả phân tích của chúng tôi cho thấy rằng có nguy cơ thực sự lây nhiễm chéo từ kẹp khăn sử dụng trong nha khoa. Vi khuẩn răng miệng của bệnh nhân trước đó có khả năng vẫn còn tồn tại trên kẹp khăn và bệnh nhân mới có nguy cơ tiếp xúc với nhiễm trùng bằng việc sử dụng chung kẹp khăn”, tiến sĩ Paster nói. "Điều quan trọng là các bác sĩ thực hiện môi trường càng vô trùng càng tốt. Chúng ta có thể tránh tình trạng bị lây nhiễm chéo bằng cách được bằng cách khử trùng triệt để các kẹp khăn sau khi sử dụng cho mỗi bệnh nhân hoặc dùng kẹp khăn sử dụng một lần”.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các giả thuyết rằng vi khuẩn được tìm thấy trên kẹp khăn sau khi chăm sóc bệnh nhân có thể đã được truyền từ bệnh nhân và nha sĩ lên kẹp khăn bằng cách khác nhau sau:

  • Vi khuẩn răng miệng hiện diện trong nước bọt của bệnh nhân và vòi phun xịt được sử dụng trong suốt thời gian điều trị nha khoa có thể đóng góp vào sự hiện diện của vi khuẩn trên các kẹp khăn vô trùng.
  • Vi khuẩn cũng có thể được chuyển từ bàn tay đeo găng của bác sĩ nha khoa đến các kẹp khăn trong quá trình điều trị.
  • Vi khuẩn có thể được truyền từ tay của bệnh nhân đến kẹp khăn.

 

Trong một nghiên cứu trước đó được công bố trong Tháng 8 năm 2012 bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Tufts và Viện Forsyth thấy rằng 20% đến 30% kẹp khăn nha khoa vẫn còn chứa các vi khuẩn hiếu khí ngay cả sau khi khử trùng thích hợp. Bề mặt cao su của kẹp khăn kim loại là nơi ẩn náo của nhiều vi khuẩn hơn loại kẹp khăn chỉ làm bằng kim loại ngay sau khi điều trị và trước khi khử trùng. Bốn báo cáo nghiên cứu khác đã phát hiện nhiễm khuẩn trên kẹp khăn nha khoa, bao gồm cả nghiên cứu của nhà kiểm soát lây nhiễm, Tiến sĩ John Molinari, Đại học Bắc Carolina ở Chapel Hill và các trường Đại học Witten / Herdecke tại Đức.


Ghi chú:

Tại nha khoa Tân Hoàn Mỹ, việc tiệt trùng kẹp khăn được thực hiện như là tiệt trùng các dụng cụ kềm, gương, kẹp gắp … và được hấp bằng nồi áp suất nước (Autoclave) với áp suất 2,1KG/cm2 với nhiệt độ 134o trong thời gian là 30 phút nên đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Xem thêm quy trình vô trùng.

Theo ScienceDaily