Các bà mẹ muốn cho con cái của họ tất cả mọi điều tốt đẹp nhất, nhưng một người mẹ với các vấn đề sức khỏe răng miệng có thể để lại những di chứng không tốt cho con cái của họ, theo các nhà nghiên cứu ở New Zealand.

alt

Bà mẹ nào cũng mong muốn cho con những điều tốt đẹp nhất

(Hình ảnh chỉ có tính chất minh họa)

Một nghiên cứu kéo dài 27 năm cho thấy rằng những bà mẹ với sức khỏe răng miệng kém có khả năng có con cũng là người có sức khỏe răng miệng kém khi trưởng thành. Nghiên cứu được công bố trực tuyến trên Tạp chí Nghiên cứu Nha khoa (ngày 19 tháng 1 năm 2011).

Hơn 1.000 trẻ em sinh ra ở New Zealand vào năm 1972 và 1973 đã được kiểm tra vào lúc 5 tuổi. Hơn 900 người tham gia đã được kiểm tra một lần nữa ở tuổi 32. Sức khỏe răng miệng của người tham gia được so sánh với bản tự khai về sức khỏe răng miệng của 835 bà mẹ vào năm 1978.

Gần một nửa (45%) trong số số trẻ em có bà mẹ tự đánh giá sức khỏe răng miệng của họ là "rất kém" bị sâu răng nặng, và bốn trong mỗi 10 người tham gia đã bị mất răng khi trưởng thành.

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng sự kết hợp các yếu tố di truyền và các yếu tố nguy cơ môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng-bao gồm cả tình trạng kinh tế/xã hội, thái độ, niềm tin và kiến thức về sức khỏe răng miệng được truyền từ mẹ sang con.

Các nhà khoa học nói rằng điều quan trọng là các bà mẹ nên đến khám nha sĩ thường xuyên, cải thiện sức khỏe răng miệng của họ và giáo dục con trong thực hành tốt sức khỏe răng miệng.

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyên các bậc cha mẹ nên dạy trẻ em tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng khi còn bé, vì vậy khi lớn lên chúng sẽ tiếp tục các thói quen tốt sẽ góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể của chúng. Vệ sinh răng miệng, cũng giống như chế độ ăn uống và tập thể dục là yếu tố quan trọng khi dạy trẻ em làm thế nào để giữ cho mình khỏe mạnh.

Cha mẹ nên làm sạch nướu của bé với một miếng gạc sạch thấm nước hoặc khăn sau mỗi lần cho bú. Khi răng bắt đầu xuất hiện, đánh răng cho trẻ với một bàn chải có kích thước phù hợp với nước lã và bắt đầu dùng chỉ nha khoa khi có ít nhất hai răng bắt đầu chạm nhau.

Bắt đầu khám răng thường xuyên khi bé được một tuổi.

Khi lên sáu, bảy tuổi, trẻ em nên đánh răng hai lần một ngày nhưng cần thường giám sát trẻ cho đến khoảng 10 hoặc 11 tuổi để đảm bảo rằng chúng đang làm việc này một cách kỹ lưỡng. Vì mỗi đứa trẻ là khác nhau, nên bạn có thể nhờ nha sĩ xác định xem con của bạn đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách chưa.

Cha mẹ nên đảm bảo rằng trẻ em tiếp tục đến thăm khám bác sĩ nha khoa thường xuyên. Và trám răng cho trẻ khi phát hiện bị sâu răng.

Cần nhắc nhở thanh thiếu niên về thực hành tốt vệ sinh răng miệng, tầm quan trọng của kiểm tra răng miệng thường xuyên và sự lựa chọn thực phẩm và nước giải khát, lợi ích của việc sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm, và những rủi ro của việc mang xâu khuyên miệng và sử dụng thuốc lá.

Theo  ADA.ORG